Home / Chia Sẻ / THÁNH TÍCH THÁNH PHÊRÔ

THÁNH TÍCH THÁNH PHÊRÔ

ThanhtichthanhPheroTôn giáo nào lưu giữ xương của người chết, trưng bày chúng và mong muốn mọi người hôn kính? Tôn kính các thánh tích vẫn là một phần rất quan trọng của đức tin Công giáo. Năm Đức Tin – 2013, ĐTC Phanxicô đã cho trưng bày thánh tích của Thánh Phêrô, giáo hoàng tiên khởi.

Thánh tích là gì và tại sao lại quan trọng đối với người Công giáo? Tại sao người Công giáo hôn xương người chết? Người Công giáo có thực sự cả tin đến mức tin vào tính xác thực của các thánh tích? Chẳng lẽ những mảnh xương kia thật sự là hài cốt của tông đồ Phêrô?

Thánh tích là bất cứ thứ gì liên quan một người đã được phong thánh hoặc chân phước. Có ba loại thánh tích:

Thánh tích hạng nhất là một phần hài cốt của người chết – có thể là một mảnh xương, tóc, da hoặc máu. Thánh tích được lấy khi thi thể của vị thánh được khai quật như một phần của quá trình phong thánh.

Thánh tích hạng hai là một số đồ vật hoặc một phần của đồ vật đã được vị thánh thường xuyên sử dụng hoặc đeo trong suốt cuộc đời trần thế. Có nhiều di tích hạng hai. Những thứ này có thể bao gồm đồ đạc, quần áo, vật dụng của vị thánh hoặc một phần của những thứ đó. Chẳng hạn, di tích hạng hai của Thánh Gioan Phaolô II gồm các mảnh quần áo hoặc đồ đạc của ngài.

Thánh tích hạng ba là mảnh vải đã chạm vào thánh tích hạng nhất. Các thánh tích hạng ba thường được bao gồm như một phần của thẻ cầu nguyện được sản xuất hàng loạt và các vật phẩm của lòng sùng kính. Một tấm vải sẽ được chạm vào thánh tích hạng nhất, sau đó cắt thành nhiều mảnh để một số lượng lớn người có thể tiếp xúc với vị thánh.

Một thánh tích được tôn kính bằng cách hôn nó hoặc hôn ngón tay của một người và chạm vào thánh tích. Điều này được thực hiện như một phần của các nghi lễ tôn giáo tôn vinh vị thánh. Người Công giáo tin rằng thế giới vật chất quan trọng. Khi một người trở nên thánh thiện, mọi thứ về họ đều được sự thánh thiện đó chạm đến. Sự thánh thiện thấm nhuần ngay cả thế giới vật chất.

Việc tôn kính các thánh bắt đầu từ Giáo Hội sơ khai. Khi các Kitô hữu tử vì đạo, hài cốt của họ được thu gom và tôn vinh. Vào năm 156 sau công nguyên, các Kitô hữu ở thành phố Smyrna ghi lại những gì họ đã làm với hài cốt của ĐGM Polycarp yêu quý của họ: “Chúng tôi đã lấy hài cốt của ngài, đó là thứ quý hơn đá quý và tinh khiết hơn vàng ròng, và đặt chúng ở một nơi thích hợp, nơi mà Chúa sẽ cho phép chúng ta quy tụ với nhau, khi chúng ta có thể, trong niềm vui hân hoan và để kỷ niệm ngày tử đạo của ngài.”

Phong tục tôn vinh những người đã khuất thánh thiện bắt đầu bằng việc trưng bày hài cốt của họ vào ngày giỗ. Từ những ngày đầu của đức tin, người Công giáo đã tôn vinh những người thánh thiện đã chết bằng cách tôn kính hài cốt của họ.

Có phải người Công giáo cả tin khi tin vào thánh tích? Không phải vậy. Chúng tôi đánh giá tính xác thực của các thánh tích giống như bất kỳ đòi hỏi lịch sử nào. Một số thánh tích là giả, những cái khác chắc chắn chính xác. Tính xác thực của những người khác vẫn chưa chắc chắn. Để một thánh tích được tôn kính công khai, chủ sở hữu phải có tài liệu chính thức được gọi là “xác thực.” Vật xác thực được giám mục chứng thực khi thánh tích được trưng bày. Tính xác thực có thể được kiểm tra bởi các chuyên gia để đảm bảo rằng nó chính xác.

Thế còn những thánh tích của Thánh Phêrô? Câu chuyện về việc khám phá là một tác phẩm trinh thám hấp dẫn. Chúng ta biết rằng Đại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tọa lạc trên nơi từng là sườn Đồi Vatican. Vào thế kỷ I, ngọn đồi đó là một nghĩa trang. Vào giữa thế kỷ IV, hoàng đế Constantine đã ra lệnh cho các kỹ sư khoét một phần của ngọn đồi và đổ đất lấp để tạo ra một nền bằng phẳng để xây dựng một nhà thờ. Hoàng đế Constantine đã làm tất cả những rắc rối đó để nhà thờ có thể tập trung vào một ngôi mộ cụ thể ở nghĩa trang Đồi Vatican. Trong ba thế kỷ, ngôi mộ đó được người theo Công Giáo La Mã tôn vinh là mộ Thánh Phêrô.

Vài thế kỷ sau, khi các nhà khảo cổ bắt đầu đào bên dưới Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào những năm 1940, họ đã phát hiện nghĩa trang; trong đó, ngay bên dưới bàn thờ cao, họ phát hiện một tượng đài từ thế kỷ II được xây dựng trên ngôi mộ của một người nghèo từ thế kỷ I. Trong đó, họ tìm thấy một số xương được bọc trong một tấm vải lụa màu tím. Bên cạnh tượng đài có khắc dòng chữ: “Đây là Phêrô.” Kiểm tra xương cho thấy là của một người đàn ông rắn chắc chết ở độ tuổi 60 – độ tuổi xấp xỉ của tông đồ Phêrô khi ngài qua đời trong cuộc đàn áp của Nero vào năm 65 sau công nguyên. Bộ xương không hoàn chỉnh – nó không có chân. Những câu chuyện cổ kể rằng Phêrô đã bị đóng đinh ngược. Các sử gia đoán rằng những người theo ông có thể đã vội vàng lấy thi thể của ngài khỏi cây thập giá bằng cách chặt đứt bàn chân.

Có phải xương được trưng bày là xương của Thánh Phêrô? Chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc chắn vì chúng ta không thể tiến hành xét nghiệm ADN người thân của ngài. Lm. Federico Lombardi vẫn thận trọng cho biết: “Việc trưng bày các thánh tích là một cách để cảm thấy gần gũi về mặt thiêng liêng với câu chuyện về ngôi mộ và về tông đồ Phêrô. Rất có thể đó là xương của Thánh Phêrô, nhưng chúng tôi không đi xa hơn thế.” Khi tất cả các bằng chứng được ghép lại với nhau, chúng ta có thể khẳng định với xác suất cao rằng xương của người đàn ông rắn chắc ở độ tuổi 60 được tìm thấy trong mộ bên dưới bàn thờ của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô là hài cốt 2.000 năm tuổi của người mà Chúa Giêsu Kitô kêu gọi bỏ lưới và trở thành ngư phủ chài lưới người.

Việc nhà thờ vĩ đại nhất của Công Giáo đứng uy nghi trên mộ của Thánh Phêrô là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi Phêrô chài lưới người, mà Ngài còn tuyên bố rằng Phêrô là tảng đá mà Ngài xây dựng Giáo Hội của Ngài trên đó.

DWIGHT LONGENECK

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

✽ Tại Sao Người CG Tôn Kính Thánh Tích?

https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/tai-sao-nguoi-cong-giao-ton-kinh-thanh.html

  

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …