Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (A) của Trần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (A) của Trần Đình Phan Tiến

Lửa Thần Khí

(Ga 20, 19- 23)

Khi chịu Bí Tích Thêm Sức, chúng ta được Đức Giám Mục ghi dấu Thánh giá trên trán và nói: “Con hãy nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần“, chúng ta thưa: “Amen“ và ngài nói: ”Bình an của Chúa ở cùng con”, chúng ta thưa: “và ở cùng cha”.

Vâng, kính thưa quý vị, như vậy, Bí Tích Thêm Sức được dựa vào Lời Chúa hôm nay (Ga 20, 19 -23). Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Khởi đi từ bài đọc I (Cv 2, 1- 11), được gọi là Ngày Lễ Ngũ Tuần, vì Năm Mươi ngày sau Khi Đức Kitô Phục Sinh. Từ câu 1- 4 chúng ta được kể lại rằng: Sự xuất hiện những hình lưỡi lửa trên đầu các Tông Đồ là một hiện tượng “lạ” chưa từng có trong phàm nhân, điều nầy cho thấy sự huyền nhiệm siêu nhiên tuyệt đối từ Thiên Chúa. Điều kỳ diệu nầy minh chứng sự ban Thánh Thần cho các tông đồ, ngày mà Chúa Giêsu hiện ra với các ông, để ban Thần Khí và bình an. Chúng ta hãy xét xem, bối cảnh Chúa Giêsu ban Thần Khí là khi nào?

Như vậy, đoạn Tin Mừng hôm nay tuy ngắn, nhưng cũng có thể chia làm hai phần:

1/ Bối cảnh ban Thánh Thần

2/ Ý nghĩa việc Chúa Giêsu ban Thánh Thần

Như vậy, ban Thánh Thần là do Đức Kitô Phục Sinh ban. Tin Mừng (Ga 20, 19 -23), thuật lại rằng: “Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thai …” (c 19). Chúng ta thấy, các tông đồ đang ở trong một bối cảnh sợ hãi. Trong bối cảnh mà “sự mạnh lên ngôi”, sự “yếu thua đi”. Theo tâm lý bình thường, sự sợ hãi phải xâm chiếm tâm trí kẻ yêu. Sức lực trần thế không thể chống lại cái mạnh, cái dữ, cái ác. Đó là sự đời trần thế: người ta nói: “mạnh được yếu thua”, khi mà công lý ở về phía sự dữ. Nhưng, ”Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình An cho anh em!“. Như vậy, Chúa Giêsu đã xuất hiện kịp thời, đúng lúc. Rõ ràng sự chiến thắng thần chết của Thiên Chúa trong Đức Kitô là một minh chứng quý báu. Vì theo lẽ tự nhiên cũng như siêu nhiên, thế lực yếu không thể nào thắng được sức mạnh. Không sức mạnh nào bằng sức mạnh tử thần. Nhưng Thiên Chúa đánh bại thần chết nơi nhân tính của Đức Kitô, nhân tính và thiên tính giờ đây của Người không tách rời nữa, vì Người đi lại không phải như một phàm nhân, mà là Người xuất hiện cách siêu nhiên lẫn tự nhiên. Điếu nầy cho thấy, Thiên Tính nơi Người làThần Khí của Thiên Chúa. Vì phàm nhân không thể xuất hiện xuyên qua những giới hạn của không gian, đó là nhà cửa, nơi chốn và gới hạn của thời gian, đó là giờ giấc. Và rõ ràng, quyền năng ấy, chính là những vết tích nơi Thân Thể của Người. “Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Các môn đệ vui mừng vì được xem thấy Chúa”. (c 20). Vâng, từ đây sự minh chứng sự tử nạn của Đức Kitô là một sự hiển nhiên cho sự Phục Sinh. Vì thấy các vết thương nơi Thân Thể Chúa, thì không còn nghi ngờ gì nữa, vì không thế lực đối nghịch nào của Thiên Chúa mạo nhận những vết thương của Người được. Những vết thương nơi thân thể Chúa là một minh chứng xác đáng, vì điều nầy nói đến cả một chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Những vết đinh trên Thân Thể Chúa là những kỳ tích, những dấu ấn không phai, những khổ đau được ghi dấu để những thế lực đối nghịch với Thiên Chúa phải “kinh sợ”. Vâng, như vậy, sức mạnh siêu nhiên được Đức Kitô đổi lấy, biến đổi từ “sự yếu đuối”, tức tội lỗi của loài người, để trở nên sức mạnh của ơn cứu độ. Đức Kitô không dùng sức mạnh siêu nhiên để cưỡng chế nó, mà Người đã dùng những vết thương, và Thập giá để chiến thắng nó. Như vậy, biểu dương uy quyền nơi Thiên Chúa, chính là điều chân thật, bởi vì Thiên Chúa là chân lý. Vì thế, sức mạnh nơi Thiên Chúa là chân thật. Không phải là kiêu ngạo mà là Thánh Thần, vì kiêu ngạo là chối bỏ sự thật, còn Thánh Thần là tôn thờ “SỰ THẬT” vì Sự Thật là Thiên Chúa. Và sự thật từ Thiên Chúa chính là sức mạnh tuyệt đối cho chúng ta cậy trông. Rồi Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em“ (c 21 ). Rõ ràng, Chúa Giêsu lãnh lấy năng lực siêu nhiên từ Chúa Cha, Đấng là sức mạnh tuyệt đối, đó là Thánh Thần, là Thần Khí của Thiên Chúa, vì Ngài được mệnh Danh là Thần Chân Lý. Điều nầy cho thấy Chúa Giêsu là nguyên lý hằng hữu từ Ba Ngôi Thiên Chúa, chứ không phải tự nơi phàm nhân thế tục mà đến: ”Nói xong, Người Thổi Hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần“ (c 22). Như vậy, chính Chúa Giêsu truyền ban Thánh Thần cho các tông đồ, để làm gì? Thưa, để các ông nhận được “năng lực siêu nhiên“, và như vậy, các ông không còn sợ hãi nữa. Vì Thánh Thần ở với các ông. Như vậy, Thánh Thần như đã định nghĩa, là Thần Chân lý, Thần của SỰ HẰNG HỮU. như vậy, THẦN HẰNG HỮU chính làThiên Chúa, nhưng Ngài giữ vai trò thánh hóa. Nghĩa là từ đây, vai trò THÁNH HÓA của Ngài được biểu lộ công khai qua giáo hội của Chúa Kitô. Vì thế, Giáo Hội Công giáo được ban qua các Tông Đồ, mặc nhiên, Giáo Hội cũng chính là Chúa Thánh Thần, từ đó, quyền tha, buộc của Giáo Hội không phải chỉ là của các Tông Đồ, mà là của ChúaThánh Thần, Đấng ban sức mạnh cho Giáo Hội cách siêu nhiên lẫn tự nhiên. Vì không ai có thể ban cho kẻ khác cái mình không có. Thiên Chúa là sức mạnh tuyệt đối, vì thế, Người ban “sức mạnh” tuyệt đối đó là Thánh Thần, để làm gì? Thưa, để “cầm buộc” và “tháo gỡ”, đó là quyền tuyệt đối bởi Giáo Hội, như Lời Chúa Giêsu nói: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.“ (c 23). Rõ ràng như vậy, chính cái quyền tha, buộc ấy là quyền của Thiên Chúa, của Thánh Thần, chứ không phải quyền của Giáo Hội, nhưng chính Đức Kitô trao “cái quyền“ ấy cho các Tông Đồ. Mặc nhiên, đây là chân lý, mà chân lý thì không thể thay đổi. Như vậy, giáo hội là con thuyền, nên chi, đôi lúc “tròng trành” vì sóng gió, nhưng THÁNH THẦN thì không thể sai lầm. Vì Ngài là CHÂN LÝ, Ngài luôn hướng dẫn “con thuyền“ Giáo Hội đi trong đường lối của Thiên Chúa.

Theo đó, Bài đọc II thánh Phao-lô (1 Cr 12, 3b-7; 12 -13) , gọi Ân Huệ của Thần Khí là Đặc Sủng và Đặc sủng ấy là duy nhất, vì chỉ có một Thần Khí, Thần Khí ban cho nhiều ân sủng, nhưng chỉ có một, vì được so sánh với thân thể, tuy nhiều bộ phận khác nhau, nhưng chỉ là một thân thể. Vì thế tất cả chúng ta chỉ tràn đầy một Thần Khí duy nhất mà thôi. Mọi hoạt động của Chúa Thánh Thần là một sự thánh hóa kỳ diệu của Thiên Chúa. Vì vậy, ông cha không phải là Giáo Hội, nhưng là một vị đại diện cho giáo hội, khi ông cha ấy theo hướng dẫn của Thần Khí, tức nhận được một đặc sủng riêng, theo khả năng đón nhận của người ấy, đồng thời nhận được ơn thánh hóa của Thánh Thần. Như vậy, có lần Chúa Giêsu đã nói: “Mọi sự xúc phạm đến Con Người thì được tha, nhưng tội xúc phạm đến Thánh Thần, thì không được tha.” (Mt 12, 32; Lc 12, 10). Theo đó, Thánh Thần là quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa. Thánh Thần cũng có thể hiểu là sự Phục sinh của Đức Kitô. Đức tin bảo chúng ta rằng: “Thiên Chúa là Đấng vô biên, quyền phép vô cùng, không có địch thủ nào chống lại Thiên Chúa”. Và công cuộc Ngài làm nơi Đấng Cứu Thế, sau khi Người phục sinh là một mầu nhiệm thiêng liêng và siêu việt, là kỳ công, kỳ tích của Thánh Thần. Là công trình của Thiên Chúa, vì thế mọi giáo huấn của Chúa Giêsu đều được Chúa Thánh Thần bảo vệ. Như vậy, xúc phạm đến Chúa Giêsu thì được tha, vì Chúa Giêsu mang sứ vụ cứu chuộc, còn Chúa Thánh Thần mang sứ vụ siêu việt Thần Tính hoàn toàn, vì vậy, khi con người xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, thì con người mang tính trở nên đối địch với Thiên Chúa, đó là satan, thì không thể tha thứ. Rõ ràng, chúng ta thấy satan là kẻ muôn đời không được tha thứ đó sao? Như vậy, có thể hiểu satan là kẻ chống lại Chúa Thánh Thần. Còn những người còn có thể được tha thứ, thì những người đó không có dấu hiệu chống lại Chúa Thánh Thần.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến canh tân, đổi mới hồn xác chúng con. Tăng sức linh hồn, bồi thêm lửa mến, hun đúc trí khôn, hiệp nhất muôn lòng ./. Amen

08/06/2014

P.Trần Đình Phan Tiến (Bước Theo )

 

 

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …