Home / Chia Sẻ / TẠI SAO CHÚNG TA LƯU LUYẾN ĐỨC MẸ QUA CHUỖI MÂN CÔI?

TẠI SAO CHÚNG TA LƯU LUYẾN ĐỨC MẸ QUA CHUỖI MÂN CÔI?

LƯU LUYẾN ĐỨC MẸ QUA CHUỖI MÂN CÔICác Kitô hữu luôn yêu mến Đức Mẹ với tình yêu đặc biệt dành riêng cho Mẹ. Nếu các Kitô hữu nghĩ đến việc cắt đứt mối quan hệ với Đức Mẹ để tôn vinh Chúa Giêsu thì đó không phải là điềm lành.

Đức Maria là ai? Chúng ta hãy nói điều đó một cách đơn giản hết sức: Đó là phụ nữ mà Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ, đã trở thành mục đích chính của cuộc sống. Sự thật này rất đơn giản và vượt ngoài tầm hiểu biết của con người cũng như Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa chúng ta.

Có hai khả năng tuyệt vời. Một là chính mình trở nên vĩ đại: người sáng tạo, anh hùng, sứ giả, người có vận mệnh đặc biệt. Hai là yêu một người vĩ đại như vậy, khả năng này dường như có giá trị tương đương. Để hiểu được cuộc sống của người khác, trái tim người ta nên đo lường hình ảnh của người mình yêu. Vậy thì chúng ta muốn gì khi nói rằng Chúa Giêsu Kitô là bản chất của cuộc đời Đức Mẹ?

Các giới hạn của sự không thể so sánh nổi lên ở đây, bởi vì Đức Kitô, mặc dù là anh em của chúng ta, vẫn có nguồn cội sâu xa nhất là sự hiện hữu của Ngài ở bên Thiên Chúa. Sự thật vẫn là Đức Mẹ là mẹ của Ngài. Bất cứ nơi nào Tin Mừng nói về Đức Mẹ thì Mẹ không chỉ xuất hiện như một người đã cưu mang và nuôi dưỡng Hài Nhi Cứu Thế, mà Mẹ còn sống, hiểu biết và yêu thương trong phạm vi linh thiêng nhất này.

  1. SỨ ĐIỆP THIÊN THẦN

Chỉ riêng bài học về sứ điệp của thiên sứ thôi cũng đủ để mỗi tín nhân trung thành đọc kinh; không phải là thông báo rằng sắc lệnh thần thánh sẽ được hoàn thành trong Đức Maria, mà là hỏi rằng liệu Đức Maria có đồng ý điều đó hay không. Khoảnh khắc này là một vực thẳm mà trước đó đầu người ta phải quay cuồng, bởi vì ở đây, Đức Maria ở trong khoảng tự do của mình khi đối mặt với quyết định đầu tiên mà tất cả sự cứu rỗi phụ thuộc vào. Nhưng có nghĩa gì khi hỏi “Bạn sẽ giúp Đấng Cứu Thế đến?” trùng với câu khác là “Bà sẽ trở nên một người mẹ?”

Đức Maria đã tiếp nhận Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế có nghĩa gì mà đã cưu mang Ngài? Đức Maria sợ hãi cho cuộc sống của Ngài và lưu đày vì Ngài? Ngài đã lớn lên bên cạnh Đức Mẹ trong sự yên tĩnh của ngôi nhà ở Nadarét, rồi để Mẹ thực hiện sứ vụ của Ngài, trong khi đó, như Phúc âm đã gợi ý, Đức Mẹ đi theo Ngài với tình yêu thương, cuối cùng đứng bên Thánh giá? Đức Mẹ biết về sự phục sinh và chờ đợi sự thăng thiên của Chúa, cùng các tông đồ chờ đợi sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần mà bị lu mờ? Đức Mẹ tiếp tục sống trong sự chăm sóc của vị tông đồ “được Chúa Giêsu yêu thương” và được chính Ngài giao phó Đức Mẹ cho đến khi Thiên Chúa gọi Mẹ về trời?

Kinh Thánh ít nói về điều đó, các bản văn rất hùng hồn, ngoại trừ những người muốn hiểu. Hơn nữa, bởi vì chúng ta nghe thấy tiếng nói của chính Đức Mẹ. Làm sao các môn đệ học hỏi về Mầu Nhiệm Nhập thể, về những diễn biến đầu tiên trong thời thơ ấu của Đức Kitô, và hành trình tới Giêrusalem? Nếu chúng ta không muốn xem các chương đầu của các Phúc Âm như là truyền thuyết (chúng ta phải biết mình đang làm gì trong trường hợp này, vì chúng ta không dám quyết định lời nào trong các sách Phúc Âm là lời của Thiên Chúa và để sách Khải Huyền sang một bên), chúng ta chỉ có thể nói rằng ký ức và chứng cớ của Đức Mẹ, toàn bộ cuộc đời Đức Mẹ là nền tảng của mọi tường thuật về thời thơ ấu của Chúa Kitô. Đó không chỉ là nền tảng, vì làm sao Đức Mẹ có thể sống với Chúa trong ba mươi năm và không nói về Ngài sau khi Ngài ra đi? Không ai có thể đánh giá tác động của câu chuyện Đức Mẹ đối với sự hiểu biết về Đức Kitô và sự phổ biến của việc giảng dạy Kitô giáo.

Cuộc sống này không có gì hư cấu, không có gì huyền thoại. Nó khá đơn giản, khá thực tế. Truyền thuyết thường nghe có vẻ sùng kính và sâu sắc về ý nghĩa, thường là kỳ khôi, thậm chí đôi khi là ngu ngốc. Ngay cả khi họ thực sự sùng kính cũng vẫn có thể gây hại. Họ kể những câu chuyện tuyệt vời, nhưng thường làm suy giảm ý nghĩa của điều gì đó đẹp đẽ, sùng kính và tuyệt vời hơn nhiều so với tất cả các truyền thuyết – có ý nói là thực tế.

Theo Tin Mừng kể lại, cuộc đời Đức Mẹ thực sự là con người, nhưng trong phẩm chất con người này chứa đầy mầu nhiệm của sự hiệp thông và tình yêu thiêng liêng, không thể dò được chiều sâu đó. Kinh Mân Côi cho thấy phương hướng này.

  1. CUỘC ĐỜI ĐỨC MẸ

Chúa Giêsu là bản chất sự sống của Đức Mẹ, cũng như đứa trẻ là huyết mạch của người mẹ, vì con tất cả của mẹ. Nhưng Ngài cũng là Đấng Cứu Độ của Đức Mẹ, một đứa trẻ khác không thể dành cho người mẹ. Nói về một đứa trẻ và người mẹ khác theo cách đó giống như “trò chuyện” vậy: ngay khi bài phát biểu đến hồi nghiêm trọng thì nó có nghĩa là báng bổ. Sự tồn tại của Đức Mẹ không chỉ với tư cách là người mẹ nhân loại đạt được trong mối quan hệ của Đức Mẹ với Chúa Giêsu, mà còn là sự cứu độ của Đức Mẹ. Trở nên người mẹ, Đức Maria trở thành một tín nhân. Bằng cách sống với Con, Đức Mẹ đã sống với Thiên Chúa là Đấng mặc khải chính Ngài sống động. Cùng với Hài Nhi lớn lên, cũng như tất cả những người mẹ thực sự yêu thương, Đức Mẹ để Ngài trên đường đời với biết bao nhẫn nhục và đau khổ, Đức Mẹ trưởng thành trong ân sủng và chân lý của Thiên Chúa.

Vì vậy, Đức Mẹ không chỉ là một Kitô hữu vĩ đại, một trong vô số các thánh, mà còn là duy nhất. Không ai giống như Đức Mẹ, bởi vì những gì đã xảy ra với Mẹ cũng đã xảy ra với người khác. Đó là căn nguyên xác thực của mọi sự cường điệu về Đức Mẹ. Nếu người ta không thể nào hết lời ca ngợi Đức Mẹ, và thậm chí nói những điều táo bạo và ngu xuẩn, thì họ vẫn đúng ở một khía cạnh nào đó: mặc dù phương tiện bị sai lỗi, họ tìm cách diễn đạt sự thật, chiều sâu thăm thẳm của điều đó phải làm choáng ngợp tất cả những ai nhận ra nó. Nhưng sự cường điệu là vô ích và có hại, bởi vì từ ngữ diễn đạt sự thật càng đơn giản thì sự thật càng trở nên to lớn và đồng thời được nhận thức sâu sắc hơn.

Chính Đức Maria, người mà Kinh Mân Côi tập trung vào, luôn luôn mới lạ. Lời cầu này mang ý nghĩa là ở lại trong thế giới của Mẹ Maria, mà bản chất là Chúa Kitô.

Theo cách này và theo nghĩa sâu xa nhất, Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện của Chúa Kitô. Phần đầu của Kinh Kính Mừng kết thúc với Thánh Danh Chúa Giêsu: “Và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ.” Sau tên gọi này là các mầu nhiệm – ví dụ, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa,” “Kìa bà Êlidabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai,” hoặc “Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa.” Mỗi chục kinh Mân Côi đều chứa một mầu nhiệm như vậy.

Như được thể hiện trong chuỗi hạt, tất cả gồm năm chục kinh tạo thành một chu kỳ với năm mầu nhiệm. Trong Kinh Mân Côi, chúng ta thấy hình bóng và cuộc đời của Chúa Giêsu chiếm ưu thế: không như Ngài thể hiện trong các chặng đàng Thánh Giá, nhưng qua Mẹ Maria, vì cuộc đời của Chúa được Đức Mẹ chứng kiến, cảm nhận, và “cẩn thận giữ tất cả những điều đó trong lòng.”

Bản chất của Kinh Mân Côi là sự tác động đều đặn đến sự cảm thông thánh thiện. Nếu ai đó trở nên rất quan trọng đối với chúng ta thì chúng ta rất vui khi gặp người gắn bó với mình. Chúng ta thấy hình ảnh của người đó phản chiếu trong cuộc sống khác và chúng tan thấy lại một lần nữa. Mắt chúng ta giao nhau là con mắt cũng yêu và thấy. Mắt đó mở rộng tầm nhìn đối với chúng ta, và cái nhìn của chúng ta bây giờ có thể vượt ra khỏi sự hạn hẹp của bản ngã chính chúng ta và ôm lấy người mà chúng ta yêu quý, trước đây chỉ nhìn thấy từ một phía. Những niềm vui mà người kia đã trải qua, và cả những nỗi đau người đó phải chịu, trở thành rất nhiều sợi dây rung động rút ra từ trái tim của chúng ta với những cung điệu mới, sự hiểu biết mới và phản ứng mới.

Bản chất trong đức tính thông cảm là người kia đặt cuộc sống của họ theo cách sắp xếp của chúng ta, điều này cho phép chúng ta nhìn và yêu không chỉ bằng các giác quan mà còn bằng chính con người đó. Chỉ trên bình diện cao hơn thì điều gì đó thuộc loại này mới xảy ra với Kinh Mân Côi.

ROMANO GUARDINI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Tháng 10-2021

✽ Năm Sự Vui – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/kinh-kinh-mung-nam-su-vui.html

✽ Năm Sự Sáng – https://tramthienthu.blogspot.com/2016/03/suy-niem-nam-su-sang.html

✽ Năm Sự Thương – https://tramthienthu.blogspot.com/2015/10/kinh-kinh-mung-nam-su-thuong.html

✽ Năm Sự Mừng – https://tramthienthu.blogspot.com/2017/07/suy-niem-nam-su-mung.html

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN