Trong suốt lịch sử, các Kitô hữu sùng đạo đã nhầm lẫn giữa sự thánh thiện với sự khôn ngoan – và thường dẫn đến hậu quả xấu. Một tu sĩ thánh thiện không nhất thiết phải là người giỏi nhất để có quyết định về các vấn đề dân sự.
Chẳng hạn, hãy nói rằng linh mục tuyên úy Fred của sở cứu hỏa là một người thánh thiện, có ơn khôn ngoan được thấm nhuần nhờ lòng bác ái. Điều được hứa với ngài, với sự giúp đỡ liên tục của ơn Chúa, là ngài sẽ có những quyết định khôn ngoan liên quan sự cứu rỗi.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng con người thánh thiện đó giờ đây sẽ có những đánh giá thận trọng tốt hơn người chỉ huy cứu hỏa với kinh nghiệm hàng chục năm về việc lính cứu hỏa có nên tiếp cận Tòa Tháp Đôi đang cháy ở New York hay không, nên huấn luyện mỗi tuần năm ngày hay ba ngày? Hoặc họ có nên đình công để được trả lương cao hơn hay không – tất cả các phán quyết liên quan công ích của những người lính cứu hỏa? Rõ ràng là không.
Thánh Louis của Pháp là người thánh thiện, ngài đã làm nhiều điều tốt, nhưng sự thánh thiện cá nhân của ngài không có nghĩa là ngài đã có quyết định khôn ngoan khi chọn theo các Thập Tự Quân thứ bảy và thứ tám.
Tôi sẽ tạm gác sang một bên sự phản đối có thể xảy ra rằng việc theo Thập Tự Quân thứ bảy và thứ tám cho thấy vua Louis IX không những không phải là người thận trọng mà còn không phải là người thực sự thánh thiện. Quan điểm của tôi để ngỏ khả năng một người có thể vừa thánh thiện vừa có quyết định thiếu thận trọng – những quyết định được đưa ra với thiện ý đối với những gì người đó cho là lý do chính đáng, dẫn đến hành động mà cuối cùng chúng ta vẫn có thể đánh giá như vậy là rất bất cẩn.
Như vậy, ngay cả khi chúng ta đồng ý rằng vua Louis IX là một vị thánh thì chúng ta cũng không bị buộc phải kết luận rằng ngài là một vị thánh đã đưa ra nhiều phán đoán tốt lành và thánh thiện rằng ngài chọn cách theo Thập Tự Quân thứ bảy và thứ tám chắc hẳn là thận trọng.
Việc tôi sử dụng vua thánh Louis IX làm ví dụ có thể gây khó chịu cho những người có lòng sùng kính đặc biệt với ngài. Nhưng tôi nhắc đến ngài không phải vì thiếu tôn trọng mà chính xác là vì lý do ngược lại. Theo suy nghĩ của tôi, ở nhiều khía cạnh, ngài là một vị vua vĩ đại, điều này làm cho tấm gương của ngài tốt hơn việc lấy một vị vua “hạng hai” như một hình nộm.
Tôi cũng không nghĩ như một số người nghĩ, rằng tất cả các Thập Tự Quân đều “rõ ràng” là thiếu thận trọng hoặc vô đạo đức. Tuyên bố của tôi cụ thể hơn: cụ thể là, các quyết định của vua Louis theo Thập Tự Quân thứ bảy, và sau đó đặc biệt là Thập Tự Quân thứ tám, là thiếu thận trọng.
Nếu nó giúp làm rõ vấn đề, tôi có thể thay đổi ví dụ theo cách này. Một quyết định phải được đưa ra vào ngày dự kiến ban đầu cho cuộc xâm lược D-Day nên gọi các tàu thuyền và máy bay quay trở lại do thời tiết xấu hoặc tiếp tục tấn công. Đang bị đe dọa là mạng sống của hàng ngàn binh sĩ và có lẽ là tương lai của cả Âu châu.
Nếu tôi phải chọn xem Thánh Bernard Clairvaux, Thánh Phanxicô, Thánh John Henry Newman hay Tướng Dwight Eisenhower nên là người đưa ra quyết định đó hay không, tôi sẽ chọn Tướng Eisenhower, mặc dù tôi có sự tôn trọng sâu sắc nhất với tất cả các vị khác. Lưu ý: nếu không có vị thánh nào mà tôi liệt kê – Bernard, Phanxicô, hoặc John Henry Newman – có thể được cho là sở hữu sự khôn ngoan được truyền từ đức ái, thì có lẽ không ai trong lịch sử có thể làm được, và cả nhóm những người được truyền đức khôn ngoan sẽ không có giá trị và thuật ngữ này vô nghĩa.
Ai đó có thể phản đối rằng đức khôn ngoan không bao gồm mọi phán đoán thực tế, mà chỉ những phán đoán thuộc loại nào đó thôi. Điều này có thể, nhưng một người như vậy sau đó sẽ phải xác định phạm vi thận trọng thích hợp để chúng ta có thể đưa ra phán quyết trong một số phán đoán khi loại trừ những phán đoán khác thường được cho là “thận trọng.”
Chẳng hạn, một người như vậy có thể khẳng định rằng những quyết định mà tôi đưa ra ở trên, với tiêu đề “thận trọng,” không phải tất cả đều là những phán đoán thận trọng. Có lẽ việc quyết định có nên ra lệnh cho lính cứu hỏa vào một tòa nhà đang cháy hay không là một phán đoán thực tế giống như một kỹ thuật (kỹ năng) hơn là sự thận trọng.
Chẳng hạn, người ta có thể khẳng định rằng “sự thận trọng” chỉ bao gồm những phán đoán về các vấn đề đạo đức, chứ không phải những phán đoán về những câu hỏi như có nên đi vào một tòa nhà đang cháy hay không, hoặc có nên tham gia Thập Tự Quân hay không, hoặc nên tăng hay giảm thuế.
Sự khác biệt này là điều có thể nhưng lại gây ra những khó khăn riêng. Chúng ta thường nghĩ đến những quyết định về việc có nên tham chiến hay không và tăng hay giảm thuế như những lựa chọn luân lý về công ích, chính xác là những điều đòi hỏi đức tính thận trọng. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta cho rằng có một loại lựa chọn “phi đạo đức” thuộc loại này, thì sẽ khó khăn khi tranh luận rằng “tham chiến đối với không tham chiến” hoặc “tăng thuế đối với không tăng thuế” không là cách lựa chọn “đạo đức” – không là cách lựa chọn phải tuân theo và có nghĩa là phải hoàn thiện nhờ đức khôn ngoan.
Kết luận này dường như rõ ràng đi ngược lại lời dạy của Plato, Aristotle và Thánh Tôma Aquinô, tất cả đều đồng ý rằng việc đưa ra những quyết định như vậy chính xác là loại phải được sàng lọc nhờ đức tính thận trọng.
Những người thánh thiện thường có tầm nhìn rõ ràng hơn chúng ta về mục đích cuối cùng và những nguyên tắc đạo đức cơ bản hướng dẫn cuộc sống. Vì vậy, họ thường có sự hiểu biết sâu sắc hơn về trái tim và tâm hồn con người. Tuy nhiên, những món quà này không phải lúc nào cũng đưa đến những quyết định khôn ngoan về các vấn đề cụ thể. Sự thận trọng như vậy thường là kết quả của kinh nghiệm lâu năm, thử thách, sai lầm, và được đào tạo tốt bởi một người đã có khả năng phán đoán tốt.
Vì vậy, khi những người nổi tiếng về sự thánh thiện mà phạm sai lầm, điều này không chứng tỏ rằng rốt cuộc họ không thực sự thánh thiện. Điều quan trọng đối với hạnh phúc của tất cả mọi người là họ và chúng ta hiểu được điều này. Nếu không, chúng ta sẽ kỳ vọng quá nhiều ở họ hoặc phán xét họ quá khắt khe khi buộc phải kết luận rằng họ đã phạm sai lầm.
RANDALL SMITH
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)