Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng MỒNG HAI TẾT – MỒNG BA TẾT 2021,năm B, của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

Suy niệm Tin mừng MỒNG HAI TẾT – MỒNG BA TẾT 2021,năm B, của LM Giuse Đỗ Văn Thụy

MỒNG HAI TẾT

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

MungHaiTet1

1.Chúng ta bước sang một năm mới, năm Tân Sửu, năm Con Trâu

Trong các loài gia súc gần gũi với nếp sống sinh hoạt của xã hội đồng quê Việt Nam thì Con Trâu là loài súc vật rất hữu ích cho giới nhà nông. Việt Nam là xứ vốn sống nhờ nông nghiệp qua hàng chục thế kỷ, loài Trâu đã chia sẻ cùng con người những nỗi vui buồn đồng áng, sản xuất ra lúa gạo nuôi sống con người.

Con Trâu gắn bó với con người, giúp con người làm ruộng, chở mạ, chở lúa từ ngày này qua ngày nọ, mùa nước cũng như mùa khô. Làm lụng cực nhọc như vậy, nhưng thức ăn cho Trâu cũng chỉ là cỏ xanh và rơm rạ.

Trong ca dao, tục ngữ, hình ảnh Con Trâu được khắc họa rõ nét, gợi lên tiếng nói tâm tình, thủ thỉ giữa con người với Con Trâu như nói với người thân:

“Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

2.Con Trâu là biểu tượng cho hình ảnh cần cù, chăm chỉ, vất vả và cực nhọc

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

Ai và, bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

Chính vì vậy Con Trâu luôn nhắc nhở chúng ta về sự cần cù trong lao động. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành. Như dân gian ta đã có câu: “ cần cù bù thông minh”, chính vì thế sự cần cù mang lại cho chúng ta sự thành công, luôn tìm tòi, sáng tạo và học hỏi, luôn làm được mọi điều tốt nhất trong cuộc sống, từ đó con người có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, sự sáng tạo, cần mẫn, thể hiện sự dứt khoát, thái độ vững tin, chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải luôn thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của mình trong cuộc sống.

3.Con Trâu còn được khắc họa trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của con người

Trong tranh Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để chỏm thổi sáo trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh những Con Trâu nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả.

Như vậy Con Trâu trong đời sống con người Việt không những phục vụ thiết thực đời sống vật chất cho con người mà còn được khắc họa trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Để rồi sau một vụ mùa Con Trâu nghỉ ngơi và con người được chiêm ngưỡng nét văn hóa mà họ đã tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của chính họ.

Đất nước đang đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình ảnh Con Trâu kéo cày giúp nhà nông có thể không còn nữa mà chỉ còn Con Trâu nuôi lấy thịt, sữa! Mặc dầu ở vị thế nào chăng nữa, tình cảm gắn bó giữa con người và Con Trâu luôn có thực và mãi mãi trong đời sống của chúng ta.

4.Năm Tân Sửu, năm Con Trâu, làm chúng ta nhớ đến ông bà cha mẹ cũng đã một thời vất vả trên nương ruộng để chúng ta có một cuộc sống như ngày hôm nay

Năm Tân Sửu, năm Con Trâu, nhớ về Con Trâu đã một thời đồng lao cộng khổ với cuộc sống của những người nông dân, làm chúng ta nhớ đến ông bà cha mẹ chúng ta cũng đã một thời vất vả trên nương ruộng để chúng ta có một cuộc sống như ngày hôm nay. Đây chính là lý do chúng ta cầu nguyện cho những ân nhân, những thân nhân và nhất là cho ông bà cha mẹ của chúng ta đã qua đời trong ngày mồng hai Tết. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng còn một nghĩa cử thực tế hơn nữa đó là nhớ đến những bậc sinh thành còn đang sống bên cạnh chúng ta.

