Home / Chia Sẻ / THIÊN CHÚA ẨN GIẤU

THIÊN CHÚA ẨN GIẤU

ThienChuaangiauCách đây vài năm, một nhà vật lý hạt nhân đã nói với tôi: “Người ta không thể hiểu được vật lý hiện đại.” Tôi có thể tin vì anh ấy đang dạy vật lý hạt nhân tại Đại Học Toronto. Tôi lập luận rằng bạn có thể cần bằng cấp cho công việc đó, và để có được chúng, bạn phải vượt qua một bài kiểm tra.

Nhưng hiểu một điều gì đó và vượt qua một bài kiểm tra, như nhiều học sinh đã vượt qua, là hai điều khác nhau. Và cái này có thể không tương thích với cái kia.

Một ví dụ về điều này từ vật lý học có thể là thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn) sẽ đánh bại tất cả các giải thích khác về nguồn gốc vũ trụ đối với tính hợp lý. Giống như bất kỳ lý thuyết nguồn gốc vũ trụ nào, nó không thực sự cho chúng ta biết thế giới đã bắt đầu như thế nào. Nó không thể giả vờ là “khoa học cố định,” những người không phải là khoa học gia thể hiện sự giả vờ.

Cái gì đến trước Big Bang? Niềm tin tôn giáo (không là khoa học) có thể gợi ý rằng Thiên Chúa đã ở đó trước, và là “điều kỳ dị.” Nhưng Thiên Chúa không phù hợp với một điều kỳ dị, đó chỉ là một từ ngữ. Sự thật là chúng ta chưa và không thể có manh mối về điều gì sẽ xảy ra nếu có bất cứ điều gì xảy ra trước đó. Điều đó không chỉ không thể phát hiện, mà còn không thể tưởng tượng được.

Đức ông Georges Lemaître, người Bỉ và nhà vật lý tài giỏi, đã đưa ra giả thuyết về Vụ Nổ Lớn, đã phải đối phó với một giáo hoàng là một người đam mê khoa học, đã tin vào lý thuyết của Lemaître quá nhanh và đâu ra đấy. Chính Lemaître đã phải nói với ĐGH Piô XII về sự phấn khích của mình, vì ông nghĩ (như nhiều người vẫn nghĩ) rằng con người sắp chứng minh Thiên Chúa, thông qua khoa học.

Đức ông Lemaître thừa nhận rằng lý thuyết vũ trụ của ông phù hợp với lời tường thuật trong sách Sáng Thế, nhưng ông biết rằng sự hài hòa không phải là đặc tính. Công Đồng Vatican I đã giải quyết vấn đề này, trong phần trình bày về Fides et Ratio – Đức Tin và Lý Trí. Công Đồng đã lên án chủ nghĩa duy lý khi không có niềm tin, nhưng cũng lên án chủ nghĩa duy tâm, đó là niềm tin không có lý trí.

Điều thứ hai là lỗi phổ biến ngày nay, tôi nghi rằng đó là lý do mọi người, kể cả các khoa học gia, vẫn mắc phải mà không cần suy nghĩ. Nhưng cũng giống như những tà thuyết khác, người ta có thể ngả theo cả hai phía.

Đức ông Lemaître – một người thực sự phi thường, có thành tựu văn hóa rộng rãi, như người ta học được từ cuốn tiểu sử xuất sắc của Dominique Lambert – là người sửa chữa sai lầm có cơ hội bình đẳng. Không chỉ có giáo hoàng mới sửa chữa giáo lý Công giáo. Ông cũng là người nổi tiếng trong việc sửa lý thuyết vật lý của Albert Einstein.

Vũ trụ tĩnh của Einstein mâu thuẫn với thuyết tương đối của chính ông. Đức ông Lemaître đã cho thấy rằng nó chỉ có thể phù hợp với một vũ trụ đang giãn nở. Phải mất một thời gian Einstein mới nhận ra mình đã sai, trong khi ĐGH Piô XII hiểu quan điểm của Công giáo khá nhanh.

ĐGH Piô XII đã đi vào “thuyết tương hợp” (concordism – Nỗ lực khám phá khoa học, đặc biệt là về nguồn gốc của thế giới, trùng khớp với Kinh Thánh), như chúng ta đôi khi gọi nó ngày nay, một trong những dị giáo Công giáo nhẹ hơn, mặc dù vẫn có thể gây hại tiềm ẩn. Đó là tin rằng thế giới tự nhiên, như được mô tả trong Kinh Thánh, có thể được mô tả một cách khoa học theo cùng một cách.

Luôn có cám dỗ (giống như các dị giáo khác) về việc tưởng tượng rằng Thiên Chúa, với tư cách là người truyền cảm hứng cuối cùng cho Kinh Thánh, đang thúc đẩy sự phát triển trong các thế kỷ sau và để lại những gợi ý cho những người đam mê khoa học trong tương lai thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của họ.

Thiết tưởng chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa không quá thân thiện với họ. Sự thật siêu nhiên không đồng nhất với sự thật tự nhiên, mặc dù chúng có thể hài hòa. Thật vậy, tôi nhận thấy rằng Kinh Thánh đã đi xa đến mức gợi ý điều này khi đọc sách Isaia. Nhưng đây là ảnh hưởng của thi ca hơn là của khoa học.

Nói rằng Kinh Thánh là một tác phẩm thi ca không phải là vô tình hạ thấp nó. Vì thơ có thể còn khó tiếp cận hơn khoa học đối với người được giáo dục trong điều kiện hiện đại. Thậm chí chúng ta không bắt đầu đánh giá cao chức năng của nó trong sự hiểu biết của chúng ta về thế giới mà Thiên Chúa đã tạo dựng.

Thơ không “chỉ là những từ ngữ” cũng như Thánh sử Gioan không là chuyện phiếm. Có rất nhiều điều lớn lao mà chúng ta sẽ phải học lại.

Ngay cả những gì đúng theo nghĩa đen cũng có thể được nâng lên thành thi ca, trước sự hiện diện của thần thánh. Chính Chúa Kitô, cùng lúc là người Palestin và là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Ngài không thể quy giản về các yếu tố sinh học, chúng ta cũng vậy. “Con Người” mà chúng ta mô tả bằng ngôn ngữ, không phải là một đối tượng vật chất đơn thuần, và không thể bị bác bỏ như thể Ngài là vậy. Mô tả đầy đủ về Ngài cuối cùng phải vượt ra ngoài khoa học, như hầu hết các khoa học gia hiểu.

Với vũ trụ và Vụ Nổ Lớn cũng vậy. Mô tả của Đức ông Lemaître về “quả trứng vũ trụ vi phân” mà nó xuất ra từ đó có thể dùng như một phép ẩn dụ, và thông qua toán học như một hình thức thi ca, bổ sung cho câu chuyện về Sáng Thế. Nó sẽ làm như vậy ngay cả khi Sáng Thế được chấp nhận là đúng theo nghĩa đen: vì sự thật khoa học vẫn là điều khác.

Nhưng những gì “thực sự” đã xảy ra ở phần đầu của Sáng Thế là điều mà trong điều kiện tự nhiên và hiện tại, chúng ta không thể biết được, bởi vì chúng ta không có mặt ở đó khi vũ trụ được hình thành. Đức tin không đòi hỏi chúng ta phải giả vờ rằng mình biết điều mình không biết. Chỉ có người theo thuyết tín ngưỡng luận (fideism) mới có thể đi xa đến vậy và đi vào thế giới của thuyết tương hợp.

Chúng ta hãy là người Công giáo trong giây lát. Thiên Chúa không mong đợi chúng ta nói dối vì lý do tôn giáo, hoặc vì bất kỳ lý do nào khác. Chúng ta không thể tuyên bố, hoặc ám chỉ một cách rụt rè, về kiến thức vượt quá khả năng của mình. Chúng ta chấp nhận truyền thống và coi trọng nó theo cách riêng của nó, đủ quá mức – không giảm bớt hay thổi phồng yêu cầu của nó đối với chúng ta.

Như các Kitô hữu xác định, nếu có một Thiên Chúa có thể thoáng thấy nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống và chết, thì chúng ta chấp nhận thần tính và uy quyền của Ngài. Nhưng chúng ta không quả quyết rằng chúng ta là Đức Kitô, nếu niềm tin của chúng ta được ký thác một cách chính xác.

Nghĩ lại về vị giáo sư vật lý đã nói trên đây, người mà công việc của ông là dạy những gì ông ấy hoàn toàn không hiểu, tôi thấy có một ý nghĩa nào đó. Chúng ta phải khiêm tốn khi đối mặt với những điều siêu nhiên. Và giống như Đức ông Lemaître, chúng ta nên biết những gì chúng ta không thể biết.

DAVID WARREN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Đại lễ Giáng Sinh – 2022

Xem thêm

Lc 2, 1-14

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, CỦA LM ANTÔN NGUYỄN VĂN ĐỘ

Cửa Thánh mở – Niềm vui Chúa ra đời SUY NIỆM ĐÊM GIÁNG SINH (Lc …