Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XII TN, NĂM C, CỦA P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XII TN, NĂM C, CỦA P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 Lc 9, 18 -24)

 CHÚA GIÊSU LÀ TÌNH THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA CHA

Lc 9_18-24Kinh thưa quý vị, thưa các bạn, tựa đề của phần chia sẻ Tin Mừng hôm nay là câu trả lời cho  đọan Tin Mừng hôm nay, phần đầu đoạn Tin Mừng( Lc 9, 18 -24) là câu hỏi về Đức Kitô: “ … Thầy là ai ? ”.

Ngày xưa cũng như ngày nay, con người thường đi tìm, hay nói đúng hơn là “bới móc” những “lai lịch” “gốc gác”, của những nhân vật “nổi tiếng” hay “có tiếng”, để “soi bói”, để tự đặt vấn đề, rồi tự trả lời một cách vô lý về những nhân vật “có tiếng tăm”. Thời Chúa Giêsu xuất hiện rao giảng Tin Mừng cũng vậy. “Người ta hỏi Con Người ( Thầy ) là ai? “

Tại sao người ta không “tin” vào Kinh Thánh, không căn cứ vào lời ngôn sứ có từ ngàn xưa, mà “xì xầm” về Đấng Cứu Thế. Mặc lấy Nhân Tinh phàm nhân, Chúa Giêsu cũng không “thoát” khỏi sự xầm xì, bàn tán của thế nhân. Qúa thấu hiểu bản chất nhân loại, Chúa Giêsu  không màng đến việc  “trà dư, tửu hậu” của họ. Nhưng, Người muốn các môn đệ của Người tuyên xưng vào Người một cách chính đáng. Trong lịch sử dân Do Thái, người ta biết về những nhân vật nổi tiếng là ngôn sứ Elia, trong thời của Chúa Giêsu, người ta biết đến Gioan Tẩy Gỉa như một nhân vật xuất chúng. Khi, Chúa Giêsu đến và làm nhiều dấu lạ, còn hơn những nhân vật ấy, là cho “kẻ chết sống lại”, họ quá đỗi kinh ngạc. Một mặt, họ muốn tôn Người lên làm “vua” theo ý họ, một mặt họ muốn “loại trừ” Chúa Giêsu như một “kẻ” tội phạm,  nhưng chưa có dịp.

Chúa Giêsu thấu hiểu ý đồ đen tối của họ, nên Người luôn tránh xa những kẻ “cơ hội ”. Điều nầy trả lời sự thắc  mắc , vì sao : Chúa Giêsu cấm thánh Phêrô “không” được tiết lộ “Danh Tánh” của Người, dù , Phêrô “ tuyên xưng” đúng vào Chúa Giêsu: “ Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. ( Lc 9,20 b).

Vâng, Đấng Kitô thì phải chịu nạn, chịu chết. Nếu, như người Do thái ”tin” vào Chúa Giêsu là “Đấng Kitô” thì sao họ dám lên án và giết Người, như vậy, chương trình cứu độ bởi Thiên Chúa bị “ lộ” , như vậy, điều nầy phạm vào “Thiên Cơ bất khả lộ ”. Như vậy, Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là một “ Thiên Cơ ”, vì vậy thánh Phêrô, dù tuyên xưng đúng ý nghĩa, nhưng, không đúng thời điểm.

Ý nghĩa thứ hai của đoạn Tin Mừng hôm nay là:

  • Chúa Giêsu tiên báo cuộc tử nạn thương khó của Người lần I : ( Lc 9,22 )

Như vậy, theo đó, cuộc tử nạn thương khó của Chúa Giêsu mới là trọng tâm của “kế hoạch” nhiệm mầu của Thiên Chúa để cứu độ nhân loại. Vì vậy, việc thực thi Thánh Ý Chúa Cha của Chúa Giêsu hầu chu toàn tình thương nơi Thiên Chúa Cha, mới là điều quan trọng, chứ không phải việc Người đến thế gian để trở nên “nhân vật nổi tiếng” theo thế gian mới là quan trọng. Vì vậy, đây là mấu chốt vấn đề Người quở Phêrô.

Ý nghĩa thứ ba là:

  • Điều kiện để bước theo Chúa Giêsu là : TỪ BỎ MÌNH.

Điều dễ hiểu là tại sao muốn đi theo Chúa Giêsu phải từ bỏ mình. Thưa, đó là : Chính Người đã từ bỏ mọi sự, để chỉ cho toàn Thánh Ý Chúa Cha : Đó là chu toàn “TÌNH THƯƠNG” bởi Thiên Chúa. Vâng, thật dễ hiểu phải không, thưa quý vị. Bởi vì TỘI LỖI trần gian xuất phát từ ” miếng ăn” và “quyền lợi cá nhân”, theo đó, sự từ bỏ tất cả, chỉ để vác thập giá mình hằng ngày theo Chúa Giêsu là điều tất nhiên, hữu lý, chứ không phải vô lý.

Vì điều kiện mà Chúa Giêsu đòi hỏi những ai muốn bước theo Người, cũng là điều kiện mà chính Người thực thi đối với Thánh Ý Chúa Cha, hầu trao ban tình thương cứu độ cho nhân loại.

Chúng ta thấy khởi đi từ bài đọc I ( Dcr 12, 10 – 11: 13 , 1) cho thấy dân tộc Do thái sẽ qui chánh, hình bóng Vua Đavit là hình bóng Đấng Cứu Thế. Nhưng, Thánh Vương Đavit là phàm nhân hoàn toàn trước khi biết sám hối trở về với Thiên Chúa. Còn, Đấng Cứu Thế chính là “Con Thiên Chúa”, tức phần Thiên Tính của Người là hoàn toàn bởi Thiên Chúa, nên chi , Người là ĐẤNG CỨU ĐỘ  nhân loại.

      Qua đó, bài đọc II ( Gl 3, 26 -29) hôm nay, thánh Phaolô cho chúng ta biết, niềm tin vào Đức Kitô sẽ trở   nên duy nhất để đón nhận ơn cứu độ, chứ không phân biệt dân tộc nào. Niềm tin làm cho con nhân thế có một điểm tựa chắc chắn, người có niềm tin vào Đức Kitô, như đi trên biển có hải bàn, đi trên đất liền có địa bàn vậy. Niềm tin cho chúng ta lợi thế hơn là không có niềm tin. Niềm tin là một điểm tựa lớn, niềm tin chính là một khoa học tôn giáo. Người ta thường lầm lẫn đức tin phản khoa học , hay khoa học phản đức tin. Hoàn toàn sai lầm, đức tin là ánh sáng soi đường cho khoa học, bởi vì , đức tin là cơ sở của khoa học, hay nói cách khác khoa học xuất phát từ nguyên lý vạn vật, mà vạn vật phải đi đến cùng đích, đó là nguyên lý được tạo thành, gọi là tạo vật. Rõ ràng , nhà bác học Enstein đã nói: “ Hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ bẫy tung trái đất”. Câu nói ấy minh chứng đức tin là điểm tựa vững chắc nhất. Bởi vì, dù tài giỏi đến đâu cũng không thể làm thay công việc của Thiên Chúa được. Ông ta không thể nào bẩy tung trái đất, dù có điểm tựa. Nhưng, vì chắc chắn rằng không ai cho ông ta điểm tựa. Nhưng, nếu có đức tin thì như Lời Chúa Giêsu nói :” Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì các con bảo ngọn núi nầy đi xuống biển, thì nó cũng sẽ vâng lời các con”.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ cho chúng con đường đi đến đích là Nước Trời, xin cho chúng con biết bước theo Chúa mỗi ngày trong chân lý và tình thương bởi Chúa. Vì nhờ Chúa, chúng con mới đến được với Chúa Cha ./. Amen

15/06/2016

P.Trần Đình Phan Tiến

 

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN