Home / Tiêu Điểm / Tại sao Đức Giáo hoàng mặc phẩm phục trắng?

Tại sao Đức Giáo hoàng mặc phẩm phục trắng?

 

Vatican Two Popes

Khi truyền thống, thần học và huyền thoại lẫn vào nhau

Tất cả bắt đầu từ Đức Giáo hoàng Piô V, ngài là tu sĩ Dòng Đa Minh và ngài không muốn bỏ chiếc áo trắng Dòng mình dù đã được bầu Giáo hoàng: Tu sĩ Michele Ghislieri (tên của ngài trước khi vào Dòng là Antonio), là người kế vị thứ 224 Thánh Phêrô của Giáo hội Công giáo La Mã, ngài có tên là Piô V. Năm 1566, ngài quyết định giữ lại áo trắng của Dòng Đa Minh và buộc đây là phẩm phục giáo hoàng.

Đó là truyền thống kể lại. Thực tế, Thánh Piô V chỉ đơn giản tiếp tục mặc áo của Dòng mình vì khiêm tốn và vì lòng mến Dòng đã đào tạo mình.

Theo một truyền thống khác, được tác giả Filippo Bonanni kể trong quyển sách “Thứ bậc Thánh giải thích qua phẩm phục dân sự và giáo sĩ (Rome 1720), phong tục mặc áo trắng có từ sự xuất hiện chim bồ câu trắng khi thánh Giáo hoàng Fabien được chọn làm giáo hoàng. Ngài tử đạo vào năm 250 (L’Osservatore Romano, 14 tháng 7- 2010).

Như thế, phẩm phục trắng có từ rất xưa. Trong bài khảo luận về phụng vụ ‘Rationale divinorum officiorum’ được viết vào khoảng năm 1286, Guillaume Durand giải thích được xem là đầy đủ về màu trắng của phẩm phục Giáo hoàng: màu trắng tượng trưng sự tinh khiết và thánh thiện của cuộc sống, màu đỏ tượng trưng máu thánh Chúa Giêsu đã đổ ra cho nhân loại.

h2

Buổi lễ đầu tiên nói về phẩm phục Giáo hoàng là buổi lễ do Giáo hoàng Grégoire X (giữa năm 1272 và năm 1273) kể lại, nhưng sự chuẩn hóa chính xác của phẩm phục được ghi lại trong quyển sách của Agostino Patrizi – Piccolomini và Giovanni Bucardo vào cuối những năm 1400.

Đức Giáo hoàng vừa mới được bầu sẽ mặc áo khoác ngắn đỏ, giữ dây lễ của Dòng mình và mang mũ giáo hoàng. Tân Giáo hoàng mặc như trên và sẽ tiếp các hồng (L’Osservatore Romano, 14 tháng 7-2010). Nghi lễ này tồn tại cho đến ngày hôm nay dù có vài khác biệt nhỏ – Đức Phanxicô không ngồi trên ngai khi tiếp các hồng y, ngài đứng.

Khách viếng thăm Đan viện Thánh Sabina, trên đồi Aventin, trụ sở chính của Dòng Đa Minh có thể đến nhà nguyện Thánh Piô V, nhà nguyện được sắp xếp ở nơi hồng y Ghislieri sẽ là Giáo hoàng. Nhìn lên, sẽ thấy hình ảnh khắc Giáo hoàng mặc phẩm phục trắng, quỳ trước cây thánh giá.

Đức Giáo hoàng có thói quen hôn thánh giá mỗi buổi tối, nhưng một hôm điều kỳ lạ đã xảy ra. Cây thánh giá rớt dưới chân thánh Piô V, vì người ta bỏ thuốc độc. Dù sao, đây chỉ là chuyện huyền thoại…

Trên tường trước mặt, là bức tranh thánh Piô V ở bên cạnh thiên thần đang chỉ cho ngài xem trận chiến hải quân. Người ta kể Đức Giáo hoàng chờ tin trận chiến ở Lépante của lực lượng tín hữu Kitô và quân đội Thổ ở  Ali Pascià ngày 7 tháng 10 năm 1571.

h3

Trong lúc cầu nguyện, Giáo hoàng Piô V có thị kiến: các thiên thần hát chung quanh Đức Mẹ, Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu trên tay và cầm tràng hạt. Sau chuyện kỳ diệu này – vào buổi trưa – Đức Giáo hoàng ra lệnh đổ tất cả các chuông ở Rôma, hai ngày sau, người đưa tin mang tin thắng trận của lực lượng tín hữu Kitô.

Ngày lễ Đức Mẹ Chiến Thắng, sau đó là ngày lễ Mân Côi được kỷ niệm vào ngày này và từ đó, vào buổi trưa của ngày 7 tháng 10, các chuông được đánh lên để ghi nhớ việc Truyền Tin.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn: Phanxicovn

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN