Chúa Nhật Lễ Lá Năm C
Lc 22, 14 – 23,56
ĐAU KHỔ
Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết không phải là một câu chuyện của dĩ vảng xảy ra ở Israel. Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chịu chết vì mỗi người chúng ta và trong mỗi người chúng ta. Qua đó Chúa Giêsu muốn chia sẻ trọn vẹn những khổ đau và cái chết của cuộc sống con người.Những đau khổ, sỉ nhục và cái chết vẫn còn đấy, nhưng nếu chúng ta hiệp thông vào cuộc khổ nạn và cái chết cứu độ của Chúa Giêsu thì những khổ đau đó không còn có thể đè bẹp con người nữa….Tin vào Chúa Giêsu chịu đau khổ, người kito hữu bước vào tuần thánh để sẵn sàng chấp nhận khổ đau, vì biết rằng Thiên Chúa đã cùng chia sẻ cuộc đời mình và đã đánh tan sức mạnh của thần chết bằng tình yêu tha thứ. Xin cho chúng ta biết đón nhận đau khổ của thập giá đời thường để cùng nhận đón vinh quang phục sinh cùng với Chúa.Amen.
Thứ Năm Tuần Thánh
1. Xh 12, 1 – 8.11 – 14; 2. 1Cr 11. 23 – 26; 3. Gio 13, 1- 15
HẠ MÌNH
Di chúc là món quà thiêng liêng của người ở người đi. Lời Chúa ngày lễ thứ năm tuần thánh hôm nay mời gọi chúng ta sống lại lời di chúc hạ mình của Chúa Giêsu với các môn dệ là yêu thương nhau và rửa chân cho nhau. Trong bữa ăn sau hết Chúa Giêsu trao tặng các môn đệ món quà hạ mình là cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là một cử chỉ yêu thương mà theo sách Xuất Hành “vượt qua” là một hành động nội tâm để đưa dân Ngài đến gần Chúa, Chúa Giêsu đã làm một hành vi vượt qua ranh giới cấp bậc, đây là một cử chỉ tượng trưng cho tình yêu trút cạn. Còn người kit ô hữu chúng ta có dám cản đảm đi bước trước từ bỏ tự ái nhất là “cái tôi” đố kỵ thành kiến để hạ mình rửa chân cho nhau bằng cử chỉ bác ái, yêu thương không? Amen
Thứ Sáu Tuần Thánh
1.Is 52,13 – 53,12 2.Dt 4, 14-16; 5,7-9 3.Ga 18,1-19,42
TỰ HỦY
Hành động tự hủy là một hành động quên mình hy sinh cho người mình yêu chì có Thiên Chúa mới dám dấn thân theo phong cách này.Bài Thương Khó chúng ta vừa nghe cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trả giá quá đắt cho chương trình cứu độ con người. Có đời nào kẻ có tội lại kết án Đấng vô tội. Có thuở nào người chịu ơn lại giết Đấng làm ơn cho mình. Câu chuyện ấy đã có thật trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa. Dù sao Chúa Giêsu vẫn đón nhận chén đắng ấy. Một chén đắng không theo ý Chúa mà theo ý Cha, ngay khi chịu đau khổ, tình yêu của Chúa Giêsu dành cho con người vẫn không thay đổi. Còn người kitô hữu chúng ta khi gặp thử thách khổ đau chúng ta có đón nhận thánh ý Chúa như ý mình không? Amen.
Thứ Bảy Vọng Phục Sinh
Mt 28,1-10
TRỖI DẬY
Khi kết thúc cuộc đòi trần thế, Đức Giêsu đã im tiếng trong khoảng thời gian lắng đọng. Cảm giác sợ hãi của các môn đệ vẫn chưa nguôi, thì sự kiện mới lại bắt đầu từ chấn động nơi khoảng trống của ngôi mộ.Chúa đã trỗi dậy từ ngôi mộ trống
Người Kitô hữu hôm nay có suy nghĩ gì về sự kiện này khi nhìn vào cuộc sống hôm nay, chúng ta còn phải chịu nhiều khoảng trống đang bao vây mình. Đồng hành với các bà trong sứ điệp Phục Sinh hôm nay chúng ta sẽ thấy việc sống lại của Chúa mang lại cho chúng ta một sức sống mới của niềm tin và hy vọng cũng được trỗi dậy giống như Chúa. Xin Đức Kitô Phục Sinh gia tăng thêm lòng tin cho chúng con mỗi ngày một chắc chắn để chúng con trở thành những nhân chứng của Chúa hôm nay và mãi mãi. Alleluia Alleluia Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Đức Trí