Home / Chia Sẻ / TẬP TRUNG VÀO CHÚA

TẬP TRUNG VÀO CHÚA

(15-07) TẬP TRUNG VÀO CHÚAGiáo Hội kính nhớ Thánh tiến sĩ Bonaventura (1221-1274) ngày 15 tháng 7. Thánh nhân sinh trưởng tại Ý, và ngài được mệnh danh là “Tiến Sĩ Thiên Thần Sêraphim” (Seraphic Doctor), là một trong các thần học gia nổi tiếng của Dòng Phanxicô, và là người đã viết tiểu sử Thánh Phanxicô bằng thơ, bài “Cuộc đời Thánh Phanxicô” (The Life of St. Francis) và bài “Hành trình Tâm trí tới Thiên Chúa” (The Journey of the Mind to God).

Ngài nổi danh là “Tiến Sĩ Thiên Thần Sêraphim” bởi vì ngài thực sự sở hữu tinh thần của Thánh Phanxicô, ngài được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng Phanxicô để giúp cộng đoàn hồi phục lòng yêu mến tinh thần của Thánh Phanxicô. Có nhiều điều được biết về Thánh Bonaventura, nhưng người ta có thể ít biết rằng tầm ảnh hưởng của vị thánh này đối với nền tảng thần học của ĐHY Joseph Ratzinger – tức là nguyên GH Benedict XVI.

Thánh Bonaventura sống trong thế kỷ 13, thời gian tốt cho đức tin Kitô giáo, xã hội thấm nhuần và ảnh hưởng nhiều tác phẩm văn chương, thần học và triết học. Hồi nhỏ, Bonaventura bị bệnh nặng đến nỗi người cha là bác sĩ cũng đành “bó tay”. Tuy nhiên, người mẹ tin tưởng cầu nguyện với Thánh Phanxicô Assisi để xin chữa cho con trai, và rồi Bonaventura đã bình phục. Chính sự kiện này về sau đã ảnh hưởng quyết định đi tu của Bonaventura.

Sau khi gia nhập Dòng Phanxicô, Bonaventura được gởi đi học thần học tại ĐH Paris. Tại đây, Bonaventura học Kinh Thánh và Châm Ngôn của Peter Lombard, rồi bảo vệ luận án với tựa đề “Bàn về việc nhận biết Đức Kitô” (Questions on the knowledge of Christ). Đây là điều chủ yếu để hiểu về thần học của Thánh Bonaventura.

Khi tu sĩ Bonaventura được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng Phanxicô, mục đích chính của ngài là kết hợp phong trào Phanxicô và tái nhen nhóm lòng yêu mến tình thần nghèo khó và vị sáng lập là Thánh Phanxicô. Thánh Bonaventura muốn các tu sĩ hiểu rằng họ cũng được mời gọi trở nên “một Kitô khác” và tuân theo Đức Kitô. Thánh Bonaventure muốn các tu sĩ mời Đức Kitô đến sống trong lòng họ, để họ có thể sống trọn lời khán nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời, đồng thời vui vẻ rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Ước muốn này của Thánh Bonaventura là điều mà tất cả chúng ta có thể đạt được trọn vẹn, bất kể chúng ta sống ở bậc nào.

Trong thời Thánh Bonaventura, có một sai lầm nổi lên trong Dòng Phanxicô. Một nhóm gọi là “Tinh Thần Phanxicô” (Spiritual Franciscans) đã theo cái bài viết của Joachim Fiore, hiểu toàn bộ lịch sử là “lịch sử của sự tiến bộ: từ sự nghiêm ngặt của Cựu Ước tới sự tự do tương đối của thời Chúa Giêsu, trong Giáo Hội, tới sự tự do hoàn toàn của con cái Thiên Chúa trong thời của Chúa Thánh Thần”. Thánh Bonaventura thấy đó là sai lầm nghiêm trọng về sứ vụ của Thánh Phanxicô, do đó ngài đã nghiên cứu các tác phẩm của Joachim Fiore để có thể chấn chỉnh sai lầm trong dòng. Từ đó, Thánh Bonaventura phát triển cách hiểu về lịch sử của Giáo Hội, bác bỏ lịch sử về Tam vị Nhất thể của Joachim, và tuyên bố rằng “Thiên Chúa là một đối với toàn bộ lịch sử”. Thánh Bonaventura xác định: “Đức Giêsu Kitô là lời cuối cùng của Thiên Chúa; nơi Ngài, Thiên Chúa đã nói mọi điều, trao ban và giải thích chính Ngài”. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa mặc khải Giáo Hội, và không có gì “mới” được mặc khải mà lại không có trong sự mặc khải.

Tư tưởng tiến bộ về lịch sử của Thánh Bonaventura là sáng kiến khi so sánh với các giáo phụ. Thánh Bonaventura không bác bỏ các giáo phụ, nhưng ngài thấy rằng Đức Kitô đã đem sự mới mẻ đến trong Giáo Hội và sự phong phú của Đức Kitô là vô tận. Với Đức Kitô là trung tâm, chúng ta có thể phát hiện nhiều kho tàng mà Ngài trao ban cho chúng ta qua Ngôi Lời. Bởi vì Đức Kitô là Đấng mà chúng ta có thể khám phá sự mới mẻ trong các giáo huấn và truyền thống của Giáo Hội.

Một số người cho rằng như thế thì Giáo Hội xuống dốc. Dựa vào thần học của Thánh Bonaventura, ĐGH Benedict XVI giải thích: “Công việc của Đức Kitô không thụt lùi mà tiến tới”. Hơn nữa, chúng ta không thể nói rằng Giáo Hội “hoàn toàn mới” và mọi truyền thống trong quá khứ đã lỗi thời. ĐGH Benedict XVI giải thích về tính mới mẻ của Giáo Hội: “Giáo Hội sẽ là gì nếu không có tinh thần mới của Dòng Xitô, Dòng Phanxicô, Dòng Đaminh, tinh thần của Thánh Teresa Avila và Thánh Gioan Thánh Giá? Theo thần học của Thánh Bonaventura, chúng ta có cách hiểu mới về tinh thần trong lịch sử Giáo Hội: hoạt động của Giáo Hội luôn tiến tới, với Đức Kitô ở giữa và ở cuối tầm nhìn theo Bát Phúc”. Thánh Bonaventura hiểu sự thật này nhờ tận hiến cho Đức Kitô qua lời cầu nguyện. Thánh Bonaventura làm gương cho chúng ta về cách “học hỏi ở trường học của Thầy Chí Thánh”, và chúng ta nên noi gương thánh nhân. Ước muốn canh tân dòng khó nghèo hồi thế kỷ 13 có thể gợi hứng cho chúng ta khi chúng ta muốn canh tân hoặc tái truyền giáo cho những người đã lạc xa Thiên Chúa.

Sự nhấn mạnh của Thánh Bonaventura về việc canh tân truyền thống đan tu làm cho ngài trở thành một vị thánh thích nghi với mọi thời đại, đặc biệt đối với việc Tân Phúc Âm Hóa, bởi vì thời đại chúng ta rất cần giúp đỡ nhau và gao người khác tái tập trung vào Đức Kitô là trung tâm của đời sống và vũ trụ. Đức Kitô là “cùng đích” của mọi thụ tạo theo một ý nghĩa nào đó, Ngài cũng ở giữa lịch sử cứu độ – Ngài muốn nối kết với chúng ta trong tâm hồn chúng ta và là “tâm điểm” của chúng ta. Thông qua thần học của Thánh Bonaventura, chúng ta gặp được Đức Kitô – Đấng là trung tâm của Phụng Vụ. Chính Phụng Vụ là nơi trời gặp đất, cử hành Thập Giá, khi chúng ta có thể lãnh nhận Thánh Thể Đức Kitô. Cùng với Thánh Bonaventura, chúng ta có thể cầu nguyện: “Suy niệm về Thập Giá của Đức Kitô thật tốt lành biết bao!”.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange..com)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …