Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Lễ Tro, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Lễ Tro, năm A, của P.Trần Đình Phan Tiến

BỐ THÍ – CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY

y-nghia-tro_resizeThưa quý vị, thưa các bạn, bước vào Mùa Chay là bước vào Lễ Tro, hay nói cách khác Lễ Tro là nghi thức dẫn vào Mùa Chay. Giáo Hội dạy cho chúng ta biết ý nghĩa Mùa Chay là: Mùa chuẩn bị tâm hồn cử hành Lễ Vượt Qua. Gọi là Mùa vì kéo dài 40 ngày.

Mùa Chay cho chúng ta thời giờ “sám hối”, sám hối cho chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa, gọi tắt là “xin lỗi“ Chúa.

Vậy, “xin lỗi” Chúa bằng cách nào? Thưa, Tin Mừng hôm nay (Mt 6, 1-6. 16-18) cho chúng ta ba cách để sám hối: BỐ THÍ – CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY, gọi tắt là ba trong một.

  • Bố Thí: ĐỀN TỘI
  • Cầu Nguyện: XIN LỖI CHÚA, xin ơn tha thứ
  • Ăn chay: Nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình.

Như vậy, ba hình thức trong môt vấn đề là SÁM HỐI.

Vâng, tai sao phải sám hối? Trước hết khởi đi từ bài đọc I hôm nay (Ge 2, 12-18), Thiên Chúa phán cùng Tiên Tri Giô-el: “Các ngươi hãy ăn chay, khóc lóc và than van, và thành tâm trở về với Ta. Phải xé lòng mình ra, chớ đừng xé áo, phải quy thuận Thiên Chúa là Chúa ngươi“ (Ge 2, 1-13)

Như vậy, Sám Hối chính là trở về với tâm tình khiêm nhường, mọi thứ tội lỗi đều xuất phát từ sự “kiêu ngạo”. Một người không thể sám hối, nếu họ không biết khiêm nhường, ngược lại, nếu không có tâm tình khiêm nhường, thì không biết “SÁM HỐI“ chân thành.

Hình thức sám hối chính là: BỐ THÍ – CẦU NGUYỆN – ĂN CHAY, ba hình thức trên phải thực hiện trong nơi “KÍN ĐÁO”. Vì, bất cứ việc gì làm một cách kín đáo, tránh phô trương, khoe khoang thì lợi ích sẽ tăng them, huống chi là việc đạo đức. Vì, sám hối là việc giữa tội nhân với Thiên Chúa, có nghĩa là mình Chúa, mình ta. Sám hối là nhìn nhận thân phận “TỘI NHÂN“ chứ không phải là việc “đạo đức“ để khoe. Đây là cốt lõi của vấn đề. Vì, “Đây là ngày Ta thi ân, là thời giờ Ta giáng phúc“.

Rõ ràng, cách “SÁM HỐI“ của Cựu Ứơc không giống Tân Ứơc, người ta thích phô trương, thích cho mọi người biết, từ đó là ”biến dạng” tính chất quan trọng của việc “SÁM HỐI”. Sám hối là biểu lộ sự chân thành, sự ăn năn, gọi là “THỐNG HỐI”, là ăn năn đau đớn. Nhận ra mình là kẻ có tội, chứ không phải người khác có tội. Vì, nếu mọi người đều biết ăn năn, thì xã hội sẽ lành mạnh, đất nước sẽ bình an, thế giới sẽ hòa bình.

Hôm nay đây, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách “sám hối” chân thành, có nghĩa  là “sám hối” cách kín đáo. Như vậy, Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật là như vậy, Người dạy chúng ta cách bố thí, cầu nguyện, ăn chay một cách “KÍN ĐÁO“ hầu để được chính Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta.

Sám hối cho chúng ta một tâm tình “biết ơn“ và phó thác vào Thiên Chúa là Cha nhân từ. Ba cách thế đưa chúng ta đến một sự sám hối chân thành, hầu kết hiệp được với Thiên Chúa.

Ngày nay, hình thức bố thí “khó“ làm nơi kín đáo. Không những, người ta ”phô trương“ một nơi, mà còn đưa lên các trang mạng, hầu khắp mọi nơi đều biết việc làm “từ thiện“ của họ. Điều nầy, họ cũng lý giải rằng: “đèn thắp lên, phải được đặt trên giá…”. Tuy nhiên, họ cho rằng, nếu không làm vậy, lấy tiền đâu mà làm từ thiện. Điều nầy đúng khi và chỉ khi, tách rời việc “bố thí“ của cá nhân, từng người, với “làm từ thiện“ tập thể (mong dành cho sự suy tư của từng người).

Bài đọc II hôm nay (2 Cr 5, 20-6, 2) thánh Phaolô nói: “… anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu” (2Cr 6, 1b). Theo đó, chúng ta hãy làm theo Đức Kitô., Đấng không hề biết tội là gì?

  • Bố thí, không phải chỉ nghĩ về phương diện vật chất, mà còn là phương diện tâm linh. Bố thí về tình thần là làm tốt, nghĩ tốt, nói tốt cho người khác.
  • Cầu nguyện, không phải đọc kinh suốt ngày, mà phải biết nhớ đến Chúa từng giây, từng phút. Vì cầu nguyện là biểu lộ một đức tin, một sự cậy trông, một lòng yêu mến tha thiết.
  • Ăn chay, không phải nhịn ăn để dành, mà là thể hiện sự hãm mình, sự hy sinh, sự liên kết với cuộc khổ nạn của Đức Kitô- Giêsu. Vì, ăn chay là một trong ba cách sám hối, sám hối là tỏ lòng khiêm tốn.

Sứ Điệp Mùa Chay 2017 của Đức thánh cha Phanxico nhắc nhở cho chúng ta:

  • NGHĨ ĐẾN THA NHÂN: Chia sẻ tình thương là LÒNG THUONG XÓT của Thiên Chúa, không phải bằng cơm bánh, mà bằng tinh thần trong Đức Kitô- Giêsu.
  • NHÌN LẠI TỘI LỖI CỦA MÌNH: có nghĩa là khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, là “đấm ngực“ mình, chứ đừng “đấm mặt“ tha nhân.
  • CHÚ Ý ĐẾN LỜI CHÚA: Vì Lời Chúa là một đặc ân vô giá, một ân huệ vô song , một tình thương cao cả.

Vậy, hình thức xức tro là hình thức bằng lòng, tự nguyện sám hối chân thành để được ơn tha thứ của Thiên Chúa qua giáo hôi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết sám hối chân thành để được giao hòa với Thiên Chúa, được trở về với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là Cha. Xin Chúa thương ban cho chúng con được yêu mến và lắng nghe, hầu thực thi Lời Chúa, hầu đem lại mưu ích cho chúng con./. Amen.

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN