Home / Chia Sẻ / Thần Tính và Nhân Tính của Chúa Giêsu

Thần Tính và Nhân Tính của Chúa Giêsu

 

ThanTinh & NhanTinh cua ChuaGiesuChúa Giêsu là người quan trọng nhất đã từng sống từ khi Ngài là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa nhập thể và hóa thành nhục thể. Ngài không là nửa Thiên Chúa nửa loài người. Ngài đầy đủ là Thiên Chúa và đầy đủ là con người. Nói cách khác, Chúa Giêsu có 2 bản tính riêng biệt: thần tính và nhân tính. Chúa Giêsu là Ngôi Lời, là Thiên Chúa, ở với Thiên Chúa và hóa thành nhục thể (Ga 1:1 và 14). Nghĩa là trong con người của Chúa Giêsu có cả thần tính và nhân tính, Thiên Chúa và con người.

Thần tính không biến đổi khi Ngôi Lời hóa thành nhục thể.  Nơi ngôi Lời, “tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể” (Cl 2:9). Thần tính của Chúa Giêsu không thay đổi. Cũng vậy, Chúa Giêsu không chỉ là người “có Thiên Chúa trong Ngài” mà còn là người “thể hiện luật của Thiên Chúa”. Ngài là Thiên Chúa nhập thể, là Ngôi Hai Thiên Chúa. “Ngài là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Ngài là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi, Ngài lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời” (Dt 1:3). Hai bản tính của Chúa Giêsu không “pha trộn với nhau” (Eutychianism) cũng không được phối hợp thành bản chất Thiên-Chúa-con-người mới (Monophysitism). Hai bản tính tách biệt nhưng hoạt độgn như một trong một Chúa Giêsu, gọi là sự Kết hợp Thực thể (Hypostatic Union).

Bản so sánh dưới đây có thể giúp bạn thấy 2 bản tính của Chúa Giêsu “cùng hoạt động”:

Thiên Chúa Con Người
Ngài được tôn thờ (Mt 2:2 và 11; 14:33). Ngài tôn thờ Chúa Cha (Ga 17).
Ngài được gọi là Chúa (Ga 20:28; Dt 1:8). Ngài được gọi là người (Mc 15:39; Ga 19:5).
Ngài được gọi là Con Thiên Chúa (Mc 1:1) Ngài được gọi là Con Người (Ga 9:35-37)
Ngài được người ta cầu xin (Cv 7:59). Ngài cầu nguyện với Chúa Cha (Ga 17).
Ngài vô tội (1 Pr 2:22; Dt 4:15). Ngài bị cám dỗ (Mt 4:1).
Ngài biết mọi sự (Ga 21:17). Ngài lớn lên trong sự khôn ngoan (Lc 2:52).
Ngài ban sự sống đời đời (Ga 10:28). Ngài chịu chết (Rm 5:8).
Sự viên mãn của thần tính có nơi Ngài (Cl 2:9). Ngài có xương thịt (Lc 24:39).

 

Học thuyết Communicatio Idiomatum

Một học thuyết liên quan sự Kết hợp Thực thể là communicatio idiomatum (La ngữ, nghĩa là “sự giao tiếp của các thuộc tính”). Đó là giáo huấn mà các thuộc tính của cả thần tính và nhân tính được quy cho một người là Chúa Giêsu. Nghĩa là Con Người Giêsu có thể tuyên bố vinh quang mà Ngài có với Chúa Cha trước khi thế gian được tạo thành (Ga 17:5), tuyên bố rằng Ngài đến từ trời (Ga 3:13), và tuyên bố Ngài hiện hữu mọi nơi (Mt 28:20). Đó là những phẩm chất của thần tính đã có nơi Chúa Giêsu; do đó, các thuộc tính đã được Chúa Giêsu tuyên bố.

Một trong các sai lầm phổ biến nhất mà những người ngoài Kitô giáo là họ không hiểu về 2 bản tính của Chúa Giêsu. Chẳng hạn, những nhân chứng của Đức Gia-vê tập trung vào nhân tính của Chúa Giêsu và bỏ qua thần tính của Ngài. Họ lặp lại các câu trích dẫn về Chúa Giêsu là Con Người và cố gắng đặt chúng ngược với những câu Kinh thánh chứng tỏ Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa. Mặt khác, các khoa học gia Kitô giáo làm ngược lại. Họ tập trung vào những câu Kinh thánh chứng tỏ thần tính của Chúa Giêsu tới mức khước từ nhân tính của Ngài.

Đối với cách hiểu riêng về Chúa Giêsu và các giáo huấn khác liên quan Ngài, 2 bản tính của Ngài phải được hiểu và được định nghĩa đúng đắn. Chúa Giêsu là Con Người có 2 bản tính. Đây là lý do mà “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52) nhưng “biết rõ mọi sự” (Ga 21:17). Ngài là “Thiên Chúa Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể” (Ga 1:1 và 14).

Kinh thánh làm chứng về Chúa Giêsu (Ga 5:39). Các ngôn sứ nói tiên tri về Ngài (Cv 10:43). Chúa Cha làm chứng về Ngài (Ga 5:37; Ga 8:18). Chúa Thánh Thần làm chứng về Ngài (Ga 15:26). Công việc Chúa Giêsu làm đều làm chứng về Ngài (Ga 5:36; Ga 10:25). Đám đông dân chúng làm chứng về Ngài (Ga 12:17). Và chính Chúa Giêsu làm chứng về Ngài (Ga 14:6; Ga 18:6).

Những đoạn Kinh thánh khác đề cập khi xem xét thần tính của Ngài là Ga 10:30-33; Ga 20:28; Cl 2:9; Pl 2:5-8; Dt 1:6-8; và 2 Pr 1:1.

Thánh Phaolô nói: “Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu” (1 Tm 2:5). Ngay bây giờ đang có một Con Người ở trên trời và trên Ngai Tòa Thiên Chúa. Ngài là trạng sư của chúng ta đối với Chúa Cha (1 Ga 2:1). Ngài là Đấng cứu độ (Tt 2:13). Ngài là Chúa của chúng ta (Rm 10:9-10). Ngài là Chúa Giêsu.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Carm.org)

Xem thêm

CHIỀU KÍCH HOÀN VŨ CỦA ƠN CỨU ĐỘ 

CHIỀU KÍCH HOÀN VŨ CỦA ƠN CỨU ĐỘ 

  Trước đó, ông Phê-rô cũng như các tông đồ khác đều hiểu ơn Cứu …