Home / Chia Sẻ / THÁNH PHANXICÔ và THÁNH THỂ

THÁNH PHANXICÔ và THÁNH THỂ

THÁNH PHANXICÔ và THÁNH THỂViệc đề cập và tôn kính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm của Thánh Phanxicô Assisi. Ngài nhắc nhở các anh em linh mục của ngài phải cử hành Thánh Lễ một cách tôn kính với “ý hướng không tì vết” và “giữ gìn chén thánh, khăn thánh, vật dụng trên bàn thờ và mọi thứ liên quan hy lễ.” (Thư Gửi Toàn Dòng & Thư Gửi Người Coi Phòng Thánh) Ngài cầu xin các anh em của ngài “với tất cả tình yêu thương” mà ngài có khả năng “tỏ ra hết lòng tôn kính và tôn vinh Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.” (Thư Gửi Toàn Dòng) Ngài khuyên chúng ta “hãy thú nhận mọi tội lỗi với một linh mục và lãnh nhận Mình Máu Chúa Giêsu Kitô.” (Lời Khuyên và Khuyến Khích)

Trong thời kỳ Phục Hưng Thánh Thể Quốc Gia của Giáo Hội tại Hoa Kỳ, tiếng nói và linh đạo của Thánh Phanxicô là phù hợp nhất. Vị thánh nghèo Assisi nói với chúng ta điều gì?

Ngài khuyên: “Mỗi ngày chính Ngài hạ mình xuống như khi Ngài từ ngai vàng ngự vào lòng Trinh Nữ; mỗi ngày chính Ngài đến với chúng ta, tỏ ra khiêm tốn; mỗi ngày Ngài từ trong lòng Chúa Cha ngự xuống bàn thờ trong tay một linh mục.” Với những lời này, ĐGH Phanxicô suy ngẫm về mối liên hệ sâu xa giữa Mầu nhiệm Nhập Thể và Bí tích Thánh Thể.

ĐGH Phanxicô nhấn mạnh rằng mỗi ngày Bí tích Thánh Thể biểu lộ mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giêsu đến từ Thiên Tòa: Hãy chiêm ngưỡng sự khiêm nhường của Mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giêsu đến với chúng ta: Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, trong Mầu nhiệm Nhập Thể. Chúa Giêsu ngự xuống: Hãy ngắm nhìn sự hiện xuống tự hủy của Mầu nhiệm Nhập Thể. Do đó, Thánh Phanxicô nắm lấy bí tích Mình Máu Chúa như một bí tích của sự khiêm nhường, sự gần gũi thân mật và tình yêu hy sinh quên mình. Trong Bí tích Thánh Thể, Thánh Phanxicô nhận thức được cách tiếp cận sự nhập thể của Chúa Con: Ngài đến với chúng ta và ngự xuống trên bàn thờ.

Bộ ba tương tự xuất hiện trong một đoạn văn khác từ các tác phẩm của Thánh Phanxicô. Ở đây cũng vậy, suy tư của Thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể lôi kéo ngài đi vào chiều sâu của Mầu nhiệm Nhập Thể.

Khi Cuộc Khổ Nạn gần đến, Ngài cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ, cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy.” (Mt 26:26) Rồi Người cầm lấy chén và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.” (Mt 26:27-28) Thánh ý Chúa Cha là Con Ngài đáng chúc phúc và vinh hiển, Đấng mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta và sinh ra cho chúng ta, phải dâng chính mình Ngài bằng chính máu Ngài làm hy tế và lễ vật trên bàn thờ Thánh Giá: không phải cho chính Ngài, mà cho tội lỗi của chúng ta… Và Ngài mong muốn tất cả chúng ta đều được cứu độ qua Ngài, đón nhận Ngài với tâm hồn trong sạch và thân xác trong sạch. (Lời Khuyên và Khuyến Khích)

Trong sự Nhập Thể, Chúa Cha đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Đấng đến từ Thiên Tòa. Trong Mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu sinh ra cho chúng ta, tỏ ra khiêm nhường. Trong Mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu hiến mình trên bàn thờ Thánh Giá vì tội lỗi chúng ta, giống như trong Bí tích Thánh Thể, Ngài ngự xuống bàn thờ trong tay một linh mục. Chiêm ngưỡng Bí tích Thánh Thể là tưởng nhớ đến Mầu nhiệm Nhập Thể và bước vào Mầu nhiệm Cứu Độ.

Nói một cách đơn giản, đức tin đối với Thánh Thể của ĐGH Phanxicô nhắc nhở chúng ta về chiều sâu của mầu nhiệm trước mắt: tiếp cận nó trong sự kính sợ và ngạc nhiên. Thật vậy, đến với Bí tích Thánh Thể là đến gần sự khiêm nhường và cao cả của Thiên Chúa hằng sống: “Mọi người hãy sợ hãi, cả thế giới hãy run rẩy, và các tầng trời hãy vui mừng khi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, hiện diện trên bàn thờ trong tay một linh mục! Ôi sự cao cả tuyệt vời và phẩm giá tuyệt vời! Ôi sự khiêm nhường tuyệt vời! Ôi sự thăng hoa khiêm tốn!” (Thư Gửi Toàn Dòng)

Đoạn này chứng tỏ rằng cái nhìn của ĐGH Phanxicô không hời hợt, mà nhìn vào sâu thẳm, nhìn bằng “con mắt thiêng liêng,” nhìn “trong Thánh Thần” vì “chính Thánh Thần ban sự sống.” (Lời Khuyên) ĐGH Phanxicô đề nghị một giải pháp thay thế rõ rệt cho văn hóa đương đại của chúng ta, nghiện màn hình một cách bệnh lý, làm mù “đôi mắt thiêng liêng” vì nó hoàn toàn làm tê liệt sức nặng hiện sinh của sự hiện hữu.

Tuy nhiên, thật quá dễ dàng để ở lại trong vùng nước nông cạn của cuộc sống, và do đó mà bỏ lỡ chiều sâu của đức tin đối với Thánh Thể. Đã bao nhiêu lần chúng ta chỉ “dự lễ” và “rước lễ” mà không suy ngẫm về hồng ân được ban cho chúng ta? Linh đạo Thánh Thể của Thánh Phanxicô mời gọi chúng ta thức tỉnh, đổi mới và đào sâu cái nhìn của chúng ta về Bí tích Thánh Thể: “Chúng ta không cảm động vì lòng đạo đức trước những điều này khi Chúa nhân lành đặt chính Ngài vào tay chúng ta và chúng ta chạm vào Ngài và đón nhận Ngài mỗi ngày sao? Chúng ta có từ chối thừa nhận rằng chúng ta phải đến trong tay Ngài chăng?” (Lời Khuyên Cho Giáo Sĩ: Phiên Bản Trước)

Thật vậy, Bí tích Thánh Thể không chỉ là thứ chúng ta “nhận được” mà còn là lời mời gọi bước vào mối quan hệ: “Chúng ta phải đến trong tay Ngài.” Khi chúng ta đón nhận Ngài thì Ngài tiếp nhận chúng ta. Trọng tâm của bí tích không phải là “rước lễ” mà là “đi vào sự hiệp thông.” Tuy nhiên, mối tương quan sâu sắc này sẽ mất đi nếu cách tiếp cận của chúng ta với mầu nhiệm diễn ra một cách vô hồn như thể trên một băng chuyền từ hàng ghế đến linh mục.

Thánh Phanxicô mời gọi chúng ta tham gia phong phú hơn: “Anh em ơi, hãy nhìn vào sự khiêm nhường của Thiên Chúa và ‘thổ lộ tâm can’ trước mặt Ngài. (Tv 62:9) Hãy hạ mình xuống để được Ngài tôn cao! Đừng giữ lại điều gì cho riêng mình, để Đấng hoàn toàn hiến mình cho bạn có thể đón nhận bạn một cách trọn vẹn!” (Thư Gửi Toàn Dòng)

Bằng những lời này, linh đạo Thánh Thể của Thánh Phanxicô nở hoa. Ngài đã sống Thánh Thể: chỉ bằng cách chiêm niệm, khiêm nhường và tự hiến, người ta mới có thể đi sâu vào sự viên mãn của Bí tích Thánh Thể. Sống theo cách này là không giữ lại gì cả. Trong điều này, Đấng đã hoàn toàn hiến mình cho chúng ta – trong Mầu nhiệm Nhập Thể và trong Bí tích Thánh Thể mỗi ngày – sẽ đón nhận chúng ta một cách trọn vẹn.

THOMAS PIOLATA OFM, Cap.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ TheCatholicThing.org)

Lễ Thánh Phanxicô Assisi – 2023

Xem thêm

JOHN THE BAPTIST1

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai ngày 23/12 Mùa Vọng, của Lm Minh Anh

NÊN SỨ GIẢ “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt …