Home / Chia Sẻ / Suy Tư MÙA VỌNG

Suy Tư MÙA VỌNG

suy-tu-mua-vongChân phước Hồng y Henry Newman (1801-1890) là tác giả của những cuốn sách Công giáo có giá trị. Ngài giải thích rằng việc thờ phượng của Kitô giáo nên chuẩn bị cho chúng ta trên thế gian sẽ gặp Đức Kitô, Đấng xét xử chúng ta. Việc cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, và tuyên xưng đức tin có thể chuẩn bị cho chúng ta.

Đôi khi người ta tự hỏi: Tại sao người ta cần có tôn giáo? Tại sao người ta cần đi nhà thờ? Tại sao người ta cần cử hành các nghi lễ và nghi thức? Tại sao người ta cần tỉnh thức, cầu nguyện, ăn chay và suy niệm? Tại sao điều đó chưa đủ để nên công chính, chân thật, tiết độ, nhân đức và tiết hạnh? Như vậy không là thờ phượng Thiên Chúa sao?

Như vậy không là hoạt động và là cách đến gần Thiên Chúa sao? Làm thế nào để làm vui lòng Chúa bằng cách sống các quy luật tôn giáo và tham gia các hoạt động tôn giáo? Nếu làm vậy, tại sao người ta không thể chọn cách của riêng mình? Tại sao người ta phải đến nhà thờ? Tại sao người ta phải tham dự các Bí tích?

Người ta phải làm vậy vì Thiên Chúa bảo làm. Ngoài ra, chúng ta thấy đó là lý do chính đáng mà một ngày nào đó người ta sẽ thay đổi tình trạng của mình, nghĩa là người ta không ở thế gian mãi. Trực tiếp giao tiếp với Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện hoặc những cách tương tự, là việc cần thiết để gặp gỡ Ngài ở kiếp sau, và trực tiếp giao tiếp với Ngài qua các bí tích là việc cần thiết theo cách bí ẩn, đó là chuẩn bị nhìn thấy Ngày.

Theo cách nhìn của Công giáo, đó là “ra đón chàng rể” (x. Mt 25:6), nếu ai không được thấy “vẻ đẹp của Ngài” (Is 33:17) thì sẽ phải vào “lửa đời đời” (Mt 18:8; Mt 25:41; Gđ 1:7). Ngoài các lý do quan trọng, đó còn là chuẩn bị cho sự kiện lạ lùng sẽ xảy ra vào một lúc nào đó. Không chuẩn bị mà gặp Chúa thì sẽ thế nào? Chúng ta học tập kinh nghiệm của các tông đồ khi được thầy vinh quang của Thiên Chúa. Thánh Phêrô cầu xin: “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là người tội lỗi” (Lc 5:8). Còn Thánh Gioan cho biết: “Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy” (Kh 1:17).

Vì thương xót, Thiên Chúa đã chiếu cố đến chúng ta qua sự chuẩn bị, tức là Ngài đã chỉ định. Khi ông Môsê xuống núi, dân chúng đã lóa mắt khi thấy sắc mặt của ông, và ông đã phải che mặt. Khăn che mặt đã được bỏ đi qua Phúc âm, đó là sự chuẩn bị cho chúng ta. Chúng ta ở với ông Môsê trên núi, nghĩa là chúng ta nhìn thấy Chúa; chúng ta ở với dân chúng dưới chân núi, nghĩa là Đức Kitô không tỏ mình hữu hình. Ngài che mặt, nghĩa là Ngài lặng lẽ và ẩn mình ở giữa chúng ta. Khi đến gần Ngài, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng đức tin, và khi Ngài tỏ mình cho chúng ta, chính chúng ta sẽ có thể nhận biết.

Với tinh thần như vậy, chúng ta nên đến với các nghi lễ của Ngài, coi đó là cách hưởng trước và là hoa quả đầu mùa của sự nhìn thấy Ngài vào một ngày nào đó. Khi quỳ gối cầu nguyện riêng, chúng ta hãy nghĩ rằng chính mình cũng sẽ quỳ dưới chân Ngài vào một ngày nào đó, thấy Ngài tường tận, và thực sự Ngài sẽ đối diện với chúng ta. Hãy nghĩ tới giây phút đó mà thú nhận tội lỗi và cầu xin Ngài tha thứ: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa chí thánh, lạy Đấng hằng hữu, trong giờ chết và ngày phán xét, xin thương giải thoát chúng con!”.

Khi chúng ta tới nhà thờ là “hưởng trước” lúc mà chúng ta sẽ thấy các thiên thần vây quanh Đức Kitô. Chúng ta sẽ hòa mình vào với các thiên thần, sẽ được tinh tuyền và sáng láng. Chờ đợi giây phút đó là chúng ta sống trong mùa Vọng suốt cuộc đời trên trần gian này.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicEducation.org)

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …