Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, năm A, của P. Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Lễ Chúa Ba Ngôi, năm A, của P. Trần Đình Phan Tiến

ĐẤNG ĐỊNH NGHĨA SIÊU NHIÊN

h4Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, Đoạn Lời Chúa Lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay theo Tin Mừng Gioan là Đoạn Lời Chúa nói về “tình yêu”. Vâng, tình yêu hai chữ thật “cao siêu” bởi vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì “THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU”.

Vâng, tình yêu tưởng chừng đơn giản, nhưng thật không giản đơn, bởi vì chính Con Một Thiên Chúa, Đấng đã đến thế gian để “dịnh nghĩa” về tình yêu thật lớn lao, thật vất vả khó nhọc, thật phi thường và cũng thật khủng khiếp, đó là Mầu Nhiệm Tử Nạn của Đức Kitô.

Tình yêu mang chiều kích tâm linh, siêu nhiên, chứ không phải tự nhiên như người ta nghĩ, vì vậy, tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa chứ không phải từ thế gian.

Đức Kitô, Đấng đã đến từ Thiên Chúa, tức siêu nhiên, như vậy Người là Đấng định nghĩa siêu nhiên, vì tình yêu thuộc về siêu nhiên.

Lời Chúa (Ga 3, 16) đã định nghĩa điều ấy: ”Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”.

Theo đó, rõ ràng, Chúa Giêsu là Đấng “định nghĩa tình yêu”, vâng, tình yêu đến từ và bắt nguồn nơi Thiên Chúa, vì vậy, tình yêu là trạng thái siêu nhiên. Vì vậy, không một ai ngoài Thiên Chúa ra có thể định nghĩa siêu nhiên được. vì, Đấng từ Trời mà đến, thì mới có thể kéo nhân loại lên được.

Lễ Chúa Ba Ngôi cho chúng ta hiểu được chiều kích đó. Khi nói về Chúa Giêsu, thì không thể chỉ có mình Người đơn độc, mà là chính Ba Ngôi ngự trị trong Người. bởi vì, Thiên Chúa là một Mầu Nhiệm hiệp thong, chứ không đơn độc, duy nhất một Thiên Chúa, nhưng là Ba Ngôi. Một sự trọn vẹn nơi bản tính của tình yêu. Vì, nếu chỉ Một Ngôi duy nhất, một Chúa Duy nhất, thì không cần có tình yêu, như vậy, tức không có sự sống, vì tình yêu mang lại sự sống. Nếu tự bản chất nơi Thiên Chúa không cần tình yêu, thì lúc ấy không còn là Thiên Chúa nữa.

Ba Ngôi Thiên Chúa ban cho nhân loại sự sống, vì tình yêu chính là sự sống viên mãn, nên chi, khi phàm nhân bất nghịch với Thiên Chúa, thì lúc đó, phàm nhân phải chết, nhưng vì bản chất là tình yêu, Thiên Chúa không bỏ mặc con người dưới quyền sự chết, bởi vì, trong Thiên Chúa là một mầu nhiệm hợp nhất yêu thương, đó là Ba Ngôi. Vì thế, Ngôi Thứ Hai ra đời cứu chuộc nhân thế. Một nền thần học căn bản cho nhân loại, đó là: Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nếu Đấng Cứu Thế không ra đời, nhân thế không thể nhận biết mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải tình yêu từ Thiên Chúa duy nhất. Vì vậy, mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi không khó hiểu như người ta tưởng.

Ba Ngôi không phải là “Ba Chúa” mà là Một Chúa, bởi vì bản chất Thiên Chúa là tình yêu, vì tình yêu là sự “trao ban”. “Thiên Chúa đã trao ban Con Một của Ngài cho thế gian”.

Như vậy, Đấng “được trao ban ban“ ấy đã “mạc khải” Thiên Chúa có Ba Ngôi, chinh là Đức Kitô-Giêsu là Đấng đã “định nghĩa siêu nhiên” cho nhân loại nhận biết những điều siêu nhiên.

Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa là một Mầu Nhiệm căn bản mang đúng bản chất Thiên Chúa là Tình Yêu qua sự mạc khải của Đức Giêsu-Kitô. Đồng thời Mầu Nhiệm một Chúa Ba Ngôi biểu lộ sự toàn năng trong sự yêu thương mà ra. Tình yêu chân chính không phải chỉ là “nụ hôn”, vì “nụ hôn Giu –đa” không phải là nụ hôn tình yêu chân thật. Rõ ràng, “nụ hôn Giu-đa” là nụ hôn phản bội, bất trung, bất tín, như vậy là “nụ hôn tội lỗi”. Vì, tình yêu chân chính là tình yêu mang lại ích lợi cho đối tượng mình yêu thương, hay nói cách khác tình yêu chân chính là ”tình yêu vô vị lợi”. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu tự hiến như Đức Kitô, Người đã tự nguyện dâng chính mình là Hy Lễ Cứu Chuộc. Như vậy, Chúa Cha đã yêu thương thế gian và đã ban Người Con cho thế gian, để ai tin vào Người Con ấy thì sẽ được ơn Cứu Độ muôn đời. Và, Người Con ấy đã đến thế gian tự hiến mạng sống hữu hình của Người để “CỨU“ thế gian. Chúa Thánh Thần là nguồn ân sủng siêu nhiên làm cho nhân thế nhận biết mọi kỳ diệu trong vũ trụ, trong đó sự tạo dựng vũ trụ và con người, sự tái tạo con người tức ơn cứu chuộc, được diễn bày trong mầu nhiệp Nhập Thể và Nhập Thế của Đức Kitô – Giêsu.

Khởi đi từ Bài đọc I, (Xh 34, 4b – 6. 8-9) Thiên Chúa ngự xuống trên đám mây mà xưng Danh Thiên Chúa đang khi Môi-sê mang hai bia đá lên núi Sinai. Quả thật, Thiên Chúa tự mạc khải chính mình, thì nhân loại mới nhận biết, nếu không phàm nhân không thể tỏ tường.

Theo đó, Cựu Ứơc chưa mạc khải cho nhân loại, Một Chúa Ba Ngôi , mà chỉ mạc khải cho biết có một Thiên Chúa, Đấng Cực Thánh qua một phàm nhân là Môi-sê.

Bài đọc II, (2Cr 13, 11-13), thánh Phao-lo cho biết Thiên Chúa là ”Nguồn yêu thương và bình an” sẽ ở cùng chúng ta.

Như vậy, Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là một nguyên lý siêu nhiên, mà cần biểu lộ, hầu tỏ bày sự an bài cho nhân thế trong càn khôn nầy. Cho biết, Thiên Chúa là tình yêu không đơn độc như “bá chủ” hay một Vị Vua độc tài, mà là một tình yêu trao ban và tự hiến cho nhân loại trong nguyên lý từ Thiên Chúa.

Tháng sáu là tháng Kính thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một dấu chỉ bày tỏ cách tuyệt đối tình yêu siêu nhiên từ Thiên Chúa, mà không có thụ tạo nào thể hiện được, Tình yêu tự hiến của Chúa GIsêu biểu lộ qua Thánh Tâm của Người là một sự trào tràn cho nhân nhận ra một tình yêu siêu nhiên chỉ có nơi Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh, Chúa đã biểu lộ bản tính yêu thương qua cuộc khổ hình sinh ơn cứu độ của Đức Kitô, Ngơi Lời hằng sống vĩnh cửu. Xin thương ban cho chúng con nhận ra tình Chúa cao vời mà đáp đền muôn một. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con ./. Amen.

P. Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN