Home / Tiêu Điểm / Thị kiến thần nghiệm đã biến đổi Blaise Pascal

Thị kiến thần nghiệm đã biến đổi Blaise Pascal

Blaise Pascal là một trong những học giả quan trọng nhất của thế kỷ XVII. Ông là nhà khoa học, toán học, nhà phát minh, nổi tiếng vì nhiều đột phá. Ông cũng là người Công giáo sốt sắng và đã viết một trong những tác phẩm biện giáo lớn nhất của thời đại mình.

Nhưng không phải lúc nào ông cũng có đức tin mạnh, và có lúc còn không có đức tin. Sau khi dành gần như cả đời vào kiểu lòng đạo trên danh nghĩa, ông có được một cảm nghiệm biến đổi sâu sắc, một thần nghiệm.

Blaise Pascal

Pascal sinh tại Pháp vào năm 1623. Ông là con thứ hai trong ba người con, mẹ ông mất khi ông mới 3 tuổi. Vài năm sau, cha ông dời cả nhà đến Paris.

Sự thông minh của Pascal đã lộ rõ từ lúc còn nhỏ, nên cha ông quyết định dạy riêng cho ông ở nhà. Và việc này đã sinh hoa kết trái, khi mới 16 tuổi, Pascal đã có những bước đột phá trong toán học và còn tranh luận hàn lâm với các nhà toán học chuyên ngành. Đến năm 19 tuổi, ông đã phát minh ra máy tính tự động, và bán cho nhiều gia đình giàu có trên khắp châu Âu. Những năm 20 và 30 tuổi, Pascal có thành tựu quan trọng trong toán học thống kê, và có những khám phá quan trọng về chất lỏng và áp lực.

Năm 1656, cha ông bị ngã gãy xương hông, một chấn thương kinh khủng vào thời đó. Hai bác sỹ chăm sóc cho cha ông trong suốt vài tháng trời, là những người Công giáo sốt sắng. Qua tình bạn và những lần trao đổi với họ, Pascal bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc hơn về tôn giáo.

Nhiều nhà viết tiểu sử gọi đây là ‘hoán cải đầu tiên’ của ông. Nhưng sự biến đổi này hầu như chỉ mang tính tri thức và không kéo dài được lâu. Khi cha ông mất vào năm 1651, ông rời bỏ tôn giáo và đi vào ‘giai đoạn trần tục.’ Không lâu sau, em gái của ông quyết định vào tu viện, và như thế là một cho đi một phần ba gia sản của cha ông. Chị gái của ông cũng đã dùng phần thừa kế của mình làm của hồi môn, nên bây giờ Pascal chỉ còn lại một mình, với một phần ba tài sản của cha, nhưng lại không có cha mẹ, còn chị em thì đã hoàn theo những hướng khác.

Có thể nói, ông nghèo và cô đơn. Đó là lúc Chúa đi vào cuộc đời ông thật kinh ngạc.

Ngày 23-11-1654, Pascal đang ở nhà một mình. Mặt trời đã lặn và màn đêm bao phủ. Ông đang chuẩn bị đi ngủ, thì khoảng 10h30, bất thình một chuyện gì đó siêu nhiên xảy đến. Không rõ là thấy gì, nhưng thị kiến thần nghiệm kinh ngạc kéo dài trong ông suốt hai tiếng đồng hồ. Ngay khi thị kiến vừa qua, ông chụp lấy giấy và viết ra những gì vừa cuồn cuộn trong đầu mình.

Đây là những dòng của ông:

Năm ân sủng 1654,

Ngày thứ hai, 23 tháng mười một, lễ thánh Clemente, giáo hoàng tử đạo, và các bạn tử đạo. Đêm trước lễ thánh Chrysogonus, tử đạo và các bạn. Từ lúc khoảng mười giờ rưỡi đến khoảng mười hai giờ rưỡi đêm.

LỬA

THIÊN CHÚA của Abraham, THIÊN CHÚA của Issac, THIÊN CHÚA của Giacóp,

không phải của những triết gia và học giả.

Tin chắc. Tin chắc. Cảm giác. Vui mừng. Bình an.

THIÊN CHÚA của Chúa Giêsu Kitô.

Chúa của tôi và Chúa của bạn.

CHÚA của bạn sẽ là Chúa của tôi.

Thế giới và mọi sự sẽ bị lãng quên, ngoại trừ CHÚA.

Chỉ tìm thấy được Ngài bằng con đường mà Tin mừng dạy.

Linh hồn con người cao cả thay.

Cha Công chính, thế giới không biết Cha, nhưng con biết Cha.

Vui, vui, vui, những giọt nước mắt của niềm vui.

Con đã bỏ Ngài.

Họ đã bỏ con, nguồn suối nước hằng sống.

Lạy Chúa con, Chúa có bỏ con?

Xin đừng để con xa Ngài mãi mãi.

Đây là sự sống bất diệt, là họ biết Ngài, Đấng là Thiên Chúa thật, Đấng mà Cha đã sai đến, Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô.

Con đã bỏ Ngài, con đã trốn Ngài, khi Ngài bị lên án, bị đóng đinh.

Xin đừng để con mãi mãi xa Ngài.

Chỉ tìm thấy được Ngài bằng con đường mà Tin mừng dạy.

Từ bỏ, hoàn toàn và ngọt ngào.

Hoàn toàn quy phục Chúa Giêsu Kitô Đấng chỉ lối cho con.

Xin cho con đừng quên lời Ngài.

Amen.

Rồi ông gấp mảnh giấy và để trong túi áo, mảnh giấy này theo ông đến suốt đời. Và chỉ sau khi ông chết, người ta mới khám phá ra.

Không như sự hoán cải mang tính tri thức ban đầu, sự hoán cải lần này là ở trong tim. Ông hầu như bỏ công việc toán học và tận hiến cho thần học và biện giáo. Vài năm sau, ông cho xuất bản Các Lá Thư Tỉnh Hạt, một cuộc tấn công những ngụy biện luân lý, một tác phẩm nhanh chóng nổi tiếng không chỉ vì các lý lẽ mà còn vì giọng văn trào phúng hài hước.

Khoảng 35 tuổi, ông viết một tác phẩm biện giáo toàn diện với tựa đề ‘Biện hộ Kitô giáo.’ Nhưng ông lâm bệnh và không thể hoàn tất nó. Ngài 18-08-1662, ông lên cơn co giật và lãnh nhận các Bí tích sau cùng. Sáng hôm sau, ông qua đời ở tuổi 39. Những lời cuối đời của ông là gì?

‘Xin Chúa đừng bao giờ bỏ con.’

J.B. Thái Hòa

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN