(Lc 18, 9-14)
“Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi ” (Lc 18, 13 )
Kính thưa quý vị, Truyền giáo là cánh tay nối dài của ơn Cứu Độ. Vâng, có nhiều định nghĩa , nhưng, định nghĩa sau cùng là định nghĩa đúng nhất.
Vâng, con xin chia sẻ hơi ”mạnh miệng” một chút xin quý vị tha thứ. Theo lệnh truyền của Đức Kitô có nghĩa là ĐẤNG CỨU THẾ, thì việc truyền giáo là trách nhiệm của những ai muốn bước theo Người. Từ đó, suy ra việc truyền giáo là “bổn phận và trách nhiệm” của Giáo Hội. Giáo Hội Chúa Kitô là Giáo Hội Truyền giáo.
Ý thức rõ và cao độ về trách nhiệm của mình, Đức Thánh cha Phanxico ban hành Thông Điệp về truyền giáo từ năm 2015 : “Chung tay loan báo Tin Mừng ra những vùng ngoại vi”, mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang triển khai trên Giáo Hội Việt Nam. Đặc biệt năm truyền giáo 2016 nầy làm nền tảng cho việc tái xây dựng lại công cuộc truyền giáo TRỰC TIẾP từ Đức Kitô.
Mỗi giai đoạn, mỗi biến cố thời gian có khác nhau, nhưng bản chất truyền giáo của Giáo Hội không thay đổi. Mỗi vị giám mục Việt Nam nói riêng có cách nhìn, cách làm, cách hành động khác nhau, nhưng cùng một mục đích duy nhất là : “Thực Thi Lệnh truyền của Chúa GIÊSU” là :TRUYỀN GIÁO.
Vậy , ý nghĩa thiết thực của việc truyền giáo là : Nói về Chúa cho mọi người, Trong đó, theo Hước dẫn cụ thể của Giáo Hội, tính cách vĩ mô, như theo Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II thì có 5 đối tượng để được truyền giáo.
Thứ nhất : Những người chưa biết Thiên Chúa, chưa từng được nghe nói về Thiên Chúa.
Thứ hai : Những người chống đối , ghét Đạo Công giáo.
Thứ ba : Những người bỏ đạo, chối Chúa ( thành phần nầy được gọi là tái rao giảng Tin Mừng cho họ ).
Thứ tư: Thành phần nghèo khổ của xã hội, bệnh tật, thất học, trẻ em bui đời , phạm pháp, tù nhân, dĩ điếm , ma cô, mắc bệnh hiểm nghèo, mà xã hội gọi là ”tệ nạn” ( bị xã hội bỏ rơi, hoặc lên án)
Thứ năm : Thành phần khác tôn giáo, trí thức vô thần, cụ thể tại Việt Nam là những người đảng viên , những người từng nhận biết Thiên Chúa , nhưng vì hoàn cảnh đã bỏ đạo.
Vâng, truyền giáo ngày nay có nhiều khó khăn và thách đố hơn, vì mỗi giai đoạn lịch sử có những thách đố khác nhau. Nhưng , như lời thánh Phaolo nói : “Anh em hãy rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô trong lúc thuận tiện, cũng như lúc bất tiện”.
Vâng, nhưng Lời Chúa được chọn đọc trong Thánh Lễ Khánh Nhật Tuyền Giáo hôm nay không có lời nào liên quan đến truyền Giáo.
Điều nầy nhấn mạnh đến “ con chỉ là đầy tớ vô dụng”. Vâng, quả thật là như thế, vì bao lâu công việc truyền giáo không biết tháp nhập vào Đức Kitô, thì việc truyền giáo ấy coi như “hỏng”.
Chúng ta liên tưởng đến người “đạo đức” trong trang Tin Mừng hôm nay, ông ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha, nhưng ông ấy kể công như người làm công. Ông ta không biết rằng , những công đức của ông ta mà ông ta nhận được đó là do Lòng Thương Xót của Cha ông ta là Thiên Chúa toàn năng, Đấng dựng nên trời đất đó sao ?
Vâng, thưa quý vị, chúng ta phụng sự Thiên Chúa vì Ngài yêu thương chúng ta, chứ Ngài không dùng “công đức” của chúng ta để “mưu ích” cho Ngài. Khi chúng ta tôn thờ Thiên Chúa một cách thành tín, chính là lúc chúng ta đang nhận được đầy tràn ân sủng trong Thánh Thần. Vì thế, khi chúng ta cầu nguyện chính là lúc chúng ta được diễm phúc gắn kết với Thiên Chúa, và như Lời Chúa Giêsu nói : “ Ta là Cây nho thật, … các anh em là cành nho, cành nào kết hợp cùng cây sẽ trổ sinh hoa trái…” ( Ga 15, 1 -17)
Vâng , và như vậy, căn cứ vào Lời của Chúa Giêsu, sứ mạng Truyền Giáo của Giáo Hội chính là “kết hợp vào Cây Nho Giêsu” để sinh hoa trái, chứ không phải để lập công.
Hai người lên đền thờ cầu nguyện trong trang Tin Mừng hôm nay, phản ánh thực trang của người Pharisieu và hình ảnh người thống hối. Vì trước nhan Thiên Chúa không ai vô tội, công trạng khi chúng ta lam được , chính là ân huệ nhưng không bởi Thiên Chúa. Nên chi, Ngài không cần công trạng của chúng ta , mà Ngài chỉ muốn LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa được thực thi. Thiên Chúa không muốn của lễ, nhưng chỉ đòi lòng nhân.
Vậy, Khánh Nhật Truyền giáo, chính là thời gian nhìn lại chúng ta có đang “kết hợp” với Chúa Giêsu hay không? Nếu, chúng ta đang kết hợp với Người, mặc nhiên chúng ta sẽ ”trổ sinh hoa trái”. Vậy, việc truyền giáo chính là : “trổ sinh hoa trái trong Đức Kitô ”. Vì, Truyền Giáo là đem Chúa đến với tha nhân, nếu chúng ta không có Chúa Giêsu, thì làm sao trao Chúa Giêsu cho người khác.
Vậy, theo con, cách truyền giáo tốt nhất và dễ có hiệu quả, đó là hình ảnh “Cây Nho Thật Giêsu” ( Ga 15, 1-17).Vì ngoài Chúa Giêsu ra không ai có thể đến được với Thiên Chúa là Cha, cũng vậy, Chúa Cha là “Người trông Cây Nho thật Giêsu” sẽ cắt tỉa những cành nho không sinh trái.
Biển truyền giáo thì mênh mông, nhưng LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa thì lớn hơn công cuộc truyền giáo. Mong thay !
Lạy Chúa Giêsu, Đấng là Cây Nho Thật, xin thương ban cho những ai bước theo Người được sinh hoa kết trái dồi dào, nhờ được tháp nhập vào Người là cây Nho Thật, bởi chính Chúa Cha là Người trồng Cây Nho ấy , hầu sinh trái sum suê như Thánh Ý Chúa. Chúng con cầu xin Nhờ Đức Kitô – Giêsu ./. Amen
23/10/2016
P.Trần Đình Phan Tiến