Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của P.Trần Đình Phan Tiến

 

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

QUA THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG!

Thưa quý vị, thưa các bạn! Qua thập gía đến vinh quang, “qua“ ở đây không có nghĩa là: “quá khóa“, mà “qua“ ở đây có nghĩa là: chấp nhận vác thập giá. Thập giá là chóp đỉnh của tình yêu, tình yêu dẫn đến sự tha thứ. Sự tha thứ cao cả mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua Đức Kitô.

Chúng ta thấy khởi đi từ bài đọc I hôm nay (Cn 31, 10 -13; 19 -20; 30-31), ca ngợi người phụ nữ hiền đức, dường như không ăn nhập gì với ý nghĩa Tin Mừng hôm nay, nếu hiểu theo câu chữ. Nhưng chúng ta hiểu theo ý nghĩa dụ ngôn, thì nói lên sự chăm chỉ, nết na, hiền thục của một người phụ nữ. Người phụ nữ trong Kinh Thánh, chỉ về Giáo Hội, vì Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Kitô. Giáo Hội là người mẹ hiền, Kinh Thánh dùng hình ảnh “người phụ nữ nhân đức“, để nói lên sự hiền thục nết na, đồng thời noi gương cho gia đình theo nghĩa đen. Người phụ nữ nhân đức là người mẹ hiền nuôi con. Nói lên sự cần cù, nhẫn nại, vì không hình ảnh nào đẹp và thay thế được hình ảnh người mẹ hiền, vâng, từ mẫu.

Vâng, hình ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam nói riêng và các thánh nói chung, là hình ảnh nhẫn nhục, chịu đựng , hy sinh đến cùng. Vâng, những đức tính ấy là đức tính của người phụ nữ.

Vâng, Lễ Kính trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chính là tôn vinh sự nhân đức, sự nhẫn nai, sự hy sinh, sự tha thứ vì yêu thương của các ngài. Vâng, các ngài đã hy sinh vì Nước trời đẹp như “người phụ nữ nhân đức“ trong Thánh Kinh.

Bài đọc II (1 Tx 5 , 1- 6), thánh Phao-lô cho chúng ta biết “Giờ của Chúa đến như kẻ trộm”. Tình thương và sự bình an của Chúa cũng đến bất chợt. Thì giờ chết của chúng ta cũng đến bất chợt.Tỉnh thức chờ ngày giờ quang lâm (có nghĩa là: ngày phán xét riêng và chung. Riêng là giờ chết của mỗi người. Chung là ngày chung thẩm, tứ ngày thế mạt) của Chúa đến trong cuộc đời mỗi người chúng ta, là một sự thức tỉnh luôn luôn, sẵn sàng. Như, Chúa nhật tuần trước, (Mt 25, 1-13), “Dụ ngôn Mười Cô Trinh Nữ“, chúng ta thấy, ”Mười cô trinh nữ“, nhưng “Năm cô khôn ngoan“ còn “năm cô dại khờ“. Năm cô khôn ngoan lúc nào cũng sẵn sàng chờ “Chàng Rể“ đến. Như vậy, nói lên sự lập công, sự hợp tác, sự bền bỉ, sự nhẫn nại, sự trung thành, với Thiên Chúa.

Tin Mừng hôm nay (Mt 25, 14 -30), cho chúng ta một dụ ngôn khác: “Dụ ngôn những nén bạc được giao“. Vâng, những nén bạc là những ân huệ, những ân sủng, những ơn lành, những Bí Tích mà chúng ta nhận lãnh. Vâng, ân sủng của Thiên Chúa cũng giống như những “nén bạc siêu nhiên“, phải được sinh lời. Sinh lời không phải là cho Chúa, vì Ngài là “Ông Chủ”. Nhưng sinh lời là để cho chúng ta. Sinh lời là một “Hồng phúc“, sính lời là bổn phận, sinh lời là khôn ngoan, sinh lời là một “trách nhiệm“. Chúng ta đừng lầm tưởng Thiên Chúa đề cao sự “nghèo”. Nghèo vật chất, hay nghèo tâm linh, đó không phải là “ĐƯỜNG LỐI“ của Tin Mừng. Chúng ta phải phân biệt, “sự giàu có“ Nước Trời, sự giàu có “ân sủng”, chứ không phải là “sự giàu có“ của cải trần gian. Nếu, chỉ giàu có của cải trần gian, mà “nghèo nàn“ ân sủng, thì thật đáng buồn và đáng trách. Đa số các thánh là những người “nghèo” khó của cải trần gian, nhưng lại “giàu có“ về ân sủng của Thiên Chúa.

Nói tóm lại, Thiên Chúa không chủ trương sự nghèo khó, nhưng, biết cho đi thì sẽ ”giàu có”. Có nghĩa là biết sống quảng đại, chứ không phải ”hà khắc“. «Khôn ngoan“ là đại lượng, chứ không phải “đại lượng“ là phung phí. Chúng ta phải biết phân biệt giữa “ân sủng” và “của tiền“ thế gian. Nhưng chúng ta, phải biết nhìn qua cách “sử dụng” và làm giàu bằng “của tiền“ thế gian, mà làm cho nên phong phú “tình thần“.

Chúa Giêsu dùng “Dụ Ngôn những nén bạc được giao“ hôm nay, (Mt 25, 14 -30). Là cho chúng ta biết, ân sủng siêu nhiên cũng phải được sinh lời như ân sủng tự nhiên là của cải vật chất. Thiên Chúa vẫn ban cho “sự giàu có“ của tiền, vật chất, cho những ai biết làm ra của cải chân chính. Thật vậy, mọi của cải chân chính trên trần gian chính là ân sủng tự nhiên, cũng như siêu nhiên. Vì không một ai, làm ra của cải trần gian, mà không do bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa không tùy thuộc vào người có đức tin, hoặc kẻ không tin, mà ban cho sự giàu có của cải trần gian. Vì Thiên Chúa dựng nên mặt trời cho kẻ chân chính, cũng như kẻ bất chính. Có một điều chắc chắn là, Thiên Chúa không chủ trương sự nghèo đói, vì, Thiên Chúa là ”Ông Chủ“. Ông Chủ tốt bụng, và hào phóng.

Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng cách “giao những nén bạc“ để sinh lời theo nghĩa tâm linh. Nhưng, đồng thời theo nghĩa tự nhiên, cũng chính là sự hợp lý. Vì, người “biết sinh lời“ là người “ĐÁNG KHEN“. Chúng ta, thử lấy một ví dụ: Nếu chúng ta nhận lãnh “ơn gọi“ Kitô hữu, là như “một đồng“ mà chúng ta lại không làm cho “ân sủng“ ấy sinh lời, không phải là “kiếm một người nữa theo đạo“, mà là phải phát huy “Bí Tích Thánh Tẩy” mà chúng ta đã lãnh nhận. Có nghĩa là sống theo “ơn gọi“ Kitô hữu một cách xứng đáng.

Theo đó, không phải, “ơn gọi“ Kitô hữu là một sự sống thiếu trách nhiệm. Chúng ta thấy “số lượng” “năm nén“ , “hai nén“, “một nén“, chính là những “số lượng“ chính thức, người lãnh “năm nén“ chính là các bậc giám mục, người lãnh “hai nén“, chính là những linh mục, tu sĩ, là những người có chức thánh, những người có đời sống thánh hiến nói chung. Còn những người lãnh “một nén“ là giáo dân, đa số. Cần lưu ý, tu sĩ không có chức thánh, dù sống bậc thánh hiến, nhưng cũng như là giáo dân, vì giáo dân (đa số) chính là những tu sĩ theo bậc hôn phối. Vì, giáo dân không có hôn phối, dù không sống trong tu viện, không có lời khấn, nhưng họ sống ngay lành theo giáo huấn của Đức Kitô và Giáo Hội, chính là những tu sĩ. Còn nếu họ sống theo hội dòng, hay tu viện, thì họ là tu sĩ theo đặc sủng, linh đạo của dòng tu đó. Riêng thánh chức Linh Mục, thì mới gọi là giáo sĩ. Như vậy, để phân biệt, tu sĩ có chức thánh và tu sĩ không chức thánh. Từ đó, linh mục cũng có hai hướng “Triều“ và ”Dòng”. Triều là linh mục tu theo chủng viện, họ được đào tạo theo “chương trình” chủng sinh, có nghĩa là: Chủng viện là trường đào tạo chính thức và có niên khóa. Dưới hệ thống từ giáo triều Tòa Thánh. Có chính thức từ các thánh tông đồ, theo trường lớp của giáo triều, được đặt dưới quyền Đức giám mục, vì Đức Giáo Hoàng chính là giám mục Rôma, có nghĩa là giám mục chính của Tòa Thánh. Như vậy, linh mục triều là linh mục xuất thân từ chủng viện theo hệ thống giáo triều. Còn linh mục dòng là theo hệ thống của dòng tu do một đấng sáng lập. Theo đó, linh mục dòng, thường được hiểu là một tu sĩ nhiều hơn là một linh mục. Tuy nhiên, chức thánh thì như nhau, không phân biệt, nhưng chức thánh của đời tu sĩ linh mục, là chức thánh có lời khấn, khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh. Từ đó, linh mục dòng thường được thắt chặt hơn, dễ nên thánh hơn. Nhưng đó, là những gì hiện hữu trước mắt, còn siêu nhiên thì chỉ do quyền năng bởi Thiên Chúa mà thôi.

Linh mục triều thì không có lời khấn khó nghèo, chỉ có hai lời “Hứa“ trong ngày lãnh chức thánh: đó là: ”Độc thân, và vâng lời“ Đức Giám Mục. Nhiệm sở làm việc là giáo xứ. Còn linh mục dòng phải giữ ba lời khấn “Khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh”. Về điểm vâng lời thì phải thêm một sự vâng lời, là vâng lời Bề trên trực tiếp, vì Bề Trên vâng lời Đức Giám mục. Tuy nhiên, đây là những đặc sủng khác nhau, cũng phát xuất từ Tin Mừng và tông truyền theo thánh Kinh mà thôi. Không có sự so đo sinh ra hỗn loạn. Vì tất cả là hồng ân. Vì mọi trật tự phải quy về Giáo Hội, mà giáo hội là mẹ hiền, Hiền Thê của Đức Kitô.

Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng kính các thánh tử đạo Việt Nam, là hiền nhân, là những biểu tượng trung kiên vì Tin Mừng, các ngài sống và chết để làm chứng cho Đức Kitô. Theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu, không phản bội, trung tín sắt son, dù đao gươm, dù gông cùm, đủ mọi hình phạt ghê sợ của trần gian, nhưng không sờn chí vì đức tin. Một ý chí sắt son kiên cường đến độ thế gian phải run sợ, lùi bước, chứ không phải các ngài lùi bước. Chúng ta thấy sự can đảm của công chính mạnh hơn tử thần. Sự kiên gan trung thành với đức tin, thể hiện một “TÌNH YÊU CHUNG THỦY”, son sắt với Tin Mừng với Thập Gía của Đức Kitô, mà các ngài tôn thờ hằng ngày suốt đời, đó là ”THÁNH GIÁ“. Vâng, Thánh Gía là Gía Thánh mà Đức Kitô đã chuộc bằng Máu Thánh của Người, để cứu chuộc nhân loại. Từ đó, các thánh Tử Đạo là: “Hạt Giống nảy sinh” người tín hữu. Cũng như các thánh nói chung, các thánh tử đạo nói riêng là thành phần trung kiên sống đức tin, và dùng chính máu đào để tuyên xưng Đức Tin. Các ngài đã đến được vinh quang Thiên Quốc bằng chính sự ôm lấy Thập Gía của Đức Kitô. Chứ không phải là “đạp qua Thánh Giá“ của Đức Kitô, như “lệnh truyền“ của vua trần gian. Vì, các ngài “tuân lời“ Thiên Chúa hơn người phàm./.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trần gian không phải vì vinh quang trần thế, nhưng chính là vinh quang Nước Trời. Vì vậy, có rất nhiều phàm nhân đã nghe lời của Chúa và đáp trả tình yêu “THẬP GIá“. Từ đó, ngày nay, các ngài đã xứng đáng lãnh nhận triều thiên vĩnh cửu trên Nước vinh quang của Thiên Chúa. Xin THƯƠNG BAN cho những tâm hồn còn dưới thế, biết kiên trung trong đức tin, để minh chứng Tin Mừng là Lời “Hằng Sống“ đến từ trời cao, mà tuân giữ và truyền bá, hầu làm vinh danh Chúa và cứu giúp các linh hồn ./. Amen.

16/11/2014

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …