Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ LỄ TRO 2015 CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ LỄ TRO 2015 CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 

(Mt 6, 1-6; 16 -18)

Ý THỨC MÙA CHAY

Mùa Chay được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro, trải qua bốn mươi ngày, được gọi là Mùa Chay Thánh. Bởi vì, Mùa Chay là một hành trình, hành trình Mùa Chay là một chặng đường bước theo Chúa Giêsu, vì vậy được gọi là Mùa Chay Thánh.

Như chúng ta biết, Lễ Tro theo lịch Phụng Vụ không phải là lễ trọng, nhưng tầm quan trọng của Lễ Tro rất lớn. Lễ Tro chỉ đứng sau Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh. Vì vậy, tầm quan trọng của Lễ Tro không nhỏ.

Việc ăn chay và mặc áo nhặm, rắc tro trên đầu là một việc tỏ lòng sám hối đối với người Do-thái rất quan trọng.

Khởi đi từ bài đọc I tiên tri Giô-en (Ge 2, 12 -18) là một việc làm đạo đức được Thiên Chúa chỉ dạy: “Các ngươi hãy ăn cha , khóc lóc, than van và trở về với ta. Hãy xé lòng đừng xé áo, phải qui thuận Thiên Chúa là Chúa mình”. (Ge 2, 12 -13)

Bài Tin Mừng Lễ Tro năm B 2015 hôm nay, (Mt 6, 1-6; 16 -18), không phải là Đoạn Tin Mừng như thường lệ (Mt 4, 1-11). Điều nầy, nói lên việc ăn chay và việc làm đạo đức theo Tân Ứớc là một công việc kín đáo, không khoa trương. Đây là điều mà Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ trước đây và sau nầy trong việc ăn chay, bác ái và cầu nguyện.

Theo đó, chủ đề Mùa Chay 2015 là chủ đề: “Ý thức việc chay tịnh”. Từ đó suy ra việc ăn chay Tân Ứơc khác với việc ăn chay Cựu Ứơc, bởi vì, việc ăn chay thời Cựu Ứơc là một việc ăn chay bên ngoài. Thiên Chúa không chấp nhận sự hời hợt bên ngoài, mà Thiên Chúa cần “tấm lòng” của hối nhân. Vì vậy, ngay thời tiên tri Giô-en, Thiên Chúa đã phán: “Các ngươi hãy xé lòng, đừng xé áo” (Ge 2, 12-13).

Điếu đó có nghĩa là việc ăn chay là một việc làm phải phát xuất từ nội tâm, từ tận sâu thẳm cung lòng của con người, chứ không phải từ bên ngoài, hời hợt.

Theo đó, Mùa Chay quả thật là Mùa của tu đức, nên càng có ý nghĩa hơn trong năm Thánh Hiến 2015 nầy. Con người được kêu mời bước theo Chúa Giêsu, Đấng đã vâng lời Thiên Chúa để trở nên Lễ Vật hy tế để đền thay tội lỗi nhân gian.

Vì vậy, để Mùa Chay và việc ăn chay có ý nghĩa, chúng ta hãy cùng nhau suy niệm Tin Mừng (Mt 6, 1- 6; 16 -18) hôm nay.

Vậy, trước tiên việc ăn chay để làm gì? Nếu như không để cầu nguyện và chia sẻ.

Mà cầu nguyện với ai? Nếu như, không phải với Thiên Chúa. Và, Thiên Chúa thì không cần chúng ta chia sẻ, vậy, chúng ta chia sẻ với ai? Há không phải là tha nhân.

     Vì thế, để việc ăn chay có ý nghĩa chúng ta phải biết chia sẻ cho tha nhân. Nhưng, để cho việc chia sẻ của chúng ta được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận, thì chúng ta phải làm cách kín đáo, có nghĩa là đừng phô trương. Việc chia sẻ với tha nhân được Chúa Giêsu đặt ngang hàng với việc cầu nguyện và ăn chay. Nếu như, những việc đạo đức mà chúng ta làm một các khoe khoang thì không còn ý nghĩa gì nữa, vì nếu chúng ta làm một cách phô trương, thì người khác nhìn vào sẽ khen ngợi chúng ta, và như thế chúng ta đã được trả công rồi. Còn Chúa Giêsu bảo: “Khi người làm việc bố thí, thì đừng cho tay trái biết việc tay phải làm (c 3), để việc ngươi bố thí được kín đáo. Và Cha của ngươi, Đấng thấu suốt mọi  kín đáo, sẽ trả công cho ngươi (c 4).

Như vậy, việc chia sẻ phải đi kèm với việc cầu nguyện, vì nếu như chúng ta không cầu nguyện, thì việc chia sẻ cho tha nhân hầu như giống dân ngoại. Vì họ làm việc ấy chỉ vì họ, chứ không vì Thiên Chúa. Còn, người Kitô hữu làm việc đạo đức là vì Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu dạy: “Khi cầu nguyện, các ngươi hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của ngươi, để Cha của ngươi, Đấng hiện diện nơi kín đáo, và thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho ngươi” (c 6).

Và việc ăn chay cũng vậy: “Khi ngươi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, xức dầu cho thơm (c 17), để không ai biết là ngươi ăn chay, ngoại trừ Cha của ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi” (c 18).

Như vậy, việc ăn chay không phải làm vì chúng ta, mà là làm vì Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa thì “muốn” tấm lòng, muốn sự ”vâng lời” tức thực thi chứ không muốn của lễ, vì, của lễ đẹp nhất đó là sự vâng lời. Theo đó, việc ăn chay phải gắn với việc cầu nguyện và chia sẻ, nếu không thì việc ăn chay sẽ trở nên trống rỗng.

Để việc ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ có giá trị thì chúng ta phải “tịnh”, có nghĩa là phải làm trong thinh lặng và kin đáo. Để Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự kín đáo sẽ “ban thưởng” cho chúng ta.

     –  Việc chia sẻ thì: “Tay phải làm, đừng cho tay trái biết“ (c 3)

–          Việc cầu nguyện thì: “Hãy vào phòng, đóng cửa lại” (c 6)

–          Việc ăn chay thì: “Hãy rửa mặt cho sạch, chải đầu và xức dầu thơm” (c 17)

Ba việc đạo đức trên phải được làm bằng một sự “tịnh”, như thế mới có giá trị. Hầu mang lại cho chúng ta một sự ăn năn thống hối đích thực.

Theo đó, như lời thánh phao-lô hôm nay: “Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân. Phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ”. (2 Cr 6, 2). Như vậy, Thiên Chúa thi ân và cứu độ chúng ta không phải vì chúng ta có công lao gì, mà là “Thời” của Thiên Chúa và “Lòng Thương Xót” của Người.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con ăn chay, cầu nguyện hầu chia sẻ cơm áo cho tha nhân một cách kín đáo. Xin cho chúng con biết thực thi cách đúng mức, hầu đáng được Thiên Chúa là Cha toàn năng ban thưởng./. Amen.

18/02/2015

P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN