Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ TRUYỀN TIN, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ TRUYỀN TIN, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

             

(Lc 1, 26 -38)

ĐẤNG ĐẦY ƠN PHÚC!

tt3_resize“Kính chào bà, đấng đầy ân phúc, Đức Chúa ở cùng bà!” . Nghe lời ấy, Đức Mẹ thật bối rối, vì trong lúc cầu nguyện, sứ thần hiện đến cùng Mẹ và thưa cùng. Thật vậy, lời chào ấy là một lời chào ”trần đầy ân phúc”, bởi vì chưa có một thụ tạo nào cao quý, trọng vọng như Mẹ. Có thể nói từ cổ chí kim, vô tiền khoáng hậu, chưa có nhân vật nào được diễm phúc nhận lời chúc mừng của sứ thần như Mẹ. Vâng, chính Mẹ cũng lấy làm bối rối. Tại sao vậy, thưa quý vị? Thưa, bởi vì, “ … Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao”. Nhưng, Đức Mẹ càng ngạc nhiên hơn, vì: “tôi không biết đến việc vợ chồng”. Vâng, chúng ta thấy sự đối đáp giữa sứ thần Gapriel và Đức Maria là một sự đối đáp rất “tự nhiên“ và chân thành. Vì, không biết đến việc vợ chồng thì làm sao sinh con?! vâng, một sự đối đáp rất hiển nhiên, không một chút do dự. Nhưng, sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (c 35).

Vâng, sự đối đáp giữa sứ Thần và Đức Trinh Nữ Maria đến đây được kết thúc, vì không còn gì để trao đổi nữa, sau khi sứ thần nói tiếp: “Kìa người chị họ của Trinh Nữ, người mà thiên hạ vẫn chê cười vì không có con, mà nay đã mang thai được sáu tháng. Vì, không có sự gì mà Thiên Chúa không làm được (c 36 -37).

Vâng, bởi đâu, Đức Trinh Nữ Maria đạt được điều diễm phúc như vậy? Vâng, chúng ta suy tư về Mẹ nhé!

  • Thứ nhất: Đặc tính khiêm nhường thẳm sâu.

Bởi vì, Mẹ là một kiệt tác như được uốn nắn, gọt giũa, tô điểm, và trân quý nhất trong bàn tay Thiên Chúa, một thụ tạo thấp hèn, nhưng chiếm được “Thánh Ý“, nói cách khác là đẹp lòng Thiên Chúa. Đến đây chúng ta có thể hiểu được Mẹ HOÀN TOÀN không tỳ vết cả thể xác lẫm tâm hồn, Mẹ thánh khiết vẹn tuyền, mà các thánh ví như “bình pha lê” dưới ánh sáng mặt trời. tiếp đến Mẹ được Chúa Thánh Thần ban tràn ân sủng, và Ngôi Hai ngự xuống. Như vậy, cung lòng vẹn sạch không tỳ ố trước và sau khi nhận “TRUYỀN TIN“ của Mẹ thật là một “diễm phúc”, và như vậy, Giáo Hội tuyên tín Mẹ là ”ĐẤNG VÔ NHIỄM NGUYÊN TÔI” là như vậy.

  • Thứ Hai: Mau mắn tín trung vào Mầu Nhiệm Truyền Tin.

Do nhận được một đăc ân trọng đại là sự khiêm nhường thẳm sâu, Đức Trinh Nữ Maria như ngập tràn ân sủng bởi Trời cao. Linh hồn và thể xác của Mẹ hoàn toàn thánh thiện như pha lê trong suốt, vì vậy, Sự thánh thiện nầy, ngày nay, như người Kitô được sạch tội trọng và được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vậy. Và từ tận sâu thẳm tâm hồn Mẹ, Mẹ đã cất lên bài ca Ngợi Khen (Magnificat) tuyệt vời vô song.

  • Thứ ba: Đáp lại và cộng tác vào công trình Cứu Chuộc nhân loại của Thiên Chúa.

Vâng, Mẹ đã gánh vác trọng trách là Mẹ Đấng Cứu Chuộc, có nghĩa là Mẹ cưu mang và ôm trọn mầu nhiệm làm Người, đau khổ, Tử nạn và Phục Sinh của Con của Mẹ, đồng thời là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì vậy, Mẹ đã được kêu mời để trở nên một “thụ tạo” tuyệt hảo, tham dự vào công cuộc “khổ hình sinh ơn cứu độ” của Đức Kitô.

Như vậy, Mẹ mang lấy cuộc đời Chúa Cứu Thế không những phần nhân tính mà còn phần siêu nhiên của Chúa Giêsu, nếu không mầu nhiệm cứu độ không hoàn tất được. Và, những nỗi khổ đau cảu Mẹ, gọi là ”sầu bi” là những đau thương bởi cuộc đời Chúa Cứu Thế, và như thế, Mẹ được gọi là: “Người Nữ Thánh Thể”.

Vâng, Mẹ được diễm phúc vì Mẹ được đi trọn cuộc hành trình cứu độ tại thế trần của Ngôi Hai Thiên Chúa. Rõ ràng, từ giây phút nhập thể, là ngày Mẹ nhận ơn truyền tin, đến hành trình Nhập Thế, và kết thúc ngày Chúa Phục Sinh. Có thể nói, mầu nhiệm Mẹ nhận được ơn Truyền Tin, mà sứ thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ơn phúc“ không phải hiểu như thế gian, mà là đước gắn liền với mầu nhiệm Làm Người, rao giảng, Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô.

Theo đó, hành trinh thiêng liêng của Đức Mẹ, ngày mà Mẹ nhận sứ vụ cưu mnag, sinh hạ Đấng Cứu Thế, ngày mà Mẹ được gọi là diễm phúc, không phải là ngày bắt đầu hưởng “vinh hoa phú quý”., mà ngày mang lấy “trọng trách” Thập giá, và quả thật, Mầu Nhiệm thập giá nơi Mẹ thật “ âm thầm” nhưng không kém phần đau thương. Nỗi đau của một người Mẹ có một Người Con đền thay tội lỗi nhân gian là một nỗi đau “khôn tả”, nhưng “TRÀN ĐẦY DIỄM PHÚC”.

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, Cha đã ban cho loài người ơn cứu chuộc, nhưng Cha đã kêu mời những con người cách riêng như Đức Trinh Nữ Maria, thánh Cả Giuse là người cộng tác vào mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô. Xin Cha thương ban cho những ai tiếp bước Người được nhờ lời chuyển cầu của Ba Đấng mà ban ơn cứu độ cho chúng con, và cho chúng con xứng đáng bước theo Người./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN