Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

LỜI CHÚA LÀ THẦN KHÍ

h7_resizeThưa quý vị, thưa các bạn, như chúng ta biết sau khi Chúa Giêsu về Trời, thì Chúa Thánh Thần hiện xuống theo Lời Hứa ban Thánh Thần của Chúa Giêsu. Như vậy, Chúa Thánh Thần là ai?

Vâng, theo sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 2, 1- 11) thì Chúa Thánh Thần chính là sự tác động siêu nhiên bởi Thiên Chúa, hiện tượng hữu hình là “Lưỡi Lửa” và “nói tiếng lạ”. Nhưng, tuy là hiện tượng hữu hình, nhưng, chúng ta thấy sự siêu nhiên xuất hiện trên đó, “Lưỡi Lửa” xuất hiện trên đầu các Tông Đồ, nhưng không bị cháy, đó là một hiện tượng siêu nhiên. Còn tiếng nói bình thường của mỗi người lại được những người nghe dù là các quốc tịch khác nhau vẫn nghe được thổ âm của mình.

Sau đó, các tông đồ ra đi làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh, thì chính là mở ra một “Kỷ Nguyên Thánh Thần”. Bởi vì, chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu truyền lại cho các Tông Đồ là: “Hãy đi giảng dạy muôn dân“, nhưng, các Tông Đồ chưa có “dũng khí” để thi hành. Thì đây, “Ngày Lễ Ngũ Tuần”, các ông được đầy tràn Thánh Thần và bắt đầu sứ vụ công khai. Như vậy, sách Tông Đồ Công Vụ là sách “khai nguyên giáo hội công giáo”, trang sử đầu tiên của sứ mạng Kitô giáo dưới sự điều khiển của Chúa Thánh Thần. Như vậy, rõ ràng người ta nói thời kỳ bắt đầu khai nguyên Kitô giáo cho đến tận thế là “Thời đại của Chúa Thánh Thần”.

Như vậy, Ngôi Hai Nhập Thể và cứu chuộc nhân loại, thiết lập nền tảng Kitô giáo, hành trình Nhập Thể và Nhập Thế, Tử Nạn và Phục sinh, lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, thời gian chỉ có 33 năm, một thời gian hữu hình. Vì vậy, thời đại hiện hữu của Chúa Thánh Thần là vô cùng, vô hạn.

Qua trang Tin Mừng ( Ga 20, 19 -23) hôm nay, chúng ta thấy, Chúa Giêsu ban “Bình an“ và ơn “tha tội”, chính là ban “Thánh Thần” (c 22). Có thể hiểu, ơn “Bình An “là ơn “Thiên Sai”, còn ơn “Thánh Thần” là ơn “tha tội”.

Vậy, Thánh Thần là Thần Lực siêu nhiên, là ơn “Bình An và Tha Tội”, theo đó, ơn “tha tội” thật quan trọng biết bao, ơn “tha tội” là ơn Thánh Thần. Ngày nay, được trao cho tất cả mọi linh mục, còn ơn “Bình An” là ơn “sai đi”, được trao cho các Giám mục là những người kế vị các Tông Đồ.  Như vậy, theo đó, các Giám mục, hoặc bề trên đại diện giám mục, mới được quyền “sai đi”, vì giám mục là “nhất phẩm”, còn linh mục là “nhị phẩm”. Như vậy, ơn “Thánh Thần“ phổ cập hơn, vì là ơn “tha tội”, nhưng, để ban “Thánh Thần”, tức ơn “Bình An” thì phải dành cho chức “nhất phẩm”, tức giám mục.

Theo đó, chúng ta hiểu rõ được Chúa Thánh Thần là ai. Vậy, Chúa Thánh Thần chính là: “Lời Hằng sống trong Tân Ứơc”, Đấng hiện diện siêu nhiên trong chân lý và bình an của Đức Giêsu- Kitô. Vì vậy, có thể nói: “Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội”. Bởi vì, bình an và Thánh Thần là nguồn mạch chân lý, sức mạnh và tình yêu duy nhất nơi Thiên Chúa là Cha, được ban qua giáo hội của Đức Giêsu- Kitô.

Bài đọc II, theo thánh Phaolo (1Cr 12, 3b -7; 12 -13), như vậy, Trong cùng một thân thể, nhưng có nhiều bộ phận khác nhau, nhiều đặc sủng nhưng chỉ có một Thần Khí. Và không ai tuyên xưng Đức Giêsu-Kitô là Chúa mà không do bởi Thánh Thần.

Vâng , thật vậy, Chúa Thánh Thần là “Nguồn mạch dồi dào ơn cứu độ”, bởi vì, Chúa Thánh Thần không đến, ơn cứu độ nơi Đức Kitô không thể phát sinh hoa trái, bởi vì như Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho anh em Đấng Phù Trợ khác, để ở cùng anh em luôn mãi” (Ga 14, 16).

Căn cứ vào Lời “hứa” ban Thánh Thần của Chúa Giêsu-Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất, chúng ta biết được ơn Thần Khí của Thiên Chúa quan trọng biết bao! Vì chính Chúa Giêsu nói: “Thầy không để anh em mồ côi…”. Vâng, mồ côi là một sự đơn độc, lẻ loi, không nơi nương tựa, nói chung không có điểm dừng, điểm đến, điểm tựa nương. Mồ côi là một trạng thái đơn độc, một đặc tính cô đơn, nhưng, thấu hiểu nỗi khổ ấy, chính Đức Kitô, một Vị  Thiên Chúa Nhập Thể và Nhập Thế “lo lắng” cho các tông đồ và cho chúng ta. Vì thế, Người đã xin với Chúa Cha ban Thánh Thần cho chúng ta với những ý nghĩa trên, và vì vậy bắt nguồn từ nguyên lý ân sủng vì tình yêu, Chúa Thánh Thần đã đến thế gian, Ngài là nguồn cội mọi ân sủng.

  • Chúa Thánh Thần là nguồn cội Đức Tin.

Vâng, mọi ân sủng nơi Thiên Chúa ban qua Đức Kitô-Giêsu, nhưng , nếu không có ơn Thánh Thần, thì ánh sáng đức tin không được lan tỏa, không chiếu sáng, vì đức tin là ánh sáng thật. Nhờ đức tin , phàm nhân có thể làm được nhiều điều phi thường. Hệ quả đức tín được đáp trả từ con người nhân loại, phát ra đức tin là Chúa thánh Thần. Đức tin được phát ra và nhận được từ phía người tin và chiếu tỏa muôn phương là các thánh. Vậy, thánh là sự lan tỏa đức tin từ Thánh Thần, vì các thánh là phàm nhân thì không thể tự mình thánh hóa được, nhờ sức mạnh đức tin, các thánh phản chiếu sự lung linh huyền nhiệm từ Thần Khí Thiên Chúa.

  • Chúa Thánh Thần là nguồn mạch tình yêu.

Vâng, tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì tình yêu đi đôi với sự sống, không ai sống với thù hận và sinh ra từ thù hận. Tình yêu là nguồn mạch sự thánh thiện, tình yêu không bao giờ nằm trong tội. Lạm dụng tình yêu, làm hư hoại tình yêu vì thỏa mãn tình dục mới là tội, còn tình yêu chân thật luôn trong sáng và tạo nên sự sống. Chúa Thánh Thần, Đấng phát sinh và kiện toàn tình yêu, nếu không có Ngài, con người nhân loại không thể nhận biết và yêu mến Đức Kitô- Giêsu được. Bởi vì, sau các tông đồ, chúng ta không thể diện kiến Chúa Giêsu được. Như vậy, nhờ qua tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có đức tin, từ đó, chúng ta nhận ra Thiên Chúa, Đấng tạo thành và cứu chuộc chúng ta . Như vậy, Chúa Thánh Thần là nhạc Trưởng và là “Đại ân nhân” của nhân loại trong ơn cứu độ.

  • Chúa Thánh Thần là “Đại ân nhân“.

Như được chia sẻ, Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta nhận biết, yêu mến, tôn thờ và trung tín với Thiên Chúa, Đấng là nguồn cội mọi ân sủng, vì vậy, Ngài là Vị ”Đại ân nhân” của nhân loại. Dù đảm nhận vai trò “thầm lặng”, nhưng vô cùng quan trọng, vì hằng ngày , hằng giờ, nhân loại nhận biết yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa là nhờ Chúa Thánh Thần tác động. Mọi ơn hoán cải, mọi năng lực siêu nhiên, mọi biến cố lạ thường trong cuộc đời từng người bước theo Đức Kitô- Giêsu là nhờ bởi Chúa Thần. Vì thế, chúng ta phải mến yêu và năng suy đến Chúa Thánh Thần trong việc phụng thờ Thiên Chúa. Theo đó, căn cứ vào lời Chúa Giêsu trong trang Tin Mừng hôm nay (Ga 20, 19 -23) thì, Chúa Thánh Thần như một “Qủa Kinh Khí Cầu” có Thần Khí của Thiên Chúa, vì chính Chúa Giêsu “thổi hơi” trên các Tông Đồ có nghĩa là ban “Thánh Thần” vào giáo hội của Người. Như vậy, thánh là những người làm theo Thần Khí hướng dẫn.

Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến và xin canh tân bộ mặt trái đất, và xin thắp lên ngọn lửa Tình yêu của Chúa trong lòng chúng con hôm nay./. Amen

Lễ Chúa Thánh Thần hiện Xuống 2017

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …