Home / Chia Sẻ / THIÊN CHÚA LÀ MỌI NHU CẦU CỦA CHÚNG TA

THIÊN CHÚA LÀ MỌI NHU CẦU CỦA CHÚNG TA

THIÊN CHÚA LÀ MỌI NHU CẦU CỦA CHÚNG TATrong văn hóa cho thấy sự tách rời như một dạng thờ ơ hoặc lãnh đạm, thì chính sự tách rời đó tạo sự xa cách và khinh miệt đối với những người thực sự muốn đào sâu đời sống nội tâm của họ. Nhưng sự tách rời đó có thể là thánh thiêng. Chúng ta nghe nói từ ngữ đó theo ý nghĩa đầu hàng hoặc từ bỏ, như trong cách nói “tuân theo ý Chúa” hoặc “theo sự quan phòng của Chúa.” Làm sao có thể phân biệt sự khác nhau giữa sự tách rời theo thế gian và theo tâm linh?

Sự tách rời theo trần tục là do ích kỷ. Người ta xa lánh thế gian vì sợ hãi, lo lắng, tự mâu thuẫn, tức giận, và vì nhiều lý do ích kỷ khác. Cùng với sự tấn công của các phương tiện truyền thông và đa dạng các thiết bị điện tử liên quan internet, đó là lý do khá phổ biến đối với nhiều người trong chúng ta, không còn khoảng cách giữa cảm xúc và tâm linh, làm cho thiếu đức ái đối với người khác – kể cả đối với kẻ thù. Dạng tách rời này khiến chúng ta thu mình lại trong vỏ ốc, để chúng ta bắt đầu (hoặc tiếp tục) tạo nên các rào cản bao quanh trái tim mình, bảo vệ mình khỏi bị tổn thương.

Tuy nhiên, sự nhạy cảm cần có để tình yêu thương phát triển. Khi chúng ta cứ ở trong vùng an toàn của mình, chúng ta không thể gặp được vẻ đẹp của sự sinh ra. Dĩ nhiên sự sinh này là phép ẩn dụ về những khởi đầu mới khi chúng ta dám từ bỏ mình để theo ý Chúa. Không ai muốn mất mát. Thật vậy, người ta thích ẩn náu hơn là lộ diện khi cần – với một người hàng xóm đau yếu, một thành viên gia đình cô đơn, một người bạn đau khổ,…

Sự tách rời về tâm linh, theo đúng nghĩa, liên quan sự “làm rỗng” chính mình. Thông thường, khi một linh hồn đang tiến tới trên đường nhân đức, Thiên Chúa ra dấu hiệu để tới sự tách rời về tâm linh. Dạng tách rời này là cơ hội đổi mới, phát triển, trở nên nhỏ bé hơn trong cuộc sống, chứ không là sự tách rời ích kỷ sinh ra tính hư nết xấu. Sự tách rời về tâm linh tâm linh làm giảm bớt chia trí, giảm bớt xung đột cảm xúc và tinh thần, giảm bớt các mối quan hệ vô bổ, những thứ hủy hoại tính chính trực của chúng ta.

Ngay cả các mối quan hệ lành mạnh cũng có thể làm cản trở sự phát triển tâm linh của chúng ta, không chỉ vì chúng xuất hiện mà còn vì cách chúng ta đối xử với chúng. Khi chúng ta muốn có mối quan hệ với con người hơn với Thiên Chúa, khi chúng ta muốn xác định và nhận biết từ những người bạn của chúng ta, khi chúng ta hy vọng được kể vào số các bạn bè trong các cuộc nhóm họp hoặc chuyện trò, chúng ta biểu lộ mức bất an nào đó nhưng lại cố che giấu.

Thiên Chúa xứng đáng là Vua cai trị tâm hồn chúng ta. Khi chúng ta lấp đầy cuộc đời, tư tưởng, và ngày tháng bằng sự bận rộn và các chi tiết – dù là chi tiết tốt, chúng ta tước đoạt của Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài; nghĩa là chúng ta từ chối Thiên Chúa bằng cách khỏa lấp lòng mình đầy mọi thứ chứ không phải là Thiên Chúa. Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy có khoảng trống thì Thiên Chúa mới làm chúng ta thỏa mãn. Muốn vậy thì cần có sự cắt tỉa đau đớn và thanh tẩy, bởi vì chúng ta không dễ dàng từ bỏ những thứ dính líu. Nhưng khi chúng ta hoàn toàn đầu hàng Thiên Chúa, kể cả sự cô đơn hoặc ước muốn được người khác thán phục thì chúng ta mới bắt đầu bước thứ nhất tiến tới sự tách rời về tâm linh thánh thiện.

Sự tách rời theo thế gian gây ra bối rối, xáo trộn và thiếu đức ái, còn sự tách rời về tâm linh luôn làm tăng khả năng yêu thương. Khi có ít cái tôi thì có chỗ rộng dành cho Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Do đó, tình yêu nhân lên trong chúng ta khi chúng ta để cho Thiên Chúa kéo chúng ta tới gần Ngài bằng cách tách rời khỏi các ước muốn trần tục và ích kỷ.

Ngay cả những điều tốt và những người tốt cũng có thể kéo chúng ta xa Thiên Chúa, và kẻ thù biết điều này, đó là lý do chúng ta phải luôn cảnh giác và cẩn trọng về thói quen hằng ngày của chúng ta, cùng với những gì liên quan các thói quen đó. Để bắt đầu tiến tới sự từ bỏ thật theo sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta phải tự vấn: “Cách đối xử này (tư tưởng, thái độ, thói quen) làm vinh danh Chúa hay vinh danh chính tôi?” Câu trả lời cho chúng ta phát hiện nhiều bằng cách thức của những gì tạo ra sự tách rời theo thế gian – đối lập với Thiên Chúa.

Dĩ nhiên sự mong muốn có tình bạn thế gian cũng phản ánh sự khao khát Thiên Chúa đích thực. Vì chúng ta không thể chạm vào Thiên Chúa như chúng ta ôm người thân, chúng ta cũng lầm tưởng mong muốn Thiên Chúa cũng là nhu cầu về tình bạn hoặc dạng tương tự nào đó về tình cảm, trí tuệ, hoặc tâm linh. Tuy nhiên, nếu chúng ta không mắc lừa, chúng ta phải để cho Thiên Chúa hành động với chúng ta như Ngài muốn, ngay cả khi chúng ta mất hết những gì đã thân thiết hoặc quen thuộc.

Một trường hợp đã xảy ra với tôi vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 2014. Tôi dự lễ một mình, còn Ben và các bạn gái dự lễ dành cho trẻ em. Cơ hội đó cho tôi nhận thức cần thiết để xác định sự giày vò trong lòng tôi từ mấy tuần qua. Cách mà Chúa Thánh Thần hoạt động trong tôi thường là “sự bồn chồn thánh thiện” hoặc sự xáo trộn đặc biệt trong lòng giống như sự gõ nhẹ mà Thiên Chúa có thể làm cho tôi chú ý.

Trong Thánh Lễ, tôi cảm thấy Thiên Chúa yêu cầu tôi tách ra khỏi giáo xứ mà chúng tôi đã sống hơn 6 năm qua. Khi tôi nhìn quanh và thấy đa số là người quen, tôi biết mình cần tách mình ra khỏi họ để nhân biết Thiên Chúa đang muốn tôi làm gì. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là tôi thờ ơ với họ. Ngược lại, tôi yêu thương họ nhiều hơn, nhưng tôi không nên lệ thuộc họ nữa.

Khi tôi nhận ra cách mình lệ thuộc vào bạn bè để có những cuộc chuyện trò, niềm an ủi, sự xác định, và niềm vui cho cuộc sống, rõ ràng tôi có những thứ dính líu không lành mạnh, không thánh thiện. Tôi cần họ để khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn là sự cô đơn, nỗi sợ hãi, và sợ bị phản bội. Nhưng khi Thiên Chúa mặc khải cho tôi biết rằng tôi phải tách mình ra khỏi cảm giác yêu thương, bạn bè, tôi biết đó là một bước tiến tới mức đặc biệt về sự từ bỏ mà Ngài đang mời gọi tôi.

Cũng như các lĩnh vực khác về sự tiến bộ nội tâm, sự tách rời thường xảy ra dần dần, từng bước, ngày này qua ngày khác. Dĩ nhiên, mục đích chính là chúng ta tách khỏi những gì không là Thiên Chúa hoặc không thuộc về Ngài, nhưng đối với hầu hết chúng ta thì điều này phải mất cả đời để phát triển với nhiều thứ khó khăn. Những lần chúng ta tiến tới sự từ bỏ đích thực là nhờ ân sủng dồi dào, và những lúc chúng ta thất vọng vì gặp nhiều khó khăn thì đó chính là cơ hội để chúng ta phát triển nhân đức khiêm nhường bằng cách chịu đựng, nhịn nhục.

Cuối cùng, chúng ta phải nhận biết mình cần lệ thuộc vào Thiên Chúa để làm mọi điều tốt lành, thay vì cần người khác hoặc các vật sở hữu của mình, chúng ta có thể biến đổi các ước ước muốn khác thường của chúng ta thành các ước muốn liên quan Thiên Đàng. Khi nào Thiên Chúa trở nên mọi sự mà chúng ta cần, chúng ta sẽ phát hiện khả năng yêu mến Ngài và những người mà Ngài đặt vào cuộc đời của chúng ta – hoàn toàn tự do, trung tín, và sinh hoa kết quả.

JEANNIE EWING

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Miền Tháng Giêng – 2020

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …