Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật V Thường niên, năm C, của P. Trần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật V Thường niên, năm C, của P. Trần Đình Phan Tiến

 (Lc 5, 1-11)

Đánh lưới người ta

h2_resizeVâng, thưa quý vị, chủ đề Lời Chúa hôm nay nói về “ơn gọi”. Vâng, ơn gọi là gì? Thưa quý vị: Thưa, ”Ơn Gọi” là một hồng ân nhưng không, tức vô điều kiện từ Thiên Chúa dành cho loài người, mà trong đó có một số ít được chọn. Vì được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít. Như vậy, ơn gọi có nhiều cấp độ, ơn gọi đa số là ơn gọi là người Kitô hữu, nghĩa là trở nên con cái Thiên Chúa cách nhưng không, bởi vì, ơn người được gọi không bắt nguồn từ họ, hay do công lệnh của họ, mà là một ân ban vô điều kiện từ Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.

Vâng, ơn gọi tiếp theo là ơn gọi tu trì, nói chung cho mọi người sống đời tận hiến, từ người tu sĩ ,chủng sinh sơ khởi đến những người được nhận lãnh thánh chức, phó tế, linh mục, giám mục, giáo hoàng. Người tu sĩ không có chức thánh thuộc hàng giáo dân, những người có chức thánh mới thuộc hàng giáo sĩ. Như vậy, ơn gọi chỉ có hai cấp bậc chính, đó là: Hàng giáo sĩ và giáo dân, không có hàng thứ ba. Hàng giáo sĩ có hai loại là Triều và Dòng. Triều là hàng giáo sĩ không có lời khấn, chỉ có luật buộc độc thân và vâng lời giám mục trực tiếp. Dòng là người tu sĩ có lời khấn Phúc Âm: KHÓ NGHÈO – KHIẾT TỊNH – VÂNG LỜI. Tu sĩ dòng có chức thánh thì cũng được gọi là giáo sĩ.

Khởi đi từ bài đọc I (Is 6, 1-2a; 3-8) là đoạn thuật lại Isaia được thụ phong tiên tri, tức ngôn sứ. Tức người được chọn, được sai đi để loan báo Lời Chúa.

Chúa Giêsu là Vị Ngôn Sứ đầu tiên của Tân Ứơc, đồng thời Người cũng kêu gọi những ai bước theo Người. Tin Mừng hôm nay (Lc 5, 1 -11) cho thấy Người kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên và trong một bối cảnh Người làm phép lạ thứ tư kể từ ngày Người khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Bố cục đoạn Tin Mừng (Lc 5, 1-11) hôm nay có 03 phần, nhưng có bốn ý chính:

  • Phần thứ nhất: từ câu 1 – 3 trình thuật bối cảnh Chúa Giêsu đến bên bờ hồ Ghên-nê-xa-rét, có hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ và Người tìm đến chiếc thuyền của người tên là Simon.
  • Phần thứ hai: từ câu 04 – 07 đoạn nầy nói lên sự vâng lời Chúa Giêsu của ông Simon và (phép lạ xảy ra). Người mà suốt đêm không bắt được con cá nào.
  • Phần thứ ba: có 02 ý:

* ý thứ nhất từ câu 08 – 10a: cho thấy sự kinh ngạc của ông Simon và các ông đã có mặt.

* ý thứ hai câu 10b – 11: Chúa kêu gọi Simon và các ông theo Người. Và họ đã bỏ mọi sự mà theo Người.

Theo đó, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, cho chúng ta thấy, Thiên Chúa đã ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Đấng Cứu Thế đến giữa nhân loại không phải để ban cho cơm, áo, gạo, tiền, không phải gánh lấy trách nhiệm cuộc sống thân xác hằng ngày của con người. Nhưng, là để chu toàn sứ vụ Ngôn Sứ, Vương Đế và Tư Tế của Người. Theo đó, phép lạ “mẻ cá lạ lùng” mà Chúa Giêsu đã thực hiện hầu minh chứng Người đến từ Thiên Chúa, có quyền năng trên mọi tạo vật, kể cả thần dữ.

Người xây dựng lòng tin và củng cố những người đi theo Người, hầu xây dụng những nhân sự trần thế cộng tác vào công cuộc rao giảng Tin Mừng.“Chèo ra chổ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4) đó là Lời huấn dụ của Chúa Giêsu, đã truyền cho Phêrô, một nhân vật số 1 của hàng môn đệ. Chổ nước sâu, theo địa lý là chổ nguy hiểm, nhưng là nơi cá tụ tập nhiều, vì cá luôn cần nước, môi trường rộng rãi, đồng thời chổ nước sâu là môi trường đích thực của loài cá. Theo đó, Chúa Giêsu cũng khuyên chúng ta đừng hoảng sợ khi rao giảng Tin Mừng, vì chổ nào nguy hiểm, thì chỗ đó mới có thành quả tốt. “Chổ nước sâu” đồng thời cho chúng ta biết xông pha, ra đi đến với những môi trường bất thuận, nhiều nghịch lý, trái chiều để thu phục nhân tâm. Không phải sứ vụ ngôn sứ lúc nào cũng xuôi chèo, mát mái, mà là những nơi đầy thử thách, chông gai, nhưng, chúng ta không bao giờ quên là chúng ta có Chúa Giêsu cùng đồng hành. Theo lý lẽ tự nhiên, không ai dại gì đâm đầu vào nơi nguy hiểm, nhưng theo lý lẽ siêu nhiên thì có Chúa Giêsu dù nơi nào nguy hiểm thì đã có Người nâng đỡ.

Chúa bảo Phêrô ra chổ nước sâu mà thả lưới bắt cá là đã “có Chúa” nơi đó rồi. Vậy, nơi nào có Chúa, thì ta còn sợ chi. Lời thánh giáo hoàng Gioan Phaolô giáo huấn chúng ta “ĐỪNG SỢ” là ngài dựa vào tiêu chí trên. Phêrô hăng hái vâng lời Chúa Giêsu, là ông phát huy một đức tin chân thật, không do dự, nghi ngờ, không tự cao bảo thủ. Như vậy, niềm tin của ông vào Chúa Giêsu không phải là “uổng công”, ông được tưởng thưởng xứng đáng. Nhưng, trên hết ông được “kêu gọi” đi theo Chúa để đánh lưới người ta.

Niềm tin tất thắng của Phêrô là một niềm tin không vô vọng. Như vậy, cho chúng ta thấy, nơi nào có Chúa Giêsu, dù là nơi người đời cho là “nguy hiểm”, thì nơi đó vẫn có sự an bình tuyệt đối. Bởi vì, Chúa Giêsu là Thiên Chúa là Đấng toàn năng, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Vì Chúa là Chúa muôn loài, Người đứng trên tất cả, cả thần dữ là satan, satan là kẻ “phản nghịch”.

Theo đó, đức tin của Phêrô là đức tin của các thánh Tử Đạo, đức tin của chúng ta, chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin ấy bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu. Chúng ta thấy, Phêrô vâng lời Chúa Giêsu, Phêrô nhận lãnh thành quả nơi Chúa Giêsu, Phêrô tuyên xưng đức tin và sau cùng Chúa gọi Phêrô. Phêrô đã trở nên kẻ đánh lưới người ta, có nghĩa là thu phục các linh hồn.

Bài học của chúng ta là: Làm thế nào để nhận ra Chúa Giêsu, vâng lời Chúa Giêsu, tuyên xưng Người và bước theo Người. Vì, dù chúng ta có sức mạnh, tài trí, học lực, mưu cao, tiền bạc, nhưng không có Chúa Giêsu trong cuộc đời chúng ta, thì coi như kết quả sau cùng chỉ là con số không mà thôi. Nhưng, nếu chúng ta biết đặt tất cả mọi sự dưới chân Chúa Giêsu và tôn thờ một mình Người, thì chúng ta vô cùng hạnh phúc, vì có Chúa Giêsu là có tất cả.

Vâng, bài đọc II (1Cr 15, 1-11) hôm nay, thánh Phaolô đã xác quyết mạnh mẽ những giáo huấn từ thực tế, tức sự thật. Như những lời giáo lý cơ bản nhất và đáng tin cậy nhất. Vì giáo lý là thần học sơ cấp, thần học là giáo lý cao cấp.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã giáo huấn thánh Phêrô và ông đã tin theo, làm theo và đã nhận được một thành quả tích cực. Ông đã tuyên xưng vào Chúa và Người đã gọi ông trở nên kẻ ngư phủ linh hồn người ta. Xin cho những ai ngày đêm tìm kiếm và bước theo Chúa cũng nhận được thành quả như thánh Phêrô./. Amen

Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

T2t31TN

Suy niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXXI Thường Niên, Năm Chẵn, của Lm Minh Anh

  VĂN HOÁ CHO ĐI “Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành …