Home / Chia Sẻ / TAM VỊ NHẤT THỂ PHẢN ÁNH NƠI CÁC THỤ TẠO

TAM VỊ NHẤT THỂ PHẢN ÁNH NƠI CÁC THỤ TẠO

TAM VỊ NHẤT THỂ PHẢN ÁNH NƠI CÁC THỤ TẠOChúng tôi đã giới thiệu tất cả những gì về cây lá chụm hoa (shamrock – có ba thùy, người Ai Len lấy hình cụm ba lá của cây này làm quốc huy) và Tam Vị Nhất Thể – Chúa Ba Ngôi. Nhưng hóa ra Ba Ngôi Thiên Chúa là dấu ấn của mọi sinh vật, theo Thánh Thomas Aquino và Thánh Bonaventura – hai tiến sĩ vĩ đại nhất của Giáo Hội trong những năm 1200.

Trong bộ Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica), Thánh Thomas Aquino nói rằng tất cả các sinh vật có trí tuệ và ý chí sẽ phản ánh Chúa Ba Ngôi: Vì Ngôi Con như lời của trí tuệ; và Chúa Thánh Thần như tình yêu của ý chí. Do đó, trong các sinh vật có lý trí, sở hữu trí tuệ và ý chí, thấy có sự thể hiện của Chúa Ba Ngôi bằng hình ảnh, bởi vì thấy Ngôi Lời được nhận biết và tình yêu nhiệm xuất.

HÌNH ẢNH CHÚA BA NGÔI NƠI THỤ TẠO

Ở đây Thánh Thomas Aquino đang đứng trên nền tảng được Thánh Augustinô đặt trong kiệt tác “De Trinitate.” Thánh Augustinô đề xuất rằng chúng ta có thể hiểu được Chúa Ba Ngôi bằng sự tương tự với chúng ta. Nhìn vào bên trong, chúng ta có thể thấy phản chiếu hình ảnh Thiên Chúa, có thể trở thành phương tiện để nhận biết Thiên Chúa. Thánh Augustinô hiểu Ngôi Con xuất phát từ Thiên Chúa như sự tự nhận biết của Ngài, hoặc Ngôi Lời, để sử dụng thuật ngữ Kinh Thánh như Thánh Thomas Aquino. Chúa Thánh Thần là tình yêu chung được chia sẻ giữa Chúa Cha và Chúa Con. (Tình yêu kết hợp với ý chí bởi vì tình yêu là muốn điều tốt cho người khác.) Trong phạm trù có trí tuệ và ý chí, chúng ta phản ánh Chúa Ba Ngôi.

Nhưng theo Thánh Thomas Aquino, Tam Vị Nhất Thể phản ánh trong các tạo vật nữa: Trong tất cả các sinh vật đều có dấu vết của Chúa Ba Ngôi, vì trong mọi sinh vật đều thấy có một số điều cần thiết được quy về các Ngôi Vị đối với nguyên nhân của Chúa Ba Ngôi.

Thánh Thomas nói rằng trong phạm trù mà bất kỳ sinh vật nào tồn tại trong chính bản thể thì cũng phản ánh Chúa Cha. Tương tự, các sinh vật đại diện Ngôi Lời – hình ảnh Thiên Chúa hoặc tự nhận biết chính mình – bằng cách có hình dạng. Con gấu có hình dạng của một con gấu chứ không là con mèo, cây cối có hình dạng của cây cối chứ không là cỏ.

Cuối cùng, mối quan hệ của các loài với nhau là sự phản ánh của Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần là Ý Chúa sẽ vì điều thiện hảo của Ngài, tình yêu chia sẻ giữa Chúa Cha và Chúa Con. Ngoài Thiên Chúa, trong sự sáng tạo của Ngài, nhiều mối quan hệ giữa các loài cũng là sản phẩm của Ý Chúa. Theo Thánh Thomas Aquino, bản chất quan hệ của các sinh vật phản ánh Chúa Thánh Thần qua cách này.

BA NGUYÊN NHÂN

Trong tác phẩm “Breviloquium,” từ những năm 1220–1270, Thánh Bonaventura cũng thấy Chúa Ba Ngôi được phản ánh trong chuỗi ba nơi các thụ tạo. Một cách chủ yếu mà ngài thấy điều này là ở Thiên Chúa, Đấng là nguyên nhân gấp ba của các sinh vật – nguyên nhân hiệu quả, mẫu mực và cuối cùng.

Nói một cách đơn giản, nguyên nhân hiệu quả là những gì chúng ta thường nghĩ là nguyên nhân. Thợ mộc là nguyên nhân của chiếc bàn, nhà hóa học là nguyên nhân của vụ nổ, tác giả là nguyên nhân của cuốn sách.

Nhưng người cổ đại và các nhà tư tưởng Thời Trung Cổ đã nghĩ đến nguyên nhân theo nghĩa rộng hơn nhiều. Ngoài các nguyên nhân hiệu quả, họ xác định các loại nguyên nhân khác. Một loại là nguyên nhân mẫu mực, còn gọi là nguyên nhân chính. Đây là nguyên nhân làm cho một cái gì đó thực sự là chính nó. Về trường hợp thợ mộc và cái bàn có thể là bản thiết kế. Đối với vụ nổ hóa học, đó sẽ là công thức mà nhà hóa học tuân theo. Và đối với tác giả của cuốn sách, nó có thể là phác thảo hoặc ý tưởng ở phía sau cuốn sách. Về trường hợp thụ tạo, chúng ta có Thiên Chúa là nguyên nhân hiệu quả, làm cho sinh vật hiện hữu. Nhưng Ngài cũng là nguyên nhân chính mà Ngài đã vẽ bản thiết kế cho mọi sinh vật.

Nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân cuối cùng, mục đích để một cái gì đó được gây ra. Cái bàn được làm cho bữa tối gia đình. Vụ nổ hóa học có thể là để giải trí cho khán giả hoặc khám phá một số hợp chất mới. Cuốn sách dành cho độc giả. Về trường hợp sáng tạo, nó có ý nghĩa cho sự tốt lành, như Chúa đã nói trong Sáng Thế Ký.

KẾT LUẬN

Giống như Thánh Thomas Aquino, Thánh Bonaventura cũng thấy Chúa Ba Ngôi phản ánh khắp nơi. Như là dấu tích của Tạo Hóa, những thứ này được tìm thấy trong tất cả các sinh vật, cho dù là cụ thể, tinh thần hay chất tổng hợp của cả hai, đề cập đến ba nguyên nhân và hệ quả của chúng.

Đối với Thánh Bonaventura, các dấu vết này như gợi ý dẫn chúng ta trở lại nguồn gốc của chúng ta là Thiên Chúa. Đây là lý do đối với những gì chúng ta đã nói. Để có trật tự hoàn hảo và hài hòa trong mọi thứ, tất cả phải được đưa trở lại một nguyên tắc, đó phải là nguyên tắc đầu tiên để nó có thể cho những thứ khác có sự nghỉ ngơi, và điều đó phải hoàn hảo nhất để nó có thể làm cho tất cả những cái khác hoàn hảo.

Thánh Thomas cũng kết luận rằng chúng ta có thể tìm hiểu kiến ​​thức về Tam Vị Nhất Thể của Ba Ngôi Thiên Chúa từ các thụ tạo. Một lần nữa, cái nhìn sâu sắc này lại quay trở lại với Thánh Augustinô, người đã nói rằng hình ảnh của Chúa Ba Ngôi trong chúng ta – trong trí nhớ, sự hiểu biết của trí tuệ, và khả năng của ý chí đối với tình yêu, cho chúng ta thấy con đường đến với Thiên Chúa. Cách diễn giải của Thánh Augustinô, chúng ta tìm đường đến với Chúa, bằng cách nhớ, hiểu và yêu mến Ngài.

Do đó, theo Thánh Thomas và Thánh Bonaventure, “dấu vân tay” của Chúa nói trên tất cả các cấu trúc ba phần của sáng tạo – theo cách mà sự sáng tạo được gây ra cho trí tuệ và chúng ta sẽ có sự hiện hữu, hình dạng, và các mối quan hệ mà chúng ta tìm ở mọi mức độ sáng tạo. Thiên Chúa vô hình, nhưng công việc của Ngài có ở khắp nơi chúng ta thấy.

STEPHEN BEALE

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Cuối Mùa Phục Sinh, tháng 05-2020

Xem thêm

Ga 18,33-37

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN- LỄ KITÔ VUA, NĂM B, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CN 34BB LỄ KITÔ VUA (Ga 18,33-37) I.TÀI LỆU GỢI Ý             Ngữ cảnh Trong đêm, …