“ĐIỀU THẦY TRUYỀN DẠY ANH EM LÀ HÃY YÊU THƯƠNG NHAU”
(Ga 15, 9-17)
Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, Tin Mừng Chúa Nhật VI PS (Ga 15, 9 -17) hôm nay, là Đoạn Tin Mừng tiếp nối “Cây Nho Thật“. Hay nói cách khác là: ”Cây nho Thật“ phần hai. Vâng, “Cây Nho Thật“ phần một, mà chúng ta được nghe tuần trước là một sự trình bày, biểu lộ, mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa “trong” Đức Kitô. Vâng, thưa quý vị, tình yêu là một “trạng thái”, một tình cảm, hay cảm xúc khó bộc bạch cho đúng với tâm trạng của nó. Tình yêu thuộc cảm xúc, vì vậy, nó thuộc nội tâm. Tình yêu không thể đo lường (cân, đong, đo, đếm). Vì thế, tình yêu thuộc giá trị tinh thần. Theo đó, tình yêu không tách rời siêu nhiên, bởi tình yêu thuộc siêu nhiên, chứ không thuộc tự nhiên. Như vậy, siêu nhiên thuộc về Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu.
Định nghĩa tình yêu, xem ra có vẻ trừu tượng, nhưng tình yêu không thể cụ thể hóa, nếu như tình yêu không minh chứng bằng hành động. Từ đó, Thiên Chúa đã minh chứng hóa tình yêu của Ngài cho nhân loại “trong” Đấng Cứu Thế Giêsu – Kitô. Vâng, tình yêu là hành động “tự hiến“. Nên chi, người ta nói: “yêu là cho đi”. Nhà thơ Xuân Diệu định nghĩa tình yêu: “Yêu là chết trong long một ít. Mấy khi yêu mà lại được yêu. Yêu thì nhiều, nhưng nhận chẳng được bao nhiêu!”.
Vâng,”Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã ban con một của Ngài cho thế gian“ (Ga 3, 16).
Như vậy, Đức Kitô đã đến thế gian vì “TÌNH YÊU”, một tình yêu đích thực, bởi vì tình yêu tự hiến. Và còn hơn nữa: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, nhưng là bạn hữu. Vì tôi tớ không biết được việc chủ làm… (Ga 15, 15).
Quả thật, chủ đề về cây nho là một chủ đề minh họa tình yêu của Thiên Chúa “trong” Đức Giêsu-Kitô đối với những ai được gọi là môn đệ của Người. Chân lý tình yêu là một định nghĩa không diễn tả được, vì thế Thánh Giá là mầu nhiệm diễn tả chân lý đó.
Tình yêu không thể tách rời đau khổ, vì tình yêu đích thật không thể thiếu hương vị của đau khổ. Vì khi chấp nhận “yêu” là chấp nhận đau khổ. Hay nói cách khác “yêu” là đau khổ, bởi vì đặc tính tình yêu là trao ban, là tự hiến, vì thế, tình yêu đích thực không thể từ chối “hy sinh“. Như vậy, tại sao Đức Kitô “tự hiến“ vì nhân loại?! Thưa, đó là “tình yêu” đích thực của Đấng ban sự sống vì nhân loại.
Vâng, phàm cái gì cũng có sự trao ban, trao ban là động tác của tình yêu đích thực. Thiên Chúa trao ban sự sống, tức sự tạo thành, trao ban sự thật, trao ban sự cứu chuộc… tất cả là tình yêu mà ra.
Trong đó, Thiên Chúa trao ban sự cứu chuộc là điều quan trong nhất, bời vì Thiên Chúa đã trao ban sự hữu hình cho nhân loại. Tình yêu tự hiến của Đấng vô hình, siêu nhiên đã trở nên hữu hình, đó là một động thái vô cùng lớn lao bởi Thiên Chúa.
Bởi, bản chất đích thực của tình yêu là sự trao ban. Trao ban chính sự hy sinh là nền tảng cốt yếu của tình yêu. Bởi vì, Đấng vốn dĩ là siêu nhiên, là Thiên Chúa, nhưng lại tỏ ra hữu hình, để nói tiếng nói đã ban cho loài người, để đồng hành cùng với những thụ tạo thấp hèn, những phàm nhân nay còn mai mất, những sinh linh do Người dựng nên. Ôi, quá thấp hèn, có đáng chi đâu.
Vâng, nếu như không phải là tình yêu thì làm sao, loài thụ tạo muôn ngàn lần bất xừng, tại sao lại được Thiên Chúa yêu thương như vậy?
Tình yêu mang lại sự sống đích thực, không phải chỉ cuộc sống tạm bợ trần thế, mà là một sự sống vĩnh cửu. Bởi không có điều gì lớn hơn Thiên Chúa.
Trở lại ý nghĩa Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy, chính Chúa Giêsu muốn cho những ai bước theo Người đều được kết hiệp trong Chúa. Chúng ta thấy, sự kết hiệp nầy mang giá trị rất lớn lao. Bởi vì, tình yêu nơi Đức Kitô, không đơn thuần là tình bằng hữu giữa phàm nhân với nhau, mà là tình yêu của Thiên Chúa một cách thắm thiết. Người nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy, hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15, 9). Vâng, không thể có ngôn từ nào hay hơn, ý nghĩa hơn, chân tình hơn Lời của Chúa Giêsu ở trên. Chúng ta thấy, giữa thế gian biết bao là sự dữ, cạm bẫy, độc ác, điêu ngoa, lừa lọc. Vâng, để làm gì? Thưa quý vị! Thưa, bởi vì, thế gian không có tình yêu chân thật, vì thế gian không nhận ra và đón lấy “Lời Chúa” hôm nay. Một tình yêu có điều kiện, hay là điều kiện tình yêu. Nhưng, điều kiện ấy là điều kiện của một Ngôi Vị Thiên Chúa đã trở nên hữu hình, đã biểu lộ Thiên Tính trong Nhân tính của Người. Điều đó có nghĩa là: Một hiến tế hoàn hảo của tình yêu. Đó là điều kiện đạt được của nguyên tính tình yêu. Bởi vì, “tình yêu = tự hiến”. Tình yêu đích thực không bao giờ chiếm đoạt. Một ví dụ minh họa: việc ăn ngon mặc đẹp, tự bản chất của nó không có tội, nếu đó là sức lao động chân chính. Còn nếu, do sự chiếm đoạt bất công, để có được việc ăn ngon, mặc đẹp. Thì đó là một tội ác. Như thế, không phải là tình yêu đích thực và như vậy, thì kẻ đó không “ở lại trong” tình yêu của Đức Kitô.
Sự tháp nhập như cành nho với cây nho, mà Chúa Giêsu đã dùng ẩn dụ để dạy cho chúng ta là một tình yêu chân thật. Một sự hiệp thông từ Thiên Chúa là Cha, một tình yêu tự hiến. Một ân sũng siêu nhiên mà ngoài Thiên Chúa ra không có một thế lực nào thay thế được.
Một tình yêu mà chính Chúa Giêsu đã chứng minh, bởi vì một tình yêu đã tự hiến. Đó là phẩm chất đệ nhất của tình yêu. Tình yêu khác với những thứ tình khác, bởi vì nó trong sáng. Tại sao tình yêu trong sáng? Thưa, vì tình yêu là tự hiến.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Vì không có tình yêu nào lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu. Bởi vì, đó mới là tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực là sự tự hiến. Chúa đã làm gương cho chúng con. Xn cho chúng con noi gương bắt chước Chúa, như thế chúng con mới xứng đáng là môn đệ của Người trong mọi hoàn cảnh, mọi bậc sống mỗi ngày./. Amen.
10/05/2015
P.Trần Đình Phan Tiến