Nếu một ngày, chúng ta phát hiện ra thức ăn mẹ nấu bỗng mặn nhạt thất thường, bếp ga thường quên tắt…

Nếu một ngày, chúng ta phát hiện nhiều thói quen tự nhiên thay đổi, như không thích tắm rửa, không muốn ra ngoài, không màng ăn uống…

Khi ba mẹ còn đó, tranh thủ đối xử tốt với các ngài, đừng để đấng sinh thành phải lo lắng. Các ngài không tham vọng con mình phải kiếm thật nhiều tiền, mà đa phần chỉ mong con bình an vô sự, thường xuyên ở bên.

Nếu một ngày người sanh người dưỡng đều qua đi, thế gian này sẽ không còn ai hết lòng thật dạ yêu thương chúng ta nữa, thế nên bắt đầu từ hôm nay, nhớ sắp xếp thời gian về thăm ba mẹ, đừng quá lo vui chơi giải trí. Nên nhớ: những người kết giao từ chốn ăn chơi thì không đáng tin cậy, quán rượu không phải là nhà, đừng vì ham mê vô độ mà để người thân mỏi mắt chờ trông, cuối cùng chẳng thấy.

Nếu một ngày người sanh người dưỡng đều qua đi, thế gian này sẽ không còn ai lo lắng chuyện ăn uống của chúng ta nữa, nên bất kể bên ngoài có bận rộn thế nào, cũng nên cố gắng về nhà ăn cơm. Đừng để ba mẹ gọi bao nhiêu cuộc điện thoại vẫn không gặp, rồi đến khi muốn ăn cùng các ngài bữa cơm lại không còn nữa!

Nếu một ngày người sanh người dưỡng đều qua đi, thế gian này sẽ không còn ai mỗi giây mỗi phút bận tâm đến công việc của chúng ta, chúng ta gầy hay béo, ăn uống như thế nào, ngủ nghỉ ra sao,… nếu không phải đứt ruột đẻ ra, ai cam tâm tình nguyện vất vả vì mình? Cho nên khi các ngài đau yếu, chúng ta phải ân cần chăm sóc, để đáp đền phần nào công lao của các ngài.

Nếu một ngày người sanh người dưỡng đều ra đi, thế gian này không còn ai cầu nguyện cho chúng ta nữa, không còn ai thật lòng vỗ về thương yêu, thế nên lúc ba mẹ còn sống, cố gắng làm cho các ngài vui. Đừng bảo không có thời gian, đừng viện cớ công việc bận rộn, nên nhớ ba mẹ chỉ có một trên đời. Bạn bè có thế đổi, công việc có thế tìm, tiền bạc có thế kiếm, thậm chí tim gan có vấn đề vẫn có thế thay thế,… ba mẹ mất rồi, biết tìm nơi đâu? Amen.

 

 

MỒNG BA TẾT

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

MungBaTet1

Sau khi tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, Thiên Chúa trao quyền cho con người:

“Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (St 1:28) Con người là thụ tạo, nhưng là sinh vật cao cấp nhất, đặc biệt là có linh hồn.

Có câu chuyện kể rằng: một con Cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con Trâu đang cày ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, Trâu được mở ách cày, Cọp liền đi lại gần Trâu và hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao lại để cho con người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Con người tuy nhỏ nhưng có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi con người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

– Trí khôn ta để ở nhà, người nông dân đáp.

“Về nhà lấy trí khôn của mầy cho tao xem”, con cọp nói.
– “Không được, nếu tao đi mày ăn thịt con trâu của tao. Nếu mầy để tao cột mầy lại thì tao an lòng về nhà lấy trí khôn của tao cho mầy xem”, người nông dân nói.

Con cọp đồng ý cho người nông dân cột vào gốc cây. Cột con cọp xong người nông dân lấy cái bắp cày đập mạnh vào đầu con cọp và nói: “trí khôn tao đây nầy”.

Truyện ngụ ngôn này chứng tỏ con người khôn ngoan hơn mọi loài. Tại sao vậy? Bởi vì con người được Thiên Chúa “thổi vào một linh hồn hoạt động, và một làn sinh khí.” (Kn 15:11)

 

MẠNH MẼ

Con trâu được xếp vào hàng thứ hai trong Thập nhị Địa Chi, thường gọi là 12 “Con Giáp”.Từ thuở ấu thơ, tôi được nghe kể lại một mẫu chuyện dân gian: ngày xa xưa lắm, có một Vị thần linh mời các loài cầm thú đến tham dự cuộc thi đua về sức khỏe và trí thông minh, nhậm lẹ của họ hàng nhà mình, hầu sắp xếp ngôi thứ để được cắt cử luân phiên quản trị thế gian, mỗi nhiệm kỳ là 365 ngày. Các đại diện sẽ tranh tài, lội ngang qua một con sông lớn, con trâu to tướng và rất khỏe mạnh nên khi sắp về đến đích, nó đã dẫn đầu, con chuột bé nhỏ đang lội phía sau! Trong một thoáng suy nghĩ, con chuột vụt nhảy lên bám vào sừng trâu và nhảy vọt vào bờ! Với mưu trí và sự nhanh nhẹn, chuột đã đạt hạng nhứt, tiếp theo là con trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lẹt đẹt nhứt là con heo mập ù, chậm chạp!. Phải chăng, chỉ có những con vật nói trên lội được qua con sông nầy và từ đó đến nay, tuổi của con người luôn gắn liền với “12 Con Giáp”. Ngoài ra, hai mươi bốn giờ trong một ngày cũng được phân chia theo ngôi thứ của 12 con vật nói trên: “Nửa đêm giờ Tý canh ba (Từ 23 giờ đến 01 giờ khuya ngày hôm sau) và Giờ Ngọ, được tính từ 11 giờ đến 13 giờ trưa…

Tại sao Trâu ăn cỏ !

 Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thiên sứ xuống trần gian mang theo một bao hạt giống lúa và một bao cỏ để phổ độ chúng sanh.  Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật. Nhưng khi vị thiên sứ đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mãi mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng,  để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt giống lúa sau. Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trồng rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn áp làm lúa phát triển chậm hơn cỏ. Bởi lỗi ấy của vị thiên sứ, làm cho người trần gian trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đày vị thiên sứ này xuống trần gian hóa thành Con Trâu để giúp người trần gian cày bừa trồng lúa và ăn cỏ, chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn không bao giờ hết cỏ được, nên thiên sứ chưa được về với Ngọc Hoàng.

Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp ba dưới thời Pháp thuộc có bài nói về con trâu, con cọp và trí khôn của loài người. Theo bài tập đọc này con cọp ngạc nhiên khi thấy một nông dân ốm yếu cầm roi đánh đập con trâu liên hồi trong lúc cày ruộng. Con cọp muốn biết tại sao con trâu to lớn và nặng gấp mười lần anh nông dân lại chấp nhận cho anh ta đánh dập mà không có một phản ứng chống cự nào cả. Con trâu buồn rầu đáp:

“Vì nó có trí khôn.”
“Trí khôn là cái gì mà ghê gớm thế?”, con cọp hỏi tiếp.
“Mầy hỏi nó thì biết”, con trâu đáp.

Con cọp quay sang người nông dân và hỏi:

“Trí khôn mầy đâu? Cho tao xem”.
“Trí khôn tao để ở nhà”, người nông dân đáp.
“Về nhà lấy trí khôn của mầy cho tao xem”, con cọp nói.
“Không được, nếu tao đi mày ăn thịt con trâu của tao. Nếu mầy để tao cột mầy lại thì tao an lòng về nhà lấy trí khôn của tao cho mầy xem”, người nông dân nói.

Con cọp đồng ý cho người nông dân cột vào gốc cây. Cột con cọp xong người nông dân lấy cái bắp cày đập mạnh vào đầu con cọp và nói: “Trí khôn tao đây nầy”.

LM Giuse Đỗ Văn Thụy

Xem thêm

St. THOMAS

Suy niệm Tin Mừng KÍNH THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ,Thứ Tư Tuần XIII Thường Niên – 03/7, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

TRỞ LẠI VỚI CỘNG ĐOÀN “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong …