Home / Chia Sẻ / THÁNH THỂ và TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

THÁNH THỂ và TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

THÁNH THỂ và TRÍ TUỆ NHÂN TẠOChat GPT và phần mềm tạo AI (Artificial Intelligence, trí tuệ nhân tạo) sở hữu sức mạnh có vẻ như thần thánh: chỉ bằng một lệnh, các chương trình này ngay lập tức tạo ra hình ảnh hoặc nội dung bằng lời nói mới. Nếu chúng ta muốn giải trí, hoặc nếu chúng ta cần tài liệu bằng văn bản hoặc hình ảnh – từ lời mời đến quảng cáo, chúng ta ra lệnh và có ngay thứ mình cần. Chờ sản xuất là thế kỷ trước.

Tuy nhiên, những kỳ vọng thần thánh của AI sẽ bị gián đoạn khi quan sát kỹ hơn. Nó tạo ra bằng cách mau chóng “mượn” những gì có sẵn từ các nguồn trên web, nó không thể hoạt động vượt quá những thứ ràng buộc đó. Ngay cả robot AI tưởng tượng được cho là sẽ vượt quá khả năng của con người cũng sẽ chỉ “thông minh” bằng dữ liệu mà nó có thể khai thác. Nếu từng có một hình người hoàn toàn thế tục bị ràng buộc với những gì có thể đo lường được bằng thực nghiệm, đó chính là robot AI. Khoa học có thể tôn vinh Frankenstein của nó.

Sức mạnh sáng tạo của AI không cùng vũ trụ với sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa. Bằng mệnh lệnh của chính Ngài, Thiên Chúa tạo ra bất cứ thứ gì Ngài muốn từ hư vô. Ngài không phụ thuộc vào các phép tính toán học để hoạt động. Chính Ngài đã thiết lập các định luật toán học cho phép vũ trụ duy trì sự sống, chưa nói đến khả năng chạy phần mềm máy tính. Thiên Chúa vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng bánh mà con người thực sự sống không thuộc về thế gian này.

Bánh đó là Thánh Thể, sự sáng tạo độc đáo và hấp dẫn nhất của Thiên Chúa. AI không bao giờ có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ xa giống như vậy, vì Thánh Thể là thứ cuối cùng mà bất kỳ chương trình hướng đến tiện ích nào có thể pha chế. Thật vậy, sự tương phản giữa Thánh Thể và AI rất rõ ràng đến nỗi sức mạnh ấn tượng của Thánh Thể có thể giúp chúng ta nhìn vào mầu nhiệm lớn lao hơn của Thánh Thể.

Tuy nhiên, cả hai đều có cùng nguồn gốc: mệnh lệnh. Mệnh lệnh Thánh Thể là của Chúa Kitô: “Đây là Mình Thầy. Đây là Máu Thầy.” (Mt 26:26-28; Mc 14:22-24) Theo những lời đó, bánh và rượu thông thường không còn tồn tại, mặc dù hình dáng của chúng vẫn không thay đổi; chúng đã được biến đổi – biến thể, theo thuật ngữ thần học – thành Chúa Giêsu Kitô, hiện diện trọn vẹn trong Mình, Máu, Linh hồn và Thần Tính của Ngài. Trước Ngài, trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta quỳ gối, vì Ngài là Thiên Chúa, mặc dù sự cao cả của Ngài vẫn ẩn giấu dưới “bức màn” bánh và rượu.

Khi truyền lệnh “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy,” Chúa Kitô đã truyền lại quyền năng biến bánh rượu thành Mình Máu Ngài cho các tông đồ, các giám mục đầu tiên, những người đã lần lượt truyền lại quyền năng này cho các giám mục và linh mục khác. Theo mệnh lệnh của họ, được lặp lại trong mỗi Thánh Lễ, Thiên Chúa hằng sống và chân thật hiện diện giữa chúng ta. Ngôi Lời ngự giữa chúng ta như Ngài đã ở Galilê bằng quyền năng của những lời thánh thiêng.

