Home / Chia Sẻ / SUY TƯ CUỘC SỐNG

SUY TƯ CUỘC SỐNG

  1. 1-hi_n-t_HIẾN TẾ

“Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6:21).

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình cảm thấy muốn giúp người khác, hoặc tại sao làm điều tốt vì cộng đồng và tạo sự ảnh hưởng tích cực trong xã hội? Tại sao có cảm giác tự nhiên muốn giúp người khác và cảm thấy thỏa mãn khi biết rằng chúng ta đã góp phần giúp đỡ người khác?

Một hôm, một người mẹ đến gặp Chúa Giêsu xin cho hai đứa con của bà được ngồi ở bên phải và bên trái Ngài trong Nước Trời (x. Mt 20:20-23; Mc 10:35-40). Đúng là một bà mẹ kiêu sa, quá kiêu sa!

Chúa Giêsu bảo bà không biết mình xin điều gì, và Ngài bảo Ngài không có quyền cho ai ngồi bêntả hay bên hữu. Ngài tiếp tục dùng sự việc này để giáo huấn.

Hãy nghe Chúa Giêsu nói: “Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:26-28).

Chúng ta muốn phục vụ, vì Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng chúng ta và trao ban sự sống cho chúng ta, Ngài đến không để ĐƯỢC PHỤC VỤ, mà để PHỤC VỤ, thậm chí còn HIẾN MẠNG SỐNG vì chúng ta. Khi chúng tabiết phục vụ, cho đi, và góp phần cộng tác, đó là chúng ta liên kết với Thiên Chúa trong việc sáng tạo của Ngài. Chúng ta tích cực thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, vì đó là bản chất của Ngài: Sự phục vụ liên kết chúng ta với sự đồng hình đồng dạng với Ngài.

Lạy Thiên Chúa vĩnh hằng, Ngài có thể mặc khải cho chúng con bằng nhiều cách, nhưng Ngài lại chọn cách phục vụ. Xin giúp con đồng nhất với Ngài và kết hiệp với Ngài ở nơi Ngài hành động. Amen.

  1. 2-gom-g_p-y_u-th__ngGOM GÓP YÊU THƯƠNG

“Xin Đức Chúa trả công cho con vì những gì con đã làm! Chớ gì Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en, thưởng công bội hậu cho con, Người là Đấng cho con ẩn náu dưới cánh Người!” (R 2:12).

Việc mót lúa trong Cựu Ước có khái niệm đề cập việc chia sẻ của cải. Trong những ngày ấy, người ta được phép thu gom lúa còn lại trên đồng ruộng sau mùa gặt, rồi họ trao những thứ đó cho các bà góa trong cộng đồng.

Trong sách Rút, chương 2, chúng ta gặp Bô-át. Ông trở lại đồng ruộng đang gặt và thấy cô Rút và hỏi người quản đốc về cô. Rồi ông nói với cô Rút: “Này con, con có nghe không? Đừng đi mót ở ruộng nào khác, cũng đừng rời khỏi đây, nhưng cứ theo sát các tớ gái của ta. Con nhìn thửa ruộng chúng gặt và cứ đi theo chúng. Nào ta đã chẳng ra lệnh cho các tôi tớ không được đụng tới con sao? Nếu khát, con cứ đến chỗ để bình mà uống nước các tôi tớ đã múc” (R 2:8-9).

Ông Bô-át đã nghe nói về cô Rút và lời hứa với mẹ chồng. Ông tôn trọng cô và muốn giúp cô. Ông thể hiện lòng trắc ẩn, sự che chở và sự chuẩn bị cho cô, cũng như đối với những người mót lúa trên ruộng nhà ông.

Bạn có sẵn sàng chia sẻ vật chất, thời gian, năng lực, sự quan tâm? Hàng xóm, đồng nghiệp, thân hữu của bạn có nhận biết bạn là người sống tốt?

Ông Bô-át và cô Rút có tiếng tốt đặc biệt nhờ tính cách của họ. Hãy nghĩ về việc mót lúa. Có những người cần sự giúp đỡ của bạn, không chỉ chia sẻ những gì bạn có mà còn chia sẻ cả con người của bạn!

Lạy Đấng trao ban và cung cấp, xin cho con biết những con người, nơi chốn và cách thức mà Ngài muốn chúng con chia sẻ những gì mà Ngài đã rộng rãi trao ban cho chúng con. Amen.

  1. 3-__i-gi_y-y_u-th__ngĐÔI GIÀY YÊU THƯƠNG

“Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20:35).

Vài năm trước, doanh nhân trẻ Blake Mycoskie thành lập công ty giày TOMS Shoes. Khi cạnh tranh với chương trình ti-vi The Amazing Race với người chị em ở Argentine, anh chú ý tới một kiểu giày gọi là “alpargata”. Anh bắt đầu dùng loại giày này khi ở đó. Khi anh tới một số làng trong vùng, anh thấy nhiều trẻ em không có giày.

Khi anh thành lập công ty, anh cũng thành lập hội “Friends of TOMS”. Anh muốn rằng mỗi đôi giày TOMS được mua, hội này sẽ trao tặng một đôi giày cho một trẻ em không có giày. Cho tới nay, hơn 1 triệu đôi giày đã được trao tặng cho các trẻ em ở 20 quốc gia trên thế giới, kể cả các vùng nghèo tại Hoa Kỳ.

Mỗi năm, vào ngày 5 tháng Tư, công ty TOMS mở chương trình “One Day Without Shoes” (một ngày không đi giày) để khuyến khích người ta hưởng ứng một ngày không đi giày để gợi ý thức về vấn đề này. Hơn 250.000 người đã quyết định tham gia.

Đặc biệt tại các thành thị, giày TOMS trở nên thương hiệu thời trang được ưa chuộng, nhiều khách hàng đã mua tặng giày cho một em nào đó không có giày.

Các doanh nhân như Mycoskie và các công ty như TOMS đã chứng tỏ rằng tiền có thể kiếm được, nhưng cuộc sống mới cần thay đổi tốt hơn. Thế giới của chúng ta sẽ không là nơi tốt nếu lợi nhuận của các công ty không nhắm vào việc giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người nghèo khó. Hãy trao tặng người khác những gì bạn có thể!

Khẩu hiệu của công ty Giày TOMS: “Trao tặng là điều kích thích chúng tôi. Trao tặng là tương lai của chúng tôi”.

Lạy Đấng xót thương, chính lúc chúng con cho đi là khi chúng con lãnh nhận, thường là cái gì đó còn giá trị hơn món quà vật chất. Xin dạy chúng con biết trao tặng và trưởng thành trong đức ái. Amen.

  1. 4-m_t-c_u-h_iMỘT CÂU HỎI

“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “Rời khỏi đây, qua bên kia!”, nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17:20b).

“Bạn sẽ làm gì với các trẻ mồ côi?”. Câu hỏi này được Everett Swanson đặt ra sau khi anh từ Hàn quốc trở về. Câu hỏi này không chỉ làm thay đổi cuộc đời anh mà còn thay đổi cuộc đời của rất nhiều trẻ em từ hơn 60 năm qua.

Everett Swanson tham gia chuyến đi truyền giáo cho quân đội của Cộng Hòa Hàn Quốc. Anh thấy nhiều trẻ em ở đó chịu cảnh mồ côi vì chiến tranh, phải sống lang thang trên đường phố tìm đồ ăn và chỗ trú ngụ. Nhiều em sống ở các bãi rác, đào bới tìm đồ ăn. Khi chúng ta gặp vấn đề về tiền bạc, có những câu hỏi khiến chúng ta tê tái mà không làm gì được.

Khi chia sẻ gánh nặng với một người bạn, câu hỏi đó đã được đặt ra. Và câu trả lời đã khai sinh hội Compassion International – một chương trình bảo trợ trẻ em. Hiệu quả có thể ảnh hưởng 30 người ở xung quanh trẻ em đó. Một người có thể bảo trợ cho một đứa trẻ mỗi tháng khoảng 35 USD tới 40 USD.

Tổ chức Compassion (nghĩa là “lòng trắc ẩn”) hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu thể lý của trẻ em, mà còn cả về xã hội, kinh tế, tình cảm và tâm linh. Tổ chức này hoạt động qua giáo hội địa phương ở từng vùng. Ngày nay, khoảng 1,2 triệu trẻ em ở 26 quốc gia được giúp đỡ hằng ngày.

Everett Swanson chứng tỏ rằng mặc dù vấn đề có vẻ như không thể vượt qua, nhưng vẫn có những câu trả lời – một trẻ em và một người bảo trợ. Tất cả được bắt đầu với một câu hỏi đơn giản: “Tôi sẽ làm gì?”.

Lạy Đấng là Con Đường, con cảm thấy có lỗi khi thấy có nhiều vấn đề trên thế giới và cảm thấy thất vọng mà không làm gì được. Xin giúp con nhìn vào mọi thử thách như là cơ hội, và nhìn vào mỗi con người mà con gặp như là cuộc gặp gỡ Ngài. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …