Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII TN, NĂM C, CỦA P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII TN, NĂM C, CỦA P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

(Lc 12 13 -21)

CỦA CẢI TRẦN GIAN VÀ CỦA CẢI NƯỚC TRỜI

c43Vâng, kính thưa quý vị, thưa các bạn, của cải chính là ”PHƯƠNG TIỆN “ tốt, nhưng là “ ÔNG CHỦ  “xấu, bởi vì đừng ai đặt của cải là “ông chủ”. Tại sao vậy ? Thưa , quý vị, thưa, bởi vì “ của cải không có ” TRÁI TIM “. Vâng, thật vậy, nếu của cải có trái tim, thì không còn là của cải nữa, bởi vì  ai cũng biết của cải là “vật chất”, mà vật chất là “bị động”, chỉ có con người mới là “ chủ động”, bởi vì con người được Thiên Chúa ban cho có “ trái tim”. Vâng, trái tim của con người chính là “LƯƠNG TÂM “. Vâng, Lương Tâm có nghĩa là: “TRÁI TIM TỐT LÀNH ”, trái tim tốt lành là trái tim lương thiện.

Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới làm được điều đó mà thôi. Thưa quý vị. Người ta nói : “ Nhân chi sơ, tánh bổn thiện “ là như thế.

Thiên Chúa đặt vào trong tâm hồn con người sự lương thiện tức lương tâm tốt lành, như vậy, lương tâm của con người chính là Thần Khí của Thiên Chúa. Vì rõ ràng, lương tâm chính là điều mà không cần luật pháp. Vì lương tâm là điều thiện hảo, dù làm trong bóng tối , nó vẫn sáng, vì vậy, lương tâm “KHÔNG SỢ “ pháp luật. Pháp luật chỉ là dành cho kẻ bất lương trá hình. Vì, nếu bạn sống theo lương tâm, thì cần gì bạn phải sợ pháp luật. Vì , không pháp luật nào đi “ XÉT XỬ “ người có “ LƯƠNG TÂM “. Con người sống theo lương tâm, thì pháp luật phải sợ họ vì kẻ xấu phải lui bước.

Vâng, LƯƠNG TÂM chính là TINH THẦN PHÚC ÂM. Vậy, người chưa biết Thiên Chúa có “ LƯƠNG TÂM “không. ? Thưa có, tai sao ? Thưa, chính là “Nhân chi sơ , tánh bản thiện “. Vâng, lương tâm là ân huệ tự nhiên mà Thiên Chúa ban cho nhân loại, dù chưa nhận biết Ngài.

Nhưng, “ LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO” thì cao hơn một bậc, phải hơn lương tâm “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Bởi vì, lương tâm Công Giáo được mặc lấy ơn cứu độ của Thiên Chúa, theo luật công bằng tự nhiên, điều gì được đón nhận nhiều , thì phải hoàn trả nhiều. theo đó, LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO, phải trả lẽ nhiều hơn trước mặt Thiên Chúa đối với lương tâm thuần túy.

Vâng, lương tâm không ai “soi xét “ được, vì vậy, kẻ “bất lương” thì phải cần đến “LUẬT PHÁP” , còn người có lương tâm, tức người công chính không cần luật pháp. Nhưng, thực tế thì nhiều khi “luật pháp” cũng bất chấp lương tâm, hay nói cách khác “chà đạp” lương tâm. Vâng, vì vậy, “LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO” luôn bị “trả giá” từ trong “ trứng nước “ cho đến ngày sau cùng.

Vâng, lương tâm là điều tốt phải thực thi dù không ai nhìn thấy, mục “ người tốt việc tốt”, hay “ việc tử tế” đôi khi không hẳn là” lương tâm”. Lương tâm là điều thôi thúc tự nhiên của bản năng con người và người Kitô hữu phải thực thi gấp nhiều lần việc tốt mà người ”có lương tâm” phải làm.

Vì vậy, người có Đức Tin, có Thiên Chúa mà lãnh đạo đất nước, thì tốt hơn người không có Thiên Chúa làm lãnh đạo đất nước, lãnh đạo Quốc Gia.

Trở lại lời Chúa, Chúa Nhật XVIII ( C ) ( Lc 12 , 13 -21) hôm nay, chúng ta có thể thấy ngay điều mà Chúa Giêsu  muốn dạy chúng ta. Môn đệ của Người thì xin Người dạy cho họ cách cầu nguyện. Cầu nguyện để Tôn Vinh, chúc tụng Thiên Chúa, cầu nguyện để xin ơn lương thực và xin ơn tha thứ, sau cùng để xin ơn khỏi sa chước ma quỷ, thoát khỏi tai ương.

Vâng , nhu cầu thiêng liêng và nhu cầu thể xác, đó là “dùng đủ”. Dùng đủ là dùng đúng, dùng chính đáng, không dư thừa, không thiếu thốn. Vậy, “ cái gì đủ” là” chính đáng”, tục ngữ Việt Nam cũng có câu : “Thái quá thì bất cập”, có nghĩa là cái gì “quá “ là xấu.

Vì thế, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin cho đủ dung là như thế. Theo đó, ý nghĩa Lời Chúa tuần nầy quãng diễn cho chúng ta tiếp theo ý nghĩa tuần trước. Đọc Lời Chúa Chúa Nhật tuần nầy, hôm nay ( Lc 12 ,13 -21) , tuy chủ đề nói về tiền của, nhưng con lại có ý tưởng về “LƯƠNG TÂM “. Vâng, một lương tâm trong sạch sẽ dễ dàng “xem nhẹ” tiền của. Nhưng , một lương tâm đen tối , chắc chắn sẽ coi trọng tiền của, và như thế hiểm họa tức khắc sẽ xảy ra. Bởi vì, nếu xem “TIỀN CỦA “ là “ÔNG CHỦ “, tức khắc chúng ta sẽ là “NÔ LỆ ” cho nó. Ngược lại, nếu xem tiền của là “ ĐẦY TỚ ”, thì nó sẽ phục vụ chúng ta. Vì ,có lần Chúa Giêsu nói : “ Các ngươi hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn hữu… “ Như vậy, rõ ràng tiền của là phương tiện để đạt đến cứu cánh.

Vâng, sức mạnh của đồng tiền thì thật kinh khủng, nó có thể bất chấp tât cả, bởi vì, nó như một phương tiện, thì người ta sẵn sàng lạm dụng nó. Đồng tiền do công sức con người làm ra, giúp ích cho gia đình và xã hội, thì mặc nhiên nó trở nên thánh thiện. Nhưng, nếu “đồng tiền “ ấy không có lương tri, thì nó là quỷ dữ.

Vốn tự bản chất, đồng tiền không xấu, vì nó là vật “ vô tri “, nhưng, kẻ sử dụng đồng tiền mà không có “LƯƠNG TÂM “, thì vô cùng nguy hiểm.

Vì đồng tiền có thể thay trắng đổi đen, làm nghiêng cán cân công lý. Vì : “Nén bạc đâm toạc tờ giấy ”, đồng tiền có thể làm khuynh loát gia đình và xã hội, làm chao đảo mọi thứ. Vì vậy, trong trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu khẳng định dứt khoát, Người không phải là Vị quan tòa thế gian có trách nhiệm phân chia gia sản cho người trần thế. Có lẽ về mặt tích cực, người thanh niên trong đoạn Tin Mừng hôm nay rất “ ngưỡng mộ” Chúa Giêsu, vì nghĩ rằng Người rất ngay thẳng, là người công chính qua cách Người giảng dạy và thi hành. Nhưng, về mặt siêu nhiên, thì người thanh niên nầy hoàn toàn không lầm. Nhưng, Chúa Giêsu đến thế gian không phải vì thế gian, mà vì Nước Trời.

Nếu chúng ta sống  bằng một lương tâm ngay thẳng, chắc chắn chúng ta không đặt “tiền của” làm “ông chủ” của chúng ta, mà là sẽ tôn thờ Thiên Chúa là Ông Chủ duy nhất của chúng ta mà thôi. Chúng ta tín thác hoàn toàn tuyệt đối vào Thiên Chúa, thì không thể nào Người để cho thể lý của chúng ta phải đói khổ khi chúng ta toàn tâm phục vụ Người và tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương chúng con và đã dạy chúng con biết tín thác vào Cha trên Trời. Xin cho chúng con biết hoàn toàn tín thác vào Lời Chúa, để chúng con biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng “của cải đích thực” mà Người đã ban cho chúng con là ơn cứu độ ./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …