Home / Giải đáp thắc mắc / TẠI SAO CHÚA KHÔNG DÙNG NGƯỜI NỔI TIẾNG?

TẠI SAO CHÚA KHÔNG DÙNG NGƯỜI NỔI TIẾNG?

TaiSao Chua KhongDung NguoiNoiTiengChị Donna gởi thư cho tôi và đưa ra câu hỏi thật hóc búa:

“Biết rằng Thiên Chúa dùng những con lừa và những người hèn kém để làm ngạc nhiên những người trí thức và theo dị giáo, tại sao Ngài chỉ đến với những người như thánh nữ Faustina và nữ tu Josefa Menendez, những người khiêm nhường, đạo đức, và không có học thức?”

Thiên Chúa không nghĩ rằng có thể gây ấn tượng mạnh hơn đối với thế giới khi dùng một người có học thức và có địa vị xã hội cao, và không là một tu sĩ hoặc thậm chí là một người không có đạo! Nếu tổng thống Israel nói: “Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài thường đến thăm tôi và cho tôi biết những điều để tôi nói lại với thế giới”, bạn có nghĩ rằng thế giới sẽ chấn động?

Tổng thống Israel rất cường điệu. Tuy nhiên, ngay cả một người nổi tiếng thế giới là một khoa học gia không có đạo hoặc một vận động viên không có đạo. Hoặc chúng ta hãy nói về tỷ phú Bill Gates – mặc dù ông là người từ tâm thì cũng không có nghĩa là ông có đạo – hoặc thậm chí là Jerry Springer, MC của một chương trình Talk Show khá hay.

Tôi không biết điều gì gây ảnh hưởng. Bạn có nghĩ điều đó ảnh hưởng nhiều hơn những người đã hoàn toàn tin sống vì Giáo hội khi nói với thế giới? Điều đó xa lạ với tôi khi nói Thiên Chúa bắt đầu thực hiện công việc hoàn hảo của Ngài bằng cách nào, và thánh Faustina thánh bảo trợ của tôi. Tôi thích Chúa dùng những người khiêm nhường để làm ngạc nhiên những người trí thức, nhưng tôi chỉ nghĩ điều đó làm ngạc nhiên cả hành tinh nếu Ngài dùng ai đó không biết Ngài và thế giới có được đổi mới vì làm điều gì đó quan trọng?

Chị Donna thân mến, Tôi không thể hiểu hết quan điểm của bạn. Đôi khi nhìn lại lịch sử, Thiên Chúa đã thực sự đã chọn người có địa vị cao để nhận sứ vụ đặc biệt. Chẳng hạn thánh Phalô, người đã được thị kiến và nhận thông điệp của Đức Kitô phục sinh trên đường Damascus. Chắc chắn thánh Phaolô là người Pharisêu xuất chúng thời đó, và là người bắt đạo “khét tiếng” thời Giáo hội sơ khai. Còn về hoàng đế La Mã Constantine, người nhìn thấy biểu tượng Chúa Kitô trên đám mây và nghe tiếng nói “Đây là dấu hiệu chiến thắng”, thì sao? Ông là hoàng đế đã bắt đạo dữ dội khắp đế quốc La Mã. Dĩ nhiên, Constantine vẫn là người xấu không sám hối, và ở mức độ nào đó sự tiếp nhận thô sơ với đức tin là phước lành pha tạp đối với Giáo hội – nhưng đó là chuyện khác!

Tôi có thể nghĩ về một vấn đề quan trọng mà Thiên Chúa phải đối mặt bất kỳ khi nào Ngài cân nhắc việc “dùng” một người nổi tiếng và có uy thế, nhất là một người ngoại giáo có uy thế, để chuyển tải sứ điệp đặc biệt cho thế giới: Đa số họ, tôi đoán vậy, đều không thích “được dùng”! Một trái tim thường gần gũi với bất kỳ mối quan hệ riêng tư nào với Chúa Giêsu Kitô đều không thể bất ngờ động lòng hoặc bị thuyết phục chỉ vì người đó có vẻ có kinh nghiệm nào đó về giấc mơ, thị kiến, hiện ra hoặc nghe tiếng nói của Chúa, hoặc của Đức Mẹ. Hãy nghĩ về điều Ebeneezer Scrooge nói khi ông thấy ma Jacob Marley trong tác phẩm A Christmas Carol (Bài hát Giáng sinh) của Dicken: “Có thể bạn chỉ là một miếng thịt bò chưa tiêu hóa… có nhiều nước thịt hơn mồ mả đối với bạn!”. Nói cách khác, Scrooge “bỏ đi” sự hiện ra như phản ứng phụ của việc không tiêu hóa! Tôi có thể tưởng tượng rằng Thiên Chúa đã đặc biệt cố gắng mời gọi nhiều người giàu sang và người trí thức phụng sự Ngài, nhưng đa số họ đều làm ngơ và coi như ảo giác, đồng thời đem toàn bộ câu chuyện buồn đó kể với thầy thuốc của họ để được giải thích là hậu quả của việc chấn thương tâm lý mà họ bị từ thời thơ ấu!

Một vấn đề khác về việc chọn người ngoại giáo có uy thế làm người mang sứ điệp của Chúa. Thậm chí những người như vậy chấp nhận thực tế siêu nhiên của các sứ điệp mà họ nhận, các sứ điệp đó vẫn có thể bị bóp méo nhiều trong quá trình tiếp nhận và chuyển tải. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa tìm cách hoạt động trong thế giới qua sự hợp tác của con người. Ngài không muốn ép lòng giúp đỡ thế giới – vì Ngài tôn trọng tự do của chúng ta. Nhưng ý chí tự do sai lầm của chúng ta (nhất là ý chí tự do của người không tin không đổi mới) có thể là nguồn của mọi sai lầm khi giao tiếp với chân lý của Thiên Chúa.

Trong cuốn A Still Small Voice: A Practical Guide to Reports of Private Revelations (Tiếng nói tĩnh: Hướng dẫn thực hành các mạc khải tư), Lm Bênêđictô Groeschel, CFR, liệt kê nhiều nguồn sai lầm trong các mạc khải tư, kể cả cách hiểu sai sứ điệp được mạc khải; chủ quan, nhu cầu tâm lý; sai lầm về việc ghi nhớ và giải mã; sai lầm về cách tường trình. Đó là một lý do tại sao ngay cả các mạc khải đặc biệt và các sứ điệp mà các thánh nhận được cũng không được Giáo hội chấp nhận là tương đương với giáo lý không sai lầm, hoặc Kinh thánh không sai lầm. Có thể có một chút hỗn hợp về sai lầm hoặc bóp méo trong những điều Thiên Chúa giao tiếp với chúng ta qua các thánh: có biết bao điều trong thế giới và những người uy tín, nhất là nếu họ là người không có niềm tin, yếu đuối, hoặc thiếu ơn thánh hóa!

Tóm lại, nếu Thiên Chúa muốn soi sáng thế giới tối tăm của chúng ta, có lý do là trong hầu hết các trường hợp Ngài sẽ cần dùng cửa sổ trong trẻo nhất để ánh sáng chiếu qua: Những người khiêm nhường và hoàn toàn tận hiến cho Ngài, như thánh Faustina và nữ tu Josefa, đó là những cửa sổ trong trẻo nhất mà Ngài có thể tìm thấy.

Cuối cùng, còn một lý do khác mà Thiên Chúa chọn những người yếu đuối và những người không có gì đặc biệt để làm kinh ngạc những người cao trọng, người trí thức, giàu sang hoặc uy thế trên thế gian là để “chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa”: “Kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2 Cr 4:7).

Nếu Thiên Chúa gởi điều mạc khải và sứ điệp cho thế giới qua những người khôn khéo, học thức, giàu sang và có địa vị cao, nhiều người có thể nghĩ rằng có điều gì đó ở họ khiến họ “xứng đáng” là người chuyển sứ điệp của Thiên Chúa. Điều đó có thể dẫn đến sự chuyển nhượng tâm linh của họ – và do đó, dẫn đến vụ bê bối công khai. Khó cho người nhận mạc khải đặc biệt vững bước trên đường thánh hóa sau đó (hãy nhớ lại cách mà thánh Faustina trở thành đối tượng đặc biệt bị ma quỷ tấn công, bị người ta hiểu lầm và bị ghét bỏ). Thêm vào đó là sự cám dỗ về kiêu ngạo, và gặp tai họa về tâm linh!

Đó là lý do mà Thiên Chúa rất thường chọn những người khiêm nhường, biết mình yếu đuối và hạn chế, đồng thời biết rằng mọi điều tốt lành đều nhờ hồng ân Thiên Chúa. Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-49).

Chị Donna thân mến, vì chị nhắc đến nữ tu Josefa Menedez và mạc khải đặc biệt về Thánh Tâm Chúa Giêsu mà nữ tu này đã nhận – hồ sơ của mạc khải này đã được “nihil obstat” của Giáo hội (nghĩa là không gì sai tín lý), và vì cuốn sách này chứa đựng mạc khải đó là một trong các sách quý của tôi trong toàn bộ lịch sử của Tâm linh Công giáo – tôi xin kết luận bằng một mạc khải mà nữ tu Josefa Menedez đã nhận từ Chúa Giêsu về chủ đề này:

Này Josefa, hãy đặt con trong tay Cha. Cha sẽ dùng con nngười tốt nhất đối với Cha. Sự nhỏ nhoi và yếu đuối của con không thành vấn đề… Những gì Cha yêu cầu ở con là yêu mến và an ủi Cha. Cha muốn con biết Thánh Tâm Cha yêu thương con biết bao, Thánh Tâm Cha có biết bào điều quý giá, và con phải như sáp mềm để Cha có thể uốn nắn con nên giống Cha. Con không phải lo ngại… Cha muốn con không là gì để Cha có thể là Tất Cả. Vật càng nhỏ càng dễ xử lý. Chỉ vì con là vật quá tầm thường mà Cha có thể dùng con theo Ý của Cha. Con biết rằng Cha không cần gì cả… và những gì Cha yêu cầu con là trở thành chất dẻo trong tay Cha. Nhưng hãy nhìn và con sẽ thấy những gì Cha có thể tạo hình từ hư vô!

Đây là lời cầu nguyện của thánh nữ Faustina:

Lạy Chúa Giêsu, Ánh sáng Vĩnh hằng, xin soi sáng tâm trí con, xin củng cố ý muốn con, xin thắp lửa tâm hồn con và ở với con như Cha đã hứa, vì không có Cha thì con là không. Lạy Chúa Giêsu, Ngài biết con yếu đuối biết bao. Con không cần nói với Ngài điều này, vì chính Ngài biết rõ con khốn nạn lắm. Sức mạnh của con ở nơi Ngài (Nhật Ký, 495).

Lm. ROBERT STACKPOLE

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TheDivineMercy.org)

Xem thêm

5-1-2025 8-57-51 PM

Lời Chúa – Chúa Nhật Lễ Hiển Linh Năm C | 05/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN