Chính Ngài là ĐỨC CHÚA, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Chính Ngài đã tạo dựng các tầng trời, các tầng trời cao ngất, cùng toàn thể thiên binh; chính Ngài đã tạo dựng trái đất với muôn vật khắp nơi, biển khơi cùng muôn loài trong đó. Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài; và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan (Nkm 9:6).
CÓ AI Ở BÊN NGOÀI VŨ TRỤ?
Bạn có thể tin rằng người ngoài hành tinh đã gởi sự sống tới trái đất này từ một giải ngân hà rất xa (tiền đề của vở kịch đáng nhớ từ năm 2004, AVP: Alien vs. Predator – Người Ngoài Hành Tinh đối với Thú Ăn Thịt).
Bạn có thể tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đã giấu giếm điều gì đó ngoài không gian trong vùng bí ẩn Area 51 của Nevada. Hoặc bạn có thể tin rằng chắc chắn có sự sống ở các hành tinh khác. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng giả định rằng sự sống sẽ nảy sinh ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ này. Nhưng chứng cớ mới của khoa vũ trụ học lại nói trái ngược.
Thực tế là chúng ta đang sống trên một hành tinh rất hiếm hoi với thái dương hệ và giải ngân hà. Chúng ta hãy “xem xét” trái đất hiếm hoi của chúng ta:
1. NƯỚC. Trái đất có rất nhiều nước, mà nước rất cần cho cuộc sống. Sao Hỏa đã từng có nước, nhưng nay không còn, do đó có thể đã có sự sống ở đó. Nhưng nước chỉ là một trong nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống.
2. Ô-XY. Trái đất là hành tinh duy nhất trong thái dương hệ mà chúng ta có thể hít thở. Cố gắng hít thở ở các hành tinh khác, như Sao Hỏa hoặc Sao Kim, thì người ta sẽ chết ngay. Sao Hỏa không có không khí, Sao Kim có nhiều đi-ô-xít các-bon và hầu như không có ô-xy.
3. KHOẢNG CÁCH. Nếu trái đất chỉ gần mặt trời thêm 1%, nước biển sẽ bốc hơi hết, ngăn cản sự sống. Mặt khác, nếu hành tinh của chúng ta chỉ xa mặt trời thêm 2%, nước biển sẽ đóng băng và không có mưa, khiến sự sống không thể hiện hữu.
4. HOẠT ĐỘNG. Các khoa học gia nói rằng nếu hoạt động kiến tạo địa tầng lớn hơn, sự sống con người không thể được nâng đỡ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ ảnh hưởng xấu vì tăng độ sáng của mặt trời. Nhưng nếu hoạt động đó nhỏ hơn, các dưỡng chất cần cho sự sống sẽ không được sử dụng đủ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ không bù vào việc làm tăng độ sáng của mặt trời.
5. TẦNG Ô-ZÔN. Có sự sống trên trái đất vì tầng ô-zôn ở mức an toàn cho sự cư trú. Tuy nhiên, nếu mức độ của tầng ô-zôn giảm hoặc tăng, cây cối sẽ không phát triển đủ để con người hiện hữu. Để có thể sống, các thứ này và nhiều điều kiện khác phải đúng mức rất chuẩn.¹
Các giáo sư Peter Ward và Donald Brownlee, thuộc ĐH Washington, kết luận trong cuốn “Rare Earth” (Trái Đất Hiếm Hoi), rằng các điều kiện cần thiết để sống phải là rất hiếm trong vũ trụ “không chỉ là sự sống, mà sự sống đơn giản nhất của động vật cũng rất hiếm trong giải ngân hà và trong vũ trụ”.² Điều này dẫn tới kết luận: “Rất có thể chỉ có chúng ta ở trong vũ trụ này”.³
Nếu hai giáo sư Ward và Brownlee đúng thì điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Khoa học gia Michael Denton, nhà nghiên cứu về hệ gien phân tử tại ĐH Otago ở New Zealand, cho chúng ta biết tại sao điều này mở ra cuộc thảo luận về tầm quan trọng của con người trong vũ trụ duy nhất của chúng ta.4
Không có lý thuyết hoặc khái niệm nào của con người có thể dám táo bạo tuyên bố điều gì về bầu trời và mọi loài. Và ngày nay, 400 năm sau cuộc cách mạng khoa học, lý thuyết lại nảy sinh. Trong các thập niên cuối của thế kỷ XX, sự đáng tin được nâng cao nhờ các phát hiện trong vài ngành khoa học nền tảng.
Có vẻ lố bịch khi nói rằng sự sống là dấu vết nhỏ gọn nhất trong vũ trụ của hằng ngàn tỷ tỷ ngôi sao. Nhưng thật bất ngờ vì trái đất có vẻ đứng riêng biệt trong cả một vũ trụ không có sự sống, một thực tế đã được phác họa trên tạp chí National Geographic thế này: “Nếu sự sống phát triển qua các quá trình tự nhiên trên trái đất, điều tương tự có thể xảy ra ở các thế giới khác. Nhưng khi chúng ta nhìn vào không gian, chúng ta không thấy môi trường nào có sự sống”.
Chúng ta thấy các hành tinh khác không thể có sự sống. Thật vậy, chúng ta thấy mọi hành tinh khác và mặt trăng là những nơi nóng, tối tăm, băng giá, và có vẻ không có cách nào khác là một thế giới chết mà thôi.5
Vô số các giá trị chính xác cần cho sự sống đã đối mặt các khoa học gia với những điều bí ẩn hiển nhiên. Stephen Hawking đã nhận xét: “Sự thật quan trọng là các giá trị này có vẻ rất phù hợp để làm cho sự sống phát triển”.6
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Y-Jesus.org)
_______________________________
1 Hugh Ross, The Creator and the Cosmos, 3rd ed. (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 175-199.
2 Peter D. Ward and Donald Brownlee, Rare Earth (New York: Copernicus, 2000).
3 William J. Broad, “Maybe We Are Alone in the Universe After All”, New York Times, (February 8, 2000), 1-4.
4 Michael J. Denton, Nature’s Destiny: How the Laws of Biology Reveal Purpose in the Universe (New York: The Free Press, 1998), 3-4.
5 Joel Achenbach, “Life Beyond Earth”, National Geographic (January, 2000, Special Millennium Issue), 45.
6 Hawking, 124.