Được gợi hứng bởi các dự án của NASA, các lời tiên tri và các sự kiện lịch sử, tác giả John Hagee đã nhìn bầu trời và thấy sự lạ mà chúng ta không thấy. Ông nói có 4 lần nguyệt thực đỏ như máu sắp xảy ra. Điều đó khiến nhân loại đang khủng hoảng vì… sợ hãi!
Trong cuốn “Four Blood Moons: Something Is About to Change” (Bốn Mặt Trời Máu: Điều Gì Đó Sắp Thay Đổi), Hagee cho biết: “Hơn 500 năm qua, các dạng mặt trời đỏ như máu đã xuất hiện vào đầu tiên của Lễ Vượt Qua, cứ ba năm một lần.” They were connected to some of the most significant dates in lịch sử Do Thái: 1492 (năm cuối cùng của Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha khi người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha), 1948 (Israel và Cuộc Chiến Giành Độc Lập), và 1967 (Cuộc Chiến Sáu Ngày, Israel đã chiến thắng hiển hách).
Thiên Chúa có dùng trời để công bố các sự kiện quan trọng? Ngôi sao lạ ở Belem thì sao? Chương 2 sách Giôen và chương 2 sách Công Vụ đều đề cập: “Ở dưới đất cũng như trên trời, Ta sẽ cho xuất hiện nhiều điềm lạ là máu, lửa và cột khói.” (Ge 2:30; Cv 2:19)
Hagee nói: “Ngay cả các thiên thể cũng được tay Chúa kiểm soát, tiên báo các sự kiện cho nhân loại biết. Không có các sự ngẫu nhiên của mặt trời hoặc mặt trăng.” Chuỗi 4 mặt trời máu kế tiếp đã xảy ra vào các dịp lễ của người Do Thái là Lễ Vượt Qua [1] và Lễ Lều Tạm [2] trong năm 2014 và 2015.
Chúa Giêsu cho biết các dấu lạ trên trời: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21:25-28) Trong cuốn “Four Blood Moons,” Hagee viết: “Lịch sử thế giới sẽ thay đổi mãi mãi, và Thiên Chúa đang gởi các sứ điệp cho chúng ta bằng cách nói với chúng ta qua bầu trời – dùng 4 mặt trời đỏ như máu; vấn đề là chúng ta có chịu lắng nghe hay không.”
Hagee viết: “Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao được liên kết sai lầm với Israel và lời tiên tri trong Kinh Thánh. Thiên Chúa sẽ dùng chúng để thắp sáng bầu trời với sứ điệp khẩn cấp dành cho nhân loại. Ngài nói gì với chúng ta? Quá khứ giữ bí mật đối với tương lai như thế nào.”
Chú ý! Hagee nói: “Sứ điệp của Thiên Chúa rất khẩn nói rằng Ngài sắp xếp mặt trời và mặt trăng tới mức hoàn hảo để tạo ra bộ tứ (tetrad) là 4 mặt trăng máu nối tiếp nhau. Ngài không làm vậy chỉ một lần, mà các bộ tứ liên kết với lịch sử Do Thái đã xảy ra chỉ ba lần trong vòng hơn 500 năm. Và điều này sẽ xảy ra lần thứ tư.”
Ngày của Chúa: “Ở dưới đất cũng như trên trời, Ta sẽ cho xuất hiện nhiều điềm lạ là máu, lửa và cột khói. Mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng hóa thành máu, trước khi Ngày của Đức Chúa xuất hiện, Ngày vĩ đại, kinh hoàng.” (Ge 2:30-31) Hagee giải thích về các sứ điệp này: “Khi bạn sớm nhận biết, Thiên Chúa sẽ nói với chúng ta qua bầu trời, qua các Mặt Trăng Máu. Sứ điệp của Ngài sẽ tỏ hiện cho thế giới thấy.”
Về sở hữu đất đai: “Thiên Chúa toàn năng tạo dựng quốc gia Do Thái và thề bảo vệ nước này. Từ chính khách Harman tới Hitler, từ gã khổng lồ Gôliát tới Iran, từ Pharaô tới Putin, hoặc bất kỳ kẻ bách hại nào muốn tiêu diệt Israel sẽ bị hủy diệt dưới bàn tay quyền năng của Thiên Chúa.”
Về dấu hiệu vĩ đại: “Nếu Thiên Chúa ban cho Giôsua và Hêdêkia một dấu lạ trên trời, nếu Ngài đã cho một dấu chỉ trên trời là ánh sao để hướng dẫn các nhà thông thái tới Belem – nơi sinh của Đấng Cứu Thế, vậy tại sao Ngài lại không tiếp tục nói với chúng ta qua các dấu chỉ.” Hagee cho biết: “Sẽ có 4 mặt trời đỏ như máu xuất hiện trong tương lai gần. Cơ quan NASA đã cho biết rằng điều này sẽ là lần xuất hiện cuối cùng của bộ tứ trong thế kỷ XXI. Sự kiện lịch sử nào sẽ xảy ra? Quan trọng hơn, Thiên Chúa sắp nói gì với nhân loại?”
Bạn có theo dõi các dấu lạ hay không?
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
[1] Lễ Vượt Qua (Passover hoặc Pesach) là lễ quan trọng của người Do Thái. Họ mừng Lễ Vượt Qua để nhớ việc Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập hơn 3.300 năm trước vì các Pharaô, họ trở thành quốc gia tự do dưới quyền lãnh đạo của Môsê. Sự kiện này có ghi lại trong sách Xuất Hành.
Lễ Vượt Qua bắt đầu ngày 15 tháng Nisan (theo lịch Do Thái) và kéo dài 7 ngày (dân Israel) hoặc 8 ngày (cộng đồng Do Thái). Trong Do Thái giáo, ngày bắt đầu từ chiều tối và kéo dài tới chiều tối hôm sau. Như vậy, ngày đầu của Lễ Vượt Qua bắt đầu từ chập tối ngày 14 tháng Nisan và kết thúc vào chập tối hôm sau, tức là ngày 15 tháng Nisan. Ở Bắc bán cầu, Lễ Vượt Qua diễn ra vào mùa Xuân. Đó là một trong các ngày nghỉ quan trọng của người Do Thái. Khi Pharaô phóng thích dân Israel, họ vội vàng đến nỗi không thể chờ đến lúc bánh lên men, nghĩa là họ ăn bánh không men (matzo). Do đó, ăn bánh không men trong Lễ Vượt Qua trở thành truyền thống.
Về lịch sử, cùng với Lễ Shavuot (Lễ Ngũ Tuần) và Lễ Sukkot (Lễ Lều Tạm), Lễ Vượt Qua là một trong ba lễ có hành hương (Shalosh Regalim), toàn dân xứ Giuđê hành hương tới Đền thờ tại Giêrusalem. Người Samari cũng hành hương tới Núi Gerizim, nhưng chỉ có nam giới tham dự buổi thờ phượng chung.
[2] Lễ Lều Tạm (Sukkot, Succot hoặc Sukkos – số nhiều là Sukkah) là lễ của người Do Thái, cử hành vào ngày 15 tháng Tishrei (khoảng từ cuối tháng 9 tới cuối tháng 10 dương lịch). Đây là một trong ba lễ mà người Do Thái phải hành hương tới Đền thờ Giêrusalem. Kỳ nghỉ lễ kéo dài 7 ngày (8 ngày trong cộng đồng Do Thái). Ngày thứ nhất (và ngày thứ nhì trong cộng đồng Do Thái) là ngày nghỉ (yom tov), tượng tự ngày Sabbát, phải kiêng việc xác.
Lễ Lều Tạm là dịp dân Israel tưởng nhớ cảnh ăn ở tạm bợ suốt 40 năm trong sa mạc sau cuộc xuất hành thoát cảnh nô lệ từ Ai Cập. Trong dịp lễ này, các bữa ăn phải ăn trong các lều tạm, một số người còn ngủ nghỉ tại đó.
Dcr 14:16-19 cho biết: “Sau đó, mọi người còn sót lại từ mọi dân tộc đã tiến đánh Giêrusalem, hằng năm sẽ lên thờ lạy Đức Vua, tức là Đức Chúa các đạo binh, và mừng lễ Lều. Thị tộc nào trong các thị tộc trên cõi đất không lên Giêrusalem thờ lạy Đức Vua, tức là Đức Chúa các đạo binh, thì sẽ không có mưa cho chúng. Nếu thị tộc Ai Cập không lên và không đến thì nó sẽ phải chuốc lấy tai ương mà Đức Chúa đã giáng xuống các dân tộc không lên mừng lễ Lều. Đó sẽ là án phạt dành cho Ai Cập và án phạt dành cho mọi dân tộc không lên mừng lễ Lều.” Còn Ds 29:1-38 cho biết những việc phải làm trong 8 ngày lễ.