AI tạo ra mọi thứ một cách mau chóng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu. Bí tích Thánh Thể chắc chắn đáp ứng nhu cầu: sự đói khát của chúng ta đối với Thiên Chúa, sự thật, ý nghĩa, niềm hy vọng vượt ra ngoài thung lũng đầy nước mắt này. Tuy nhiên, mục đích của nó không phải là chức năng, và hoạt động của nó không nhanh mà chậm. Đây là điều khó khăn trầm trọng đối với tín nhân hiện đại, những người mong đợi kết quả ngay lập tức từ mọi việc mình làm. Trong thế giới AI, Bí tích Thánh Thể có thể bị hiểu sai như một biểu tượng đơn thuần, một mảnh kỷ vật sống động như một bức tượng cẩm thạch và thích hợp như một máy điện báo.

Mục đích của Bí tích Thánh Thể không phải chủ yếu mang tính chức năng, mặc dù nó chắc chắn có những tác động thực tế trong tâm hồn con người: chữa lành những tan vỡ của chúng ta, loại bỏ tội nhẹ, ban ân sủng của Thiên Chúa, củng cố để chúng ta thực hiện ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, mục đích chính của Thánh Thể mang tính hiện sinh: đưa chúng ta vào sự hiệp thông với nguồn gốc và mục đích của cuộc đời chúng ta. Khi lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta nhận được sự nếm trước về sự sống vĩnh cửu, nơi chúng ta sẽ cùng nhau sống trong sự kết hợp trực tiếp với Thiên Chúa, mặt đối mặt, không qua trung gian. Đó là lời hứa của Bí tích Thánh Thể.

Làm sao chúng ta biết được điều này? Chúng ta có thể chỉ ra các sản phẩm của AI. Ngược lại, sự hiện diện của Thiên Chúa vượt quá tầm giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chưa từng có lời nào chân thật hơn lời của Con Thiên Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6:56)

Tin cậy vào lời của Đức Kitô, khi chúng ta bị vây quanh bởi những lo lắng và sợ hãi của thế gian, không bao giờ là điều dễ dàng. Phêrô mất lòng tin khi đi trên mặt nước, người thanh niên giàu có mất lòng tin khi được yêu cầu hy sinh, một nhóm môn đệ mất lòng tin khi Chúa Giêsu nhất quyết bắt chúng ta phải ăn thịt Ngài mới được sống đời đời.

Sức mạnh của AI, được thêm vào những làn sóng duy vật vốn đã ập đến với chúng ta, có thể khiến cho dường như Thánh Thể không phải là Chúa Kitô, rằng Thiên Chúa không hiện diện trên thế giới, rằng chỉ những gì chúng ta thấy mới là những gì chúng ta nhận được.

Nhưng sau đó chúng ta nhớ đến những giới hạn của AI: nó không có khả năng vượt qua những kiến thức được nạp vào nó. Điều đó có nghĩa là AI không có khả năng tạo ra sức mạnh siêu lý trí mà tất cả loài người, bất kể họ nghĩ gì về Chúa, đều hoàn toàn tin tưởng: Tình Yêu.

Thánh TS Tôma Aquinô cho biết: “Thánh Thể là bí tích của tình yêu, biểu thị tình yêu, tạo ra tình yêu.” Tình yêu này không cần chờ đợi. Nói đúng hơn, Thánh Thể chờ đợi chúng ta trong mỗi nhà tạm, trong mỗi thánh lễ, trên toàn thế giới.

AI là một công cụ hữu ích. Thánh Thể là chính tình yêu. Vẻ rực rỡ và cường điệu xung quanh Thánh Thể có thể làm lu mờ Thánh Thể, nhưng nó sẽ không bao giờ có thể thay thế Thánh Thể như nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống con người. Vì cuối cùng, tất cả những gì chúng ta cần là tình yêu, và tình yêu là Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

DAVID G. BONAGURA, Jr.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Xem thêm

NHỮNG ĐẤNG BẬC ANH HÙNG

NHỮNG ĐẤNG BẬC ANH HÙNG

  Không kể 117 vị tử đạo tại Việt Nam được phong thánh năm 1988 …