Người ta thường trích dẫn lời được coi là của Thánh Đa Minh: “Người nào chế ngự được đam mê của mình thì là người làm chủ thế giới. Chúng ta hoặc phải cai trị họ hoặc bị họ cai trị. Làm búa tốt hơn làm đe.”
Có một hệ quả theo sau. Trong chừng mực mà chúng ta không thể kiểm soát chính mình, chúng ta cần được kiểm soát bởi một lực lượng bên ngoài – chẳng hạn như cảnh sát hoặc một cơ quan chính phủ nào đó. Hoặc điều đó hoặc mọi thứ trở nên không thể kiểm soát.
Tất nhiên, đây không phải là suy nghĩ ban đầu. Đó là lý do tại sao những nhà lập quốc tin rằng nền cộng hòa lập hiến của chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển, như đã hình dung, nếu người dân có đạo đức và tôn giáo. Tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo, nếu được coi trọng, sẽ tạo ra sự kiểm soát bên trong, giúp chúng ta sống hòa thuận với người khác và hạn chế nhu cầu về những ràng buộc bên ngoài.
Chúng ta thấy sự thật này diễn ra trong gia đình, trường học và xã hội nói chung. Những đứa trẻ ngoan, những học sinh giỏi, những công dân tốt cần ít sự ràng buộc bên ngoài hơn những đứa trẻ ngỗ nghịch, vô kỷ luật, hư hỏng. Đó không phải là khoa học tên lửa, mà chỉ là lẽ thường. Nên rõ ràng. Đó là một lý do, không là lý do duy nhất, mà tôi là một linh mục Công giáo. Tôi ở trong lĩnh vực tự chủ. Tôi ủng hộ sự kiềm chế và kỷ luật như là con đường dẫn đến hòa bình, tự do và hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Thật không may, tôi và những người có cùng suy nghĩ, bao gồm cả Giáo Hội chính thức, đã thất bại thảm hại trong việc đưa ra trường hợp của mình, do đó, tự do phần lớn được hiểu là quyền làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, miễn là nó không làm tổn thương bất cứ ai khác ngay lập tức.
Vấn đề là thiệt hại mà chúng ta gây ra khi tán thành và sống theo quan điểm này không phải lúc nào cũng ngay lập tức hoặc rõ ràng. Hãy nghĩ đến việc lạm dụng ma túy hoặc rượu, hoặc bất kỳ chứng nghiện nào khác, và để ý xem điều dường như trong những trường hợp như vậy, bắt đầu như một sự thực hành tự do, sẽ sớm dẫn đến một kiểu nô lệ như thế nào.
Khi có đủ người đi theo con đường tự do không bị kiềm chế này, sẽ không có đủ cảnh sát trên thế giới để kiểm soát các tội phạm, không có đủ luật trên đất nước để kiểm soát sự hỗn loạn, và không có đủ tiền bơm vào các trường học để giữ an toàn và tạo hiệu quả.
Nhưng dường như chúng ta không bao giờ học được. Chúng ta tiếp tục tìm cách sửa chữa mau chóng. Các chính trị gia và chuyên gia truyền thông mãi mãi nói bằng những âm thanh hời hợt và chỉ giải quyết các triệu chứng hơn là nguyên nhân gốc rễ. Thật vậy, chúng ta không được phép nói về nguyên nhân gốc rễ. Điều đó được coi là mang tính phán xét và gợi ý việc áp đặt một quy tắc đạo đức lỗi thời và được cho là suy nhược.
Có thể có những động cơ đen tối hơn trong việc cố định này để tránh các vấn đề cơ bản. Tôi chỉ đơn giản thích giả định rằng mọi người có xu hướng tự nhiên tìm kiếm các giải pháp “cây đũa thần” cho các vấn đề mà họ gặp phải. Như T.S. Eliot đã từng lưu ý, họ không thể chịu đựng được nhiều thực tế.
Tất nhiên, chúng ta cần giải quyết các vấn đề nghiêm trọng một cách mau chóng và hiệu quả nhất có thể, nhưng các giải pháp đề xuất của chúng ta cuối cùng sẽ luôn vô ích, trừ khi các nguyên nhân cơ bản được giải quyết, và điều này hiếm khi được thực hiện. Thật vậy, chúng ta thường đổ dầu vào lửa.
Đồng thời với việc tham gia vào cuộc chiến chống ma túy không hiệu quả, chúng ta hợp pháp hóa việc trồng và bán cần sa. Giả sử chính sách này có một số điểm đáng khen. Có nên nhắm mắt làm ngơ trước thói quen ném đá thường xuyên? Vươn lên cao trên nền tảng thông thường có tốt cho cá nhân? Có tốt cho xã hội?
Liệu một xã hội gồm những cá nhân thực hiện quyền tự chủ mà rất ít người từng muốn đạt được thành công sẽ là một xã hội tồi tệ hơn hay tốt đẹp hơn? Trong một xã hội như vậy, liệu có tồn tại một thị trường sinh lợi cho các loại thuốc bất hợp pháp? Sẽ có nhiều tai nạn xe hơi chết người như chúng ta hiện có? Sau khi cân nhắc, tiền sẽ bị mất mát hay được tiết kiệm, mạng sống bị mất hay được cứu?
Chúng ta có thể hỏi những loại câu hỏi tương tự liên quan sự phổ biến và chấp nhận nội dung khiêu dâm. Nó có tốt cho bất kỳ ai ở bất kỳ mức độ quan trọng nào hay không? Liệu nó có đóng góp cho phúc lợi chung hay cho sự xuống cấp của xã hội, có thể góp phần vào thực tế ác mộng của nạn buôn người? Không đặt câu hỏi như vậy có trách nhiệm hay có suy nghĩ? Có phải chỉ những kẻ cuồng tín Kitô giáo cánh hữu mới hỏi họ, và điều đó có là đạo đức giả?
Tôi không muốn áp đặt bất cứ điều gì lên bất kỳ ai, nhưng tôi muốn đề xuất: “Nếu điều đó tốt, hãy làm điều đó.” Đó là một nguyên tắc sống tốt so với câu này: “Nếu cảm thấy tốt, hãy làm điều đó.” Trong một bài nói chuyện tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Bồ Đào Nha, ĐGM Robert Barron đã nói: “Tự do là chế ngự những ước muốn để trước hết có thể đạt được điều tốt và sau đó không cần nỗ lực.”
Phần dễ dàng có thể mất một chút thời gian và công sức, nhưng nó đáng giá. Tôi nghĩ tôi là một người tốt hơn vì điều đó, và cũng là một người hàng xóm tốt hơn. Bạn sẽ an toàn khi sống bên cạnh tôi, ngay cả khi tôi sở hữu một khẩu súng.
Có nhiều điều để nói về việc học cách kiểm soát đam mê của chúng ta. Đó không phải là đè nén ham muốn, đó là quyền tự do và hầu như tất cả mọi người đều có thể làm được. Như Frank Sheed đã từng nói: “Tôi tin rằng ai đó sẽ không thể kiểm soát được tâm trạng khi tôi thấy anh ta nhún nhảy trước võ sĩ vô địch Joe Lewis.”
Do đó, điều cần thiết là động cơ thích hợp, và với điều kiện của xã hội chúng ta, đối với những người không đi quá xa vào con đường nô lệ, động cơ đó phải được hiển thị cho tất cả mọi người thấy.
Đức Ông CHARLES FINK
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)