Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, năm A, của Trần Đình Phan Tiến

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, năm A, của Trần Đình Phan Tiến

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Đức Mẹ Sầu Bi 2020

(Lc 2, 33-35)

ĐỨC MẸ THÔNG CÔNG

mesaubiaThưa quý vị và các bạn, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi nhắc nhớ cho chúng ta về sự thương khó của Đức Mẹ, Đức Mẹ sinh ra phần Nhân Tính của Chúa Giêsu, nhưng, hoàn toàn do bởi Thiên Tính Thiên Chúa, là Chúa Thánh Thần, một mầu nhiệm siêu nhiên xảy ra. Vì vậy, mầu nhiệm nhân tính của Ngôi Hai Nhập Thể phải do một phàm nhân , đó là ĐỨC Trinh Nữ Maria, phần nhân tính của Đức Mẹ đã trao cho Chúa Cứu Thế , vì vậy, phần nhân tính của Chúa Giêsu được trao ban bởi Đức Mẹ. Vì thế, Đức Maria được gọi là : “MẸ ĐẤNG CỨU CHUỘC”.

Mẹ Đấng Cứu Chuộc hay Mẹ Đấng Chuộc Tội cũng vậy, nhưng, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi là một dịp để nhắc nhớ “sự thương khó” của Đức Mẹ, nên gọi là ” Sầu Bi”.

Hai từ “Sầu Bi” nói lên sự thương khó, sự đau khổ nội tâm mà Đức Mẹ phải chịu để “ thông phần đau khổ” với Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ. Đồng Thời là Con Thiên Chúa.Thông phần đau khổ với Đấng Cứu Thế, có nghĩa là ” thông công”, thông phần chịu khổ nạn với Đấng Cứu Thế , nên gọi là ” Thông Công”.

Từ ngữ Công giáo có cụm từ “thông công”, được nhắc nhớ theo giáo lý Hội Thánh Công giáo, các thánh cùng thông công. Có nghĩa là ” Hiệp thông đau khổ” cùng với cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Thế, một đặc tính Công giáo duy nhất, Hội Thánh cùng Hiệp Thông.

Hôm nay đây, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, là Lễ nhắc về “Bảy Sự Thương Khó Đức Mẹ”, gọi tắt là Lễ Đức Mẹ Bảy Sự. Từ đó, có Bảy thánh lập dòng tôi tớ Đức Mẹ, là dòng Đức Mẹ Sầu Bi. Tại Việt Nam có Dòng “MẸ CHÚA CỨU CHUỘC”, trước đây gọi là dòng “ Đức Mẹ Đồng Công”, nhận tước hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi” làm bổn mạng. 15/09.

  • Thứ nhất : Cụ Simeong nói tiên tri về Đức Mẹ :” Còn Bà, một lưỡi gươm nhọn sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, hầu mọi sự giữ kín của người ta được tỏ bày…” (Lc 2, 35)
  • Thứ hai : Đức Mẹ lạc Chúa Giêsu ba ngày trong đền thờ.
  • Thứ ba :  Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác Thánh giá, và bước theo Người.
  • Thứ bốn : Đức Mẹ thấy lưỡi đòng đâm cạnh nương long Đức Chúa Giêsu.
  • Thứ năm : Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh gía.
  • Thứ Sáu : Đức Mẹ ẵm xác Chúa Giêsu.
  • Thứ bảy : Đức Mẹ chứng kiến táng xác Chúa Giêsu.

Vì vậy, Bảy Sự Thương Khó mà Đức Mẹ phải thông phần đau khổ với Đấng Cứu Thế nói lên nỗi thống khổ, sầu bi trong tận tâm hồn Đức Mẹ.

Suy niệm sự sầu bi của Đức Mẹ là suy niệm một sự “thông phần” cứu chuộc nhân loại tội lỗi của Đấng Cứu Thế, Con của Mẹ về phân nhân tính, đồng thời là Con Thiên Chúa.

“…Về phần Bà, một lưỡi gươm nhọn sẽ đâm thâu tâm hồn Bà, hầu những gì là giữ kín trong lòng người ta phải lộ ra…”( Lc 2, 35).

Đó là lời cụ Simeong đã nói với Đức Mẹ, có nghĩa là những điều sâu kín nơi lòng người không gì có thể che giấu Thiên Chúa được. Cuộc Tử Nạn của Chúa GIÊSU phơi bày tất của sự thật của loài người. Một sự thật phũ phàng, rõ ràng không thể che giấu nữa, đến độ chính Đấng Cứu Thế đã trần trụi trên Thánh giá, chỉ còn một mảnh vải thôi.

Giữa tình Mẫu Tử thâm sâu, có một sự đau đớn như dao sắc thâu qua tâm hồn của Đức Mẹ. Một nỗi đau khôn tả xiết của một người Mẹ chứng kiến cảnh chịu nạn khủng khiếp nhất của Con mình, nỗi đau ấy càng gấp bội, bởi vì Người vô tội. Lời tiên tri của cụ Simeong là nỗi đau đầu tiên đối với Đức Mẹ. Như vậy, lời nói về sự khổ nạn cũng đau như cuộc khổ nạn vậy, mà Đức Mẹ được dự phần vói Con mình thì quả thật Mẹ được thông phần đau khổ vinh quang với Con của Mẹ là Chúa Giêsu. Vì thế, Sự Thương Khó của Chúa Giêsu càng cao siêu, càng khổ đau, và càng vinh quang bấy nhiêu, thì sự “ thông phần” sầu bi của Đức Mẹ thật kinh khủng bấy nhiêu. Bởi vì, sự đau đớn của Đức Mẹ như dao sắc thâu qua lòng vậy, vâng sự đau đớn ấy dường như chính Đấng Cứu Thế tưởng chừng chịu không nỗi đến độ Người phải kêu lên :” Êloi, ê loi , lam ma sa bac ta ni”, nghĩa là ” Lạy Cha , là Chúa Trời Con , nhân sao Cha lại bỏ Con.”, phương chi là Đức Mẹ.Tưởng chừng như sự đau đớn ấy , là một sự bị Thiên Chúa bỏ rơi.

Vâng, thưa quý vị, trên đời tất cả các nỗi đau được dồn lại cũng không thể diễn tả nỗi nỗi đau khốn khó trên Thánh giá. Đau lắm , muôn nghìn nỗi đau  đớn, nhục nhã, vì một cái chết đầy bi thương của một Ngôi Vị Cứu Thế là kinh khủng như vậy. Dưới chân Thánh giá , Đức Mẹ đau đớn như thế nào? ! Nỗi đau của một người Mẹ có Con chết như một tử tội, mà chết vì nhân loại , thật xót xa khó diễn bày. Nếu giây phút chúng ta chứng kiến người thân ruột thịt của mình chết như một người bình thường trên giường chiếu , mà chúng ta còn đau thương , khổ sầu biết bao, huống chi Đức Mẹ chứng kiến cảnh Chúa Giêsu chết treo trên Thánh già như vậy. Thân hình bị đòn roi bê bết máu, vai vác Thập giá nặng đi xiêu vẹo ngã xuống đất ba lần, đến nơi hành hình, thì bị lột áo, xé ra, áo dài thì bị bắt thăm, chia nhau. Rổi được vấn một vòng gai nhọn trên đầu, tất cả những nỗi đau ấy về Thân Thể lẫn tinh thần đều suy sụp, Đức Mẹ nhìn thấy, thật đau đớn , đến khi bị đòng đinh, treo lên thì những lổ đinh nơi bàn tay chân toát ra tah65t đau đớn, và khi Chúa gần sinh thì, thì một tên lính, lấy giáo nhọn đâm vào ngực trái, khiến máu và nước tuôn ra, lại chịu uống giấm chua, mật đắng, rồi trao Thần Khí.

Như vậy, tất cả những đau đớn Chúa Giêsu đã chịu để trở nên một Hy Lễ hiến tế đền tội nhân gian, trở nên một Giao Ứớc Cứu Độ cho nhân loại.

Vì thế, tuy Đức Mẹ không thể đồng công cứu chuộc, nhưng, Đức Mẹ đau đớn dường nào. Vậy, sự đau đớn của Đức Mẹ là sự thông dự vào mầu nhiệm cứu độ loài người của Chúa Giêsu.

Như vậy, Giá Cứu Độ, Hy Lễ của Người như một của Lễ toàn thiêu dâng lên thiên Chúa như một sự đền bối cao cả.Thiên Chúa không cần sự đau khổ, hay là muốn cho Chúa Giêsu chịu đau khổ, nhưng, để cho satan biết rằng tình thương của Người dành cho nhân thế, dù họ bất xứng.

Như vậy, Đức Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế, vì vậy, Mẹ thông phần đau khổ với Chúa Giêsu, Con của Mẹ thật là một sự đớn đau khôn sánh. Giáo Hội kính nhớ sự đau thương của Đức Mẹ ngay liền kề Lễ Suy Tôn Thánh giá là một sự hợp lẽ , bởi vì, sự thương khó của Chúa Giêsu, không thể không có sự đau đớn của Đức Mẹ, dù rằng người không mảy may “trầy xước. Chúng ta thấy, một mầu nhiệm cao cả như vậy, nhưng tính siêu nhiên, Thiên Chúa gìn giữ tất cả những ai bước theo Chúa Giêsu không bị “trầy da, xước thịt”, kể cả tên đầy tớ, bị thánh Phê-rô chém đứt tai.

Như vậy, sự sầu bi của Đức Mẹ, là dự phần vào sự đau thương của Chúa Giêsu, một sự thông phần diễm phúc, bởi vì, Mẹ chứng kiến một cách nhãn tiền. Từ đó, nhưng ai được thông phần đau khổ với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa qua mầu nhiệm tử nạn của Người, mặc nhiên kẻ ấy được đón nhận ơn Cứu Độ muôn đời.

Lạy Đức Mẹ thông phần đau khổ với Đấng Cứu Chuộc, vì thế Mẹ được gọi là “Mẹ Đấng Cứu Chuộc”. Xin cho chúng con được thông phần với Mẹ, hầu đáng được bước theo Chúa Giêsu Con Mẹ và Mẹ cho đến trọn đời.

Qua phần suy niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi hôm nay, con không dám mặc cả với Mẹ, nhưng xin Mẹ thương cầu bàu cùng Con Mẹ là Chúa Giêsu, xin cho Đức Hồng Y Tagle đang bị nhiễm corona virus, được thoát khỏi hiểm nghèo,để Thiên Chúa được hiển vinh và các linh hồn được hưởng nhờ ơn ích, và hầu minh chứng lòng Mẹ thương con cái. Chúng con cầu xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ./. Amen

15/09/2020

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

XÉT ĐOÁN

XÉT ĐOÁN

Chúa Giêsu dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Mt 7:1) Từ …