Home / Hạnh Tích Các Thánh / Thánh Catarina – bí quyết tuân phục

Thánh Catarina – bí quyết tuân phục

 

Th_nh Catarina û b_ quy_t tu_n ph_cNgày 29 tháng Tư là lễ Thánh Catarina Siena (1347-1380), người Ý), Tiến sĩ Giáo Hội. Bà là nhà thần bí, và là người suốt đời cổ vũ việc tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa. Bà sống từ hơn 600 năm trước, nhưng linh đạo của bà thâm thúy và đã trở nên di sản của Giáo Hội. Đặc biệt là mối quan hệ của bà với Chúa Cha thông qua việc bà tin vào Đức Kitô chịu đóng đinh, mối quan hệ này giúp chúng ta tái đánh giá thái độ của mình đối với Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, sự vâng lời của Đức Kitô và chịu đau khổ vì Chúa.

Trong cuốn “The Dialogues” (Đối Thoại), Thánh chia sẻ với chúng ta về các cuộc đối thoại của bà với Thiên Chúa. Bà đọc cho người khác viết trong khi bà xuất thần, sau đó chính bà chỉnh lại. Đó là cuộc đối thoại dịu dàng nhưng mạnh mẽ mà Chúa Cha trả lời các câu hỏi sâu sắc của bà bằng việc giúp bà thấy viễn cảnh trên thế giới, Giáo Hội và ước muốn của Thiên Chúa đối với nhân loại. Cuối cuốn sách này, Thánh Catarina chia sẻ viễn cảnh của Chúa Cha về bí ẩn của đức vâng lời trong đời sống Kitô hữu.

Cách hiểu thời nay về sự vâng lời, sự đau khổ và và tình phụ tử được thử thách qua giáo huấn của bà. Chúng ta được dạy phải tin vào tình phụ tử. Chúng ta mù quáng cho rằng sự vâng lời không còn nữa vì người ta theo chủ nghĩa tự do. Chúng ta có xu hướng nhìn đau khổ là hậu quả của sự vâng lời mà chúng ta phải tránh né bằng mọi giá. Trong các giáo huấn của bà, Chúa Cha xác nhận sự đối lập trực tiếp.

Theo sự khôn ngoan của Thánh Catarina, như hệ quả của các định kiến, trái tim chúng ta không thể tiếp nhận mã số bí mật để mở Sự Thật mà qua đó chúng ta có thể vào Nước Trời. Không có chìa khóa bí mật này, chúng ta hoàn toàn ngu muội về con tim của chính mình và trái tim của Chúa Cha, kể cả sự vĩ đại mà Ngài tạo cho chúng ta. Không có password (mật mã), sự ích kỷ khiến chúng ta thiếu kiên nhẫn với chính mình, với tha nhân và với cuộc sống. Giáo huấn của Thánh Catarina ít kết án nhưng khuyến khích.

Qua cuốn “The Dialogues”, đặc biệt phần nói về đức vâng lời, nữ tử của Thánh Đaminh đã khám phá cách Chúa Cha không muốn chúng ta mắc bẫy phẫn nộ vì thiếu kiên nhẫn, nhưng Ngài muốn chúng ta tự nguyện yêu thương. Ngài biết sự tự nguyện yêu thương của chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở nơi Ngài, và Ngài rất muốn chúng ta tìm ra cách đó. Nếu tình yêu Chúa là ngôi nhà thật của chúng ta, sự tự nguyện yêu thương vì Nước Trời đòi hỏi chúng ta bước qua “cửa sự thật”, và đó là cách duy nhất để mở cửa này là chìa khóa bí ẩn: Đức vâng lời. Thánh Catarina giúp chúng ta nhận biết Chúa Cha là Đấng yêu thương chúng ta mà Ngài sai Con Một Ngài nhập thể làm người, chịu khổn nạn và chịu chết để chúng ta có được chiếc chìa khóa vâng lời đó.

Đối với Thánh Catarina, đức vâng lời Kitô giáo là một thách đố lớn nhưng đẹp lắm, bắt nguồn từ sự thật mà Chúa Cha đã mặc khải qua Đức Kitô. Chúa Cha không làm ngơ trước đau khổ của chúng ta, và Ngài không loại bỏ đau khổ hoặc đẩy lui đau khổ mà chúng ta phải chịu. Theo sự khôn ngoan của Thánh Catarina, Thiên Chúa hoàn toàn biết rõ mỗi chúng ta và biết sự thật về mỗi chúng ta. Ngài biết sự đau khổ mà chúng ta phải đối mặt và hy vọng chúng ta quay về với Ngài, dù chúng ta hèn hạ và làm khổ nhau bằng nhiều cách không thể chấp nhận được.

Chúa Cha quan tâm chúng ta nên đã sai Ngôi Lời nhập thể làm người để trao cho chúng ta chiếc chìa khóa vâng lời, chìa khóa này mở được sự thật, và sự thật đưa chúng ta tới sự sống viên mãn mà Ngài muốn chúng ta nhận biết. Nhờ Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta mới có thể nhận biết sự thật về đức vâng lời. Thánh Catarina mời gọi chúng ta sống khiêm nhường, yêu thương và tin tưởng.

Chúa Cha muốn chúng ta vâng lời Con Ngài. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vâng lời nhau vì Đức Kitô. Đây là sự thật về đức vâng lời trong đời sống tôn giáo, đời sống hôn nhân và gia đình. Khi chúng ta đáp lại nhau bằng sự thiếu kiên nhẫn vì không muốn nên giống Chúa Giêsu, đó là chúng ta thiếu lòng tin vào Thiên Chúa. Có điều khác biệt giữa sự thiếu kiên nhẫn và đức vâng lời Kitô giáo. Nếu thi thoảng chịu đau khổ, sự vâng lời Đức Kitô luôn luôn mở rộng ra đối với tình bằng hữu và sự đoàn kết cứu độ theo những cách kỳ lạ.

Vâng lời là điều bí ẩn của lòng hiếu khách. Dạng lưu tâm này tạo sự khác biệt giữa nơi chúng ta ở với nhau, vì mục đích yêu thương, tìm cách chấp nhận kế hoạch của nhau với ước muốn của nhau và sự thật mà họ sống có thể được nhận biết. Khi lắng nghe và nhận ra nhu cầu của nhau, đức vâng lời Kitô giáo có nghĩa là chúng ta muốn đáp lại cách trọn vẹn theo cách tự nguyện kết hiệp với những gì Đức Kitô đòi hỏi chúng ta – cả điều được nói ra và không được nói ra, kể cả những điều không hiểu được, thậm chí cả những điều khó khăn chỉ có thể chấp nhận bằng sự khiêm nhường và niềm tin vào Đức Kitô.

Khi chúng ta vâng lời nhau như Chúa muốn, Thánh Catarina mời gọi chúng ta rút ra điều bí ẩn chảy ra từ Đức Kitô. Nếu Ngài tha thiết vâng lời Chúa Cha, nguồn mạch vâng lời này là tình yêu của Chúa Con muốn tôn kính Chúa Cha, và Ngài ước muốn cứu độ chúng ta. Ngài biết sự thiện hảo và tình yêu của Chúa Cha. Ngài biết Chúa Cha muốn sự thiện hảo này phải được mặc khải cho nhân loại. Khi Ngài tiếp nhận Trái Tim của Chúa Cha, sự thật mà Chúa Giêsu chiêm ngưỡng đã phản chiếu từ độ sâu của nhân tính nơi Ngài, khiến Ngài tự hiến vì lòng khiêm nhường và yêu thương, bằng mọi giá. Nếu chúng ta bước theo Thầy-Giêsu-chịu-đóng-đinh, chúng ta cũng phải yêu thương không mệt mỏi khi vâng lời và cho phép tình yêu này biến đổi trái tim của chúng ta.

Vì bản chất của chúng ta trái ngược với điều đó, loại vâng lời này không thể đạt được chỉ nhờ nỗ lực, cũng không phải muốn là được. Đó không là vấn đề chỉ thay đổi động thái, mà là thực tế của con tim. Chúng ta không biết lòng mình và khó kiềm chế những thứ trong đó. Vậy làm sao vâng lời theo tinh thần Kitô giáo?

Đối với Thánh Catarina, chính Máu Chúa Giêsu cho phép chúng ta sống theo tình yêu tương tự, sự vâng lời của tình yêu nhạy bén với việc chịu đau khổ vì sáng danh Chúa và để cứu các linh hồn. Máu Chiên Thiên Chúa  là lương thực của sự chiêm ngưỡng – sự chiêm ngưỡng của trái tim cho thấy lòng hiếu khách đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhờ suy niệm về Máu Thánh Ngài, công cuộc cứu độ của Ngài, chúng ta phát hiện sự thật về Chúa Cha qua Chúa Giêsu, sự thật về đức vâng lời và sự thật về tình yêu mà đức vâng lời Kitô giáo “mở mắt” cho chúng ta. Nhận biết sự thật là cửa ngõ bước vào sự sống viên mãn, niềm vui quá lớn mà chúng ta có được. Say mê Máu Thánh Đức Kitô và chịu đau khổ vì sự thật về Chúa Cha, chúng ta sẽ biết ơn về những gì Chúa Giêsu đã làm vì chúng ta, và chúng ta sẽ khả dĩ hiểu sự bí ẩn của đức vâng lời. Đó là chìa khóa mà Chúa Giêsu trao cho chúng ta.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ RCSpiritualDirection.com)

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN