Home / Chia Sẻ / THÁNH GIA VÀ SỰ THÁNH THIỆN TRONG GIA ĐÌNH ĐỜI THƯỜNG

THÁNH GIA VÀ SỰ THÁNH THIỆN TRONG GIA ĐÌNH ĐỜI THƯỜNG

THÁNH GIA VÀ SỰ THÁNH THIỆN TRONG GIA ĐÌNH ĐỜI THƯỜNGBạn đã nghe chuyện vui về Thánh Gia chưa? Thật tội nghiệp Đức Giuse! Bất cứ khi nào có ai đó sai lỗi trong Thánh Gia, họ luôn biết Đức Giuse là người có lỗi. Rốt cuộc, ngài là người không có lỗi.

Tất nhiên, trong những gia đình bình thường của chúng ta, tất cả chúng ta đều là Thánh Giuse (nhưng tệ hơn vì chúng ta có thể không phải là thánh, ít ra là chưa). Tuy nhiên, có điều gì đó thiêng liêng về gia đình, nếu không thì Chúa Giêsu đã không chọn dành phần lớn cuộc đời Ngài để sống trong một gia đình.

Đối với đa số chúng ta, những người đã trải qua cuộc sống gia đình, chúng ta không thể phủ nhận rằng gia đình có tiềm năng to lớn để nên thánh. Trước khi kết hôn, tôi nghĩ rằng mình không quá tệ khi cố gắng nên thánh. Rồi tôi trở thành người vợ, và làm mẹ. Bỗng dưng tôi nhận ra rằng mình còn lâu mới làm thánh.

Thật vậy, không có ơn Chúa thì không thể nên thánh. Làm vợ của một người đàn ông tốt bụng và dịu dàng trong một gia đình ngọt ngào, và là mẹ của những đứa con dễ thương nhất mà tôi có thể muốn, đã cho tôi thấy mình không xứng đáng với món quà tuyệt vời như thiên chức của mình. Tuy nhiên, mặc dù tôi bất xứng, Chúa vẫn ban cho tôi gia đình bé nhỏ này. Và tôi rất biết ơn chồng và các con.

Nhưng không có gia đình nào hoàn hảo. Trong trường hợp không hoàn hảo, rối loạn chức năng, hoặc thậm chí có sự lạm dụng… Làm sao chúng ta có thể tìm sự thánh thiện trong gia đình mình?

MẪU GƯƠNG THÁNH GIA

Nhìn vào Thánh Gia, chúng ta thấy gia đình có ý nghĩa. Một gia đình lành mạnh gồm những người cố gắng yêu thương nhau và cùng nhau lớn lên trong sự thánh thiện. Đối với cha mẹ, nên có tấm lòng vị tha dành cho con cái, và tình yêu vô điều kiện dành cho chúng mà không đòi hỏi đáp lại và không từ chối vì bất kỳ lý do gì. Loại tình yêu này khuyến khích con cái hiếu kính cha mẹ. Tình yêu lành mạnh và thánh thiện của cha mẹ có nghĩa là hướng về tình yêu của Cha trên trời. Vợ chồng trong gia đình có nghĩa là hy sinh sự sống cho nhau, hoàn toàn và hỗ tương, là hình ảnh về tình yêu của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.

Dĩ nhiên, Thánh Gia mô tả tất cả những điều này một cách tuyệt vời. Đức Maria và Đức Giuse hy sinh tất cả các dự tính và kỳ vọng trước đó để đón nhận Chúa Giêsu và nâng đỡ nhau, giúp đỡ nhau lớn lên trong sự thánh thiện. Hết lần này đến lần khác, các ngài thấy mình bất tiện – sinh nở trong hang hiên lừa, phải chạy trốn sang Ai Cập để giữ mạng sống, hoặc vô cùng lo lắng khi lạc mất Con Trẻ – và rồi tìm thấy Con trong Đền Thờ. Tuy nhiên, không một lần nào các ngài làm cho Chúa Giêsu cảm thấy có lỗi vì những nhu cầu của Ngài hoặc từ bỏ tình thương của cha mẹ dành cho Ngài.

Thật vậy, có những lúc Chúa Giêsu đặt ra những ranh giới – nghĩa là khẳng định rằng Ngài cần theo ý Chúa Cha, như trong việc tìm thấy trong Đền thờ và trong sứ vụ công khai của Ngài. Đức Maria và Đức Giuse luôn tôn trọng điều đó – ngay cả khi họ không không hiểu hết. Họ yêu mến Chúa Hài Nhi, và họ biết rằng cuối cùng Ngài thuộc về Chúa Cha, chứ không thuộc về họ.

Tương tự, Chúa Giêsu chọn cách vâng lời cha mẹ. Ngài tôn trọng họ và yêu thương họ, nhưng sự tôn trọng đó không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc làm những gì họ muốn, đặc biệt là khi điều đó mâu thuẫn với ý Chúa Cha. Đức Maria và Đức Giuse không chống lại ý Chúa Cha, nhưng không phải lúc nào họ cũng hiểu mọi chi tiết ngay lập tức. Chúa Giêsu vâng lời cha mẹ khi còn nhỏ và yêu thương họ khi trưởng thành.

THÁNH GIA ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH BÌNH THƯỜNG

Làm sao phản ánh cuộc sống này trong gia đình đời thường và cố gắng nên thánh? Không gia đình nào hoàn hảo, và không cha mẹ nào có thể hoàn toàn vị tha như Đức Maria và Đức Giuse – nhưng các cha mẹ tốt và khỏe mạnh sẽ cố gắng hy sinh vì hạnh phúc của con cái. Họ sẽ cố gắng luôn yêu thương vô điều kiện, không dùng tình yêu có điều kiện để thao túng con cái, nhưng thể hiện tình yêu thương với con cái dù có chuyện gì xảy ra. Họ mong đợi sự vâng lời từ những đứa con nhỏ và sự tôn trọng từ những đứa con lớn, nhưng họ cũng yêu thương con cái theo cách tôn trọng tư cách con người nhỏ bé của chúng. Họ thừa nhận rằng Chúa dành cho con cái của họ đến trước kế hoạch của họ, và luôn nhớ rằng cuối cùng con cái họ thuộc về Ngài.

Tương tự, con cái sẽ cố gắng tuân theo những kỳ vọng chính đáng của cha mẹ. Chúng sẽ cố gắng yêu thương và tôn kính cha mẹ mình, trong khi vẫn ưu tiên kế hoạch của Thiên Chúa cho cuộc sống của họ.

Trong gia đình bình thường, các thành viên có thể thất vọng về nhau. Đôi khi họ có thể tranh luận. Nhưng cuối cùng, các thành viên gia đình sẽ cố gắng yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau. Họ sẽ cố gắng khiêm nhường phục vụ lẫn nhau và trở thành Đức Kitô cho nhau. Họ sẽ không làm điều đó một cách hoàn hảo, nhưng họ sẽ cố gắng nên thánh. Khi họ thất bại, họ sẽ cởi mở với những lời phê bình và khiêm tốn tìm đến các bí tích để được ơn làm tốt hơn. Mặc dù thất bại và không hoàn hảo, họ vẫn hy vọng rằng gia đình có thể giống như Thánh Gia.

THÁNH GIA ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH KHÔNG HẠNH PHÚC

Thật không may, nhiều gia đình bị rối loạn chức năng (tức là cư xử theo cách không lành mạnh, không hiệu quả) hoặc bị lạm dụng (thể lý, tình dục, tinh thần, tình cảm, hoặc một dạng nào đó). Giữa Mùa Giáng Sinh, nhiều người thấy mình phải đối mặt với những ký ức về rối loạn chức năng và lạm dụng hoặc phải đối mặt với việc điều hướng mối quan hệ với những người không lành mạnh.

Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng kêu gọi những gia đình này nên thánh. Thông thường, lời khuyên dành cho những người có gia đình rối loạn chức năng hoặc bị lạm dụng là đừng lạm dụng tinh thần. Đôi khi cha mẹ hoặc những người họ hàng lớn tuổi hơn sẽ khiển trách con cái của họ về việc hiếu kính cha mẹ, cố gắng làm cho chúng cảm thấy có lỗi và cam chịu sự lạm dụng. Một số người trải nghiệm điều này từ vợ/chồng hoặc anh chị em ruột.

Đôi khi không thể tránh những người không lành mạnh hoặc lạm dụng này, nhưng bạn có thể hạn chế tiếp xúc với họ. Những lần khác, gia đình có thể độc hại hoặc lạm dụng đến mức bạn có thể không liên lạc với họ nữa.

Bạn nên làm gì nếu bạn ở trong một gia đình như thế và vẫn muốn nên thánh? Bạn vẫn có thể tôn trọng cha mẹ mình, ngay cả khi điều đó có thể xảy ra từ xa. Đôi khi, không còn cho phép ông bà, cha mẹ,… lạm dụng bạn là cách tốt nhất có thể tôn trọng họ – bằng cách không cho phép họ ở trong tình huống mà họ có thể lạm dụng. Điều này cũng đúng đối với các mối quan hệ lạm dụng với anh chị em trong gia đình. Đôi khi cách tốt nhất là yêu thương từ xa. Đôi khi yêu thương không cho phép tiếp tục chu kỳ rối loạn chức năng hoặc lạm dụng.

Dĩ nhiên, đó là tình huống đau lòng. Tuy nhiên, cầu nguyện cho các thành viên trong gia đình bị rối loạn chức năng hoặc bị ngược đãi (và thiết lập bất kỳ ranh giới nào cần thiết để giữ an toàn cho bản thân) chính là cách yêu thương họ. Cầu nguyện cho họ được chữa lành – vì nhiều người rối loạn chức năng hoặc bị lạm dụng cũng có tinh thần không tốt hoặc chính họ cũng là nạn nhân của lạm dụng, thậm chí có thể giúp họ một ngày nào đó cũng được lên Thiên Đàng.

Cách cầu nguyện và yêu thương này là sự tôn trọng (bất kể thành viên gia đình ngược đãi bạn có thể nói gì với bạn), và… bạn biết rồi đấy. Thậm chí còn có hy vọng cho một gia đình như thế sẽ giống như Thánh Gia. Chúng ta không bao giờ biết Chúa sẽ hành động như thế nào trong lòng người khác, việc cầu nguyện và yêu thương những người thân trong gia đình có thể giúp họ lên Thiên Đàng, ngay cả khi họ không an toàn hoặc lành mạnh để có trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ.

MỌI GIA ĐÌNH ĐƯỢC MỜI GỌI NÊN THÁNH

Sự thánh thiện không phải là “giữ vẻ bề ngoài.” Đó không phải là cảm giác hạnh phúc và có những kỷ niệm tươi hồng. Đó là về tình yêu – loại tình yêu sẵn sàng chịu đau khổ hoặc chết vì người mình yêu. Gia đình của chúng ta nên thánh có nghĩa là cần phải cố gắng và khỏe mạnh. Điều đó không có nghĩa là gia đình của chúng ta phải hoàn hảo.

Tất cả chúng ta đều sẽ thất bại theo những cách thông thường hằng ngày, nhưng điều quan trọng là chúng ta thực sự mong muốn điều tốt cho người khác. Điều cần thiết là chúng ta phải đối xử tôn trọng với các thành viên khác trong gia đình. Nếu có ai trong gia đình không đối xử với những người khác trong gia đình theo cách đó thì sao? Điều quan trọng là phải thiết lập các ranh giới lành mạnh và tìm kiếm sự chữa lành – cho chính chúng ta hoặc cho một mối quan hệ khó khăn nào đó. Sức khỏe tinh thần là vấn đề. Mối quan hệ lành mạnh cũng là vấn đề. Gia đình của chúng ta nên thánh là tìm kiếm những nguồn tài nguyên mà chúng ta cần để có những mối quan hệ lành mạnh.

Bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào thì cũng vẫn có hy vọng cho bạn. Bạn được kêu gọi nên thánh. Sự thánh thiện sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào sức mạnh của động lực gia đình, nhưng tất cả các gia đình đều được mời gọi nên thánh. Điều mạnh mẽ nhất bạn có thể làm là hằng ngày hãy giao phó sức khỏe, sự chữa lành (nếu cần) và sự thánh thiện của gia đình bạn cho Chúa. Thực sự Ngài muốn tất cả chúng ta sẽ nên thánh như Thánh Giuse.

CHRONISTER MICHELE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chuẩn bị Giáng Sinh – 2022

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …