Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, NĂM B CỦA LM GIUSE NGUYỄN VĂN NAM

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V MÙA CHAY, NĂM B CỦA LM GIUSE NGUYỄN VĂN NAM

 

(Gr 31, 31-34; Dt 5, 7-9; Ga 12, 21-33)

“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”

 

Tin mừng Gioan 12, 21-33:

Họ đến gặp ông Phi-líp-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: “Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu”. Ông Phi-líp-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giêsu. Đức Giêsu trả lời: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy”.

“Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha”. Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!”. Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: “Đó là tiếng sấm!”. Người khác lại bảo: “Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy!”. Đức Giêsu đáp: “Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì Tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi”. Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

Suy niệm:

nghĩa về sự vinh quang của Người về cuộc Tử nạn và Phục Sinh của Người để cứu độ nhân loại.

Đức Giêsu đã nói đến giờ của Người: “Đã đễn giờ Con Người được tôn vinh” . Giờ là chủ đề lớn trong tin mừng Gioan. Giờ mà Đức Giêsu chịu chết trên thập giá là lúc Chúa Giêsu toàn thắng ma quỷ, tội lỗi, sự chết, chính là lúc Chúa Giêsu được tôn vinh là Đấng Cứu độ duy nhất: “Khi nào Tôi bị treo lên. Tôi sẽ kéo mọi người lên cùng Tôi… Các ông sẽ biết Ta hằng hữu”. Giờ của Đức Giêsu cũng là giờ mà Chúa được phục sinh từ cõi chết. Chính lúc Chúa tắt thở là lúc mà mọi người tin nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng cứu độ. Viên sĩ quan đâm cạnh sườn Chúa đã đấm ngực va tuyên xưng: “Ông này quả thực là Thiên Chúa”. Tên trộm bên hữu Chúa cũng tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu: Khi Ngài vào Nước của Ngài xin nhớ đến con”. Nhiều người chứng kiến Chúa chết trên thập giá hôm ấy cũng tuyên xưng rằng: “Ông Giêsu là Thiên Chúa thật”.

Như thế giờ của Chúa là giờ thứ sáu tuần thánh và cũng là giờ của ngày Chúa nhật Phục sinh.

Muốn được phục sinh với Chúa trong vinh quang, chúng ta cũng phải sống giờ của mình như Đức Giêsu Kitô: Hy sinh, quên mình, chết đi với những tính hư nết  xấu, chết đi cho tội lỗi, kiêu căng, bất công… để được sống lại hưởng hạnh phúc muôn đời. Vinh quang luôn luôn phải trả giá rất đắt!

Đức Giêsu minh họa cuộc đời của Ngài như “hạt lúa gieo vào lòng đất phải mục nát đi, mới sinh nhiều bông hạt”. Để cứu chuộc nhân loại, Chúa Giêsu cũng phải chết đi để bước vào cõi sống muôn đời, phải chết đi mới được phục sinh. Như thế con đường thập giá, con đường tử nạn là con đường dẫn đến sự phục sinh. Trong sự chết đã ẩn tàng sự sống. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. chính Chúa Giêsu đã đưa ra nghịch lý của cuộc đời: “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất. Ai ghét sự sống mình ở đời này, thì giữ được nó cho sự sống đời đời”. Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta: Ai muốn theo Chúa thì không có đường nào khác ngoài con đường Chúa đã đi: con đường thập giá. Vì thế ai theo Người trên con đường khổ giá thì sẽ được vinh quang với Người.

Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cho chúng ta thấy rõ giá trị của Thập giá, của đau khổ. Con đường thập giá là con đường vinh quang. Ý nghĩa này giúp ta sống tinh thần tuần thánh, đồng thời thúc đẩy chúng ta vui nhận thập giá trong đời như cơ hội đền tội và lãnh nhận phần thưởng Chúa ban.

Cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô cũng là sự từ bỏ, hy sinh và hoàn thiện của đời sống Kitô hữu. Cũng như Chúa Giêsu, người Kitô hữu đều được kêu mời trở nên hạt lúa gieo vào lòng đất để được kêu gọi tham gia vào việc cứu rỗi tha nhân qua việc kết hợp với Chúa Kitô.

LM Giuse Nguyễn Văn Nam

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …