Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá, năm B, của Trầm Thiên Thu

Suy niệm Tin mừng Chúa Nhật Lễ Lá, năm B, của Trầm Thiên Thu

CHUYẾN KHỔ

 

CHÉN CAY, CHUYẾN KHỔ TRIỀN MIÊN

THẦY GIÊSU VẪN MỘT NIỀM XIN VÂNG

THẬP HÌNH LÀ DẤU YÊU THƯƠNG

CỨU NHÂN ĐỘ THẾ KHỎI VÒNG TRẦM LUÂN

CHUYẾN KHỔ [1]Là phàm nhân, chẳng ai lại không khổ. Càng chạy trốn khổ thì càng thêm khổ: Khờ Ô Khô Hỏi Khổ. Khổ tới Khô và Khờ luôn, hỏi mà không ai trả lời được, chỉ thấy người ta thở dài và nói: “Khổ thật! Khố quá! Khổ lắm!”.Thấy “oải” lắm nghen. Khôn hồn thì có thể tránh khổ bằng cách “đi xuyên qua đau khổ”, chứ diệt khổ cũng chẳng hết, nó còn vây quanh nhiều hơn đấy. Vâng, biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Vì thế, người ta vẩn thường than vắn thở dài: “Khổ ải trần gian” hoặc “Đời là bể khổ”. Vâng, “biển khổ” chứ không phải “sông khổ” hoặc “ao khổ” đâu. Điều đó cho thấy kiếp người là chuỗi nối tiếp đủ thứ khổ, suốt hành trình ngổn ngang nỗikhổ, một chuyến khổ đầy ắp, khổ triền miên suốt ngày thâu đêm. Có lẽ vì vậy mà không ai cười để chào đời, mà lại “cất tiếng khóc chào đời”. Điềm báo khổ mà! Thế nên phải tự khổ luyện cách chấp nhận để khả dĩ phần nào “hóa giải” đau khổ thành niềm vui, nếu không thì càng chồng chất thêm đau khổ mà thôi. Chúa Giêsu gọi đó là “vác thập giá”.

Trong các nỗi khổ, có lẽ nỗi oan là loại gây “khó chịu” đối với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đã nói với Thánh nữ Faustina thế này: “Con đừng ngạc nhiên vì đôi khi bị tố cáo bất công. Chính Ta đã từng uống chén đau khổ bất công này trước vì yêu con” (Nhật Ký Thánh Faustina, số 289). Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta cũng không là gì so với nỗi khổ của Thầy Giêsu.

Từ hơn hai ngàn năm trước, hoàng tử Thích Ca Mâu Ni là sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng ông đã “giác ngộ” sau khi nhìn thấy những cảnh khổ của kiếp người, thế nên ông quyết ngồi thiền dưới gốc bồ đề để tu thân và “tâm niệm” Tứ Diệu Đế: Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Lão là khổ, và Tử là khổ.Nói chung, Khổ là… Khổ. Ông đã siêu thoát và được người ta tôn vinh là Đức Phật.Chắc chắn rằng MUỐN THOÁT ĐAU KHỔ thì chỉ có cách là ĐI XUYÊN QUA ĐAU KHỔ.Khi Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành Giêrusalem, được người ta vừa cầm lá thiên tuế chào đón vừa tung hô Ngài là “Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Thế nhưng chính giây phút đó lại là lúc khởi đầu “chuyến khổ” của Ngài.

KIẾP KHỔ

CHUYẾN KHỔ – KIẾP KHỔ [2]Người có “chuyến khổ” nặng nề nhất là Đức Giêsu Kitô, mệnh danh là “người tôi tớ đau khổ”, điều này đã được ngôn sứ Isaia đề cập nhiều lần. Ông cảm thấy Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho ông nói năng như một người môn đệ, để ông biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Ông xác nhận: “Sáng sáng Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ” (Is 50:4). Ông cho biết thêm: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (Is 50:5).

Hiền không phải là dại khờ hoặc yếu thế, mà là nhịn nhục và tha thứ. Ngôn sứ Isaia “không cưỡng lại” và “không thoái lui” dù ông phải “đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu” và “không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ” (Is 50:6). Ông tin mình “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ”, vì thế, ông“không hổ thẹn” mà cứ“trơ mặt ra như đá”. Thế nên ông biết mình sẽ “không phải thẹn thùng” (Is 50:7). Ông là hình ảnh của Đức Kitô, con người của đau khổ, khởi đầu “hành trình đau khổ” từ Giêrusalem, ngay khi được người ta cầm những cành thiên tuế tung hô là vua.

Nói về nỗi đau khổ tột cùng, trong tình trạng chịu nhục nhã ê chề, Thánh Vịnh gia mô tả:

Thấy con ai cũng chê cười

Lắc đầu, bĩu mỏ, buông lời mỉa mai:

“Nó trông cậy Đức Chúa Trời

Cứ để mặc Người giải cứu nó đi!” (Tv 22:8-9)

Thật thê thảm, thật thống thiết! Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ không chỉ bị khiêu khích, bị đau khổ về tinh thần mà còn bị đau khổ cả về thể lý, trong tình trạng thật tồi tệ:

Quanh con bầy chó bao chặt chẽ

Bọn ác nhân vây bủa trongngoài

Chúng đâm con thủng chân tay

Xương con đếm được vắn dài, chúng xem (Tv 22:17-18)

Không chỉ như vậy, Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ còn tiếp tục chịu đau khổ đến tận cùng, thế nhưng vẫn luôn một lòng trông cậy vào Thiên Chúa mà thôi:

Áo mặc ngoài chúng đem chia chác

Còn áo trong cũng bắt thăm luôn

Chúa là sức mạnh con nương

Cứu mau, lạy Chúa, xin đừng đứng xa! (Tv 22:19-20)

Còn hơn thế nữa,Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ vẫn không hề dao động, và chỉ muốn tôn vinh Thiên Chúa trong chính nỗi đau khổ tột cùng của mình:

Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa

Cho anh em tất cả được hay

Và trong đại hội dân Ngài

Con xin dâng tiến một bài tán dương (Tv 22:23)

Thật tuyệt vời và đáng khâm phục biết bao! Dù sao thì Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ luôn trung tín với Thiên Chúa, vừa tự động viên mình vừa khuyến khích người khác: “Hỡi những ai kính sợ Đức Chúa, hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người!Dòng dõi Ítraen tất cả, nào một dạ khiếp oai!” (Tv 22:24).

CHỊU KHỔ

Mang số kiếp đau khổ thì chẳng tránh đâu cho thoát, thế thì chịu đựng cho khỏi “phiền phức”. Đó là thượng sách. Thánh Phaolô vừa phân tích vừa xác định: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6). Đạo cũng như đời, người quyền cao chức trọng có mấy ai dám “vi hành” để hiểu rõ cảnh khổ của người dân?

LM C.P. Varkey có kể lại trong cuốn “Authority: Its Use and Abuse” (Quyền bính: Sử dụng và Lạm dụng – NXB The Bombay Saint Paul Society, 1999) về một số “điểm son” của Đức cố GM Irumpen, GP Palakkad(Ấn Độ), một giám-mục-đa-không,một tấm gương sáng về tinh thần phục vụ và dấn thân. Tác giả Varkey cho biết:

     Mỗi Chúa Nhật, ngài đến một giáo xứ nào đó mà KHÔNG BÁO TRƯỚC, ngồi tòa giải tội khoảng 15-20 phút, dâng lễ, giảng lễ, dạy giáo lý, và chuyện trò với giáo dân và linh mục quản xứ; ngài KHÔNGBAO GIỜ cho phép người ta tổ chức tiếp tân chào mừng ngài tại các giáo xứ. Và tại tòa giám mục hay ở bất cứ nơi đâu mà ngài ghé thăm, ngài không nhận bất cứ sự biệt đãi nào dành cho mình; ngài cho rằng sự hào nhoáng bên ngoài (kiểu như đoàn xe đưa rước trong những dịp đặc biệt) KHÔNG PHẢI LÀ CHỨNG NHÂN TIN MỪNG mà là chứng nhân của văn hóa thế tục; hằng ngày ngài dành thời gian từ 9 giờ đến 12 giờ để TIẾP BẤT CỨ AI đến gặp, KHÔNG cần hẹn trước; ngài KHÔNG BAO GIỜ nghỉ trưa; ngài chỉ dự những lễ kỷ niệm chịu chức hay khấn dòng NẾU những lễ ấy tổ chức ở nhà thờ chính tòa; ngài KHÔNG tổ chức mừng ngày kỷ niệm thụ phong giám mục của mình. Năm nào ngài cũng mừng lễ bổn mạngdịp các linh mục tĩnh tâm tháng vào ngày 19 tháng Ba (lễ Đức Thánh Giuse).

     Linh mục đoàn cùng nâng cốc chúc mừng và nhâm nhi chút bánh ngọt; ngài KHÔNG đưa lên bảng thông tin giáo phận các tin về hoạt động hay đi lại của ngài trong giáo phận, mà chỉ thông tin cho mọi người biết trước về những trường hợp ngài phải ra ngoài giáo phận quá một ngày, chẳng hạn khi ngài sắp đi dự họp Hội Đồng Giám Mục,…; ngài KHÔNG BAO GIỜ đi nước ngoài, trừ phi đó là bổn phận bắt buộc như về Rôma dịp Ad limina. Ngài KHÔNG BAO GIỜ đi nước ngoài để quyên tiền. Ngài nói rằng các nhu cầu căn bản của giáo phận cần phải được gánh vác bởi chính giáo dân trong giáo phận; KHÔNG BAO GIỜ có chuyện “phạt treo”, chẳng hạn không cấp giấy chứng chỉ hôn phối vì người ta chưa đóng góp quĩ; ngài luôn ĂN MẶC GIẢN DỊ, ĂN CHAY TRƯỜNG, và chẳng ai thấy hình ảnh của ngài trên báo chí; ngài hưu trí tại nhà hưu của các linh mục cao niên.

     Cuộc đời ngài thật đơn giản, tất cả đồ đạc xếp gọn trong một chuyến xe nhỏ; giáo phận tặng ngài một ô tô dịp ngài về hưu, nhưng NGÀI KHÔNG NHẬN,chỉ muốn được trợ cấp hưu bổng đúng theo mức hưu dưỡng như các linh mục khác trong giáo phận; ngài KHÔNG MUỐN XIN VIỆN TRỢ từ bên ngoài để xây các nhà thờ to lớn. Nếu ai dâng hiến đất, ngài sẽ xây một nhà thờ vừa phải với sự hỗ trợ của chính các giáo dân địa phương; văn phòng của ngài là một gian phòng nhỏ trong một ngôi nhà cũ kỹ, không có bất cứ món trang trí nào; ngài là một chứng nhân Tin Mừng, sống điều ngài rao giảng,cách sống của ngài cho thấy rõ QUYỀN BÍNH LÀ ĐỂ PHỤC VỤ.

Là người Việt Nam,chắc hẳn chúng ta không thể nào quên tấm gương sáng về sự quên mình phục vụ của Đức cố GM Jean Cassaigne (1895–1973, người Pháp, quen gọi cha Sanh, nguyên giám mục GP Saigon), vị tông đồ của người cùi ở Di Linh (Đà Lạt). Ngài cũng đã từng rong ruổi khắp khu dân cư nghèo để thấy rõ thực tế, cửa tòa giám mục cũng luôn rộng mở đón tiếp mọi người.

Những chứng nhân sống động như vậy thật đáng khâm phục, bởi vì họ đúng là những mục tử nồng nàn “mùi chiên”, dám quên mình và xả thân vì đoàn chiêncủa Chúa. Họ thực sự là những Vị Thánh Sống.

“Chiên Con hiền lành” Giêsu là Con Thiên Chúa, không chỉ là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ mà còn là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ-Khiêm-Nhường: “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2:7). Cái chết của Ngài khác thường là “chết trên thập giá”, loại khổ hình nhục nhã nhất thời đó. Chính vì Ngài chịu đau khổ đến tột cùng mà“Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2:9), danh hiệu ấy cao cả và quyền năng đến nỗi “khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2:10).Để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2:11). Thật vậy, ngay sau khi hả hê giết chết Ông Giêsu, viên đại đội trưởng đã phải sợ hãi và thốt lên: “Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa, đích thực là người công chính!” (Mt 27:54; Mc 15:39; Lc 23:47).

Dù cho cuộc sống nghèo nàn hoặc rất ư bình thường, cũng chẳng ai muốn đau khổ, nghĩa là ai cũng muốn sống sung sướng, muốn tận hưởng niềm hạnh phúc – tận hưởng bằng mọi cách và càng nhiều càng tốt. Vì thế mà CON NGƯỜI KHÔNG NGỪNG THAO THỨC ĐI TÌM HẠNH PHÚC. Đau khổ luôn là một ẩn số đối với cuộc sống, đồng thời cũng như một hằng số. Những người chấp nhận đau khổ có thể bị coi là “ngu xuẩn”, là “dại dột” hoặc“điên khùng”. Nhưng chính đau khổ đã tạo nên các vĩ nhân và các thánh nhân.

Ở bất kỳ quốc gia nào, khi bị cáo đứng trước vành móng ngựa cũng có luật sư bào chữa. Trong Giáo hội Công giáo, trước khi phong thánh cho ai thì cũng có 2 “phe”, một phe đưa ra các điều tốt và một phe đưa ra các điều xấu – được gọi là “luật sư của quỷ”, phe luật sư này sẽ đưa ra mọi thứ “bất lợi” cho ứng viên đến khi “chịu thua” mới thôi. Chẳng hạn trường hợp của Thánh GH Gioan XXIII, luật-sư-của-quỷ đã hếtcách nên đành “tố cáo”rằng Đức Gioan XXIII hồi nhỏ hay CHƠI DIỀU. Thật là tức cười!

Thế nhưngkhi Chúa Giêsu bị xét xử, dù không ai thấy Ngài có tội gì ngoài “tội làm điều tốt”, không hề có trạng sư nào bào chữa cho Ngài. Ai cũng tố cáo, kể cả những người vừa tung hô Ngài mấy hôm trước. Phúc Âm theo Thánh sử Mác-cô ghi rõ rằng vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ TRÓI Đức Giêsu lại và giải đi NỘP cho ông Philatô. Ông Philatô hỏi Ngài: “Ông là vua dân Do Thái sao?”(Mc 15:2a). Chúa Giêsu trả lời: “Đúng như ngài nói đó” (Mc 15:2b). “Đúng như ngài nói đó”, một câu nói đơn giản mà THÂM THÚY và KHIÊM NHƯỜNG. Chúa Giêsu không hề tự nhận là Vua-dân-Do-Thái mà tại người ta nói vậy. Ngài chỉ tự nhận” là Con-Số-Không: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20; Lc 9:58) và “Tôi đến KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐƯỢC NGƯỜI TA PHỤC VỤ, nhưng là ĐỂ PHỤC VỤ, và HIẾN MẠNG SỐNG làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45). Vụ án oan sai về Chúa Giêsu là vụ án bất công và độc ác nhất lịch sử nhân loại.

CHUYẾN KHỔ – CHỊU KHỔ [3]Thấy các thượng tế cấu kết với nhau để tố cáo nhiều tội, ông Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội!”(Mc 10:4). Nhưng Ngàilàm thinh, KHÔNG TRẢ LỜI gì nữa, khiến ông Philatô phải ngạc nhiên. Người hiểu thì không cần giải thích, người không hiểu thì giải thích cũng vô ích mà thôi!

Kinh Thánh cho biết rằng, vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô thường phóng thích cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin. Khi ấy có tử tù “khét tiếng” Baraba đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy. Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ. Ông Philatô hỏi: “Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do Thái không?”(Mc 10:9).

Chắc hẳn ông ta thừa biết chỉ vì ghen tị mà các thượng tế nộp Ngài. Nhưng các thượng tế xách động đám đông đòi ông Philatô phóng thích Baraba. Bị áp lực mạnh nên ông Philatô lại hỏi: “Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thái?”. Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!”(Mc 10:13). Ông Philatô muốn tha Chúa Giêsu vì thấy Ngài vô tội, nhưng ông ta hèn nhát và sợ mất chức quyền, ông cù cưa: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?”(Mc 10:14a). Nhưng đám đông càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!”(Mc 10:14b).Qua cách xét xử này, chúng ta thấy rằng KHÔNG PHẢI CỨ ĐA SỐ LÀ ĐÚNG, thậm chí còn trái ngược – tức là SAI THẬM TỆ. Đừng bao giờ vào hùa với người khác, nhất là trong những chuyện bất lợi cho tha nhân.Hãy lưu ý vài cái “đừng” mà Kinh Thánh đề cập:

1.“ĐỪNG làm điều xấu thì cái xấu sẽ không thắng được con” (Hc 7:1).

2.“ĐỪNG gieo trên những luống bất công, kẻo phải gặt bất công gấp bảy lần” (Hc 7:3).

3.“ĐỪNG xin Đức Chúa cho con quyền cao, ĐỪNG xin vua cho con chức trọng” (Hc 7:4).

4.“ĐỪNG tưởng mình là công chính trước mặt Đức Chúa” (Hc 7:5).

5.“ĐỪNG để tội nào trói buộc con đến hai lần, vì một lần thôi cũng đủ để bị phạt” (Hc 7:8).

Chỉ vì muốn được lòng đám đông, ông Philatô đã phóng thích tướng cướp Baraba và truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Ngài cho họ đóng đinh vào thập giá. Đám lính điệu Đức Giêsu vào bên trong dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Ngài một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Ngài,rồi mỉa mai: “Vạn tuế đức vua dân Do Thái!”(Mc 10:18). Chúng lấy cây sậy ĐẬP lên đầu Ngài, KHẠC NHỔ vào Ngài. CHẾ GIỄU chán, chúng LỘT ÁO điều ra, và cho Ngài mặc áo lại như trước. Vải dính vào những vết thương sẽ rất đau đớn khi bị giật áo ra. Cảnh tượng thật hãi hùng!

Thông thường, các tử tộiđược ân huệ sau cùng, nhưng Chúa Giêsu không hề được ân huệ cuối cùng nào, có chăng chỉ là chút giấm chua. Bị hành hạ đủ kiểu, thương tích đầy mình, thế mà Ngài còn phải tự vác thập giá đi lên đồi. Những kẻ thủ ác vô cùng bất công và thâm độc, phàm ngôn không đủ từ ngữ để diễn tả sự bất nhân như vậy!

Dọc đường lên Gôngôtha – nghĩa là Đồi Sọ, có một người tên Simôn(gốc Kyrênê, từ miền quê lên)tình cờ đi ngang qua đó. Chúng liền bắt ông vác thập giá đỡ cho Đức Giêsu. Tới nơi,chúng trao rượu pha mộc dược cho Ngài, nhưng Ngài không uống. Chúng đè Ngài xuống và đóng đinh vào thập giá, rồi đem áo Ngài ra bắt thăm mà chia nhau. Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba (khoảng 9 giờ sáng).

Hôm đó, có hai tên cướp cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu – nghĩa là Ngài bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. Kẻ qua người lại đều khinh bỉ và nhục mạ Ngài, có kẻ vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!”(Mc 10:29-30). Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Ngài như vậy, và kháo nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình”. Rồi họ thách thức: “Ông Kitô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin” (Mc 10:31-32). Thậm chí cả một tên cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng không biết thân mà còn nhục mạ và thách thức Ngài: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” (Lc 23:39). Thật tồi tệ, chết đến nơi không sợ mà còn hống hách!

Bất ngờ bóng tối bao phủ khắp mặt đất từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (khoảng từ 12 giờ tới 15 giờ), mặc dù trời đang nắng chang chang. Một hiện tượng thiên nhiên bất thường, vô cùng kỳ lạ!Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lôi, Ê-lôi, la-ma-xa-bác-tha-ni!”– nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mc 10:34). Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Êlia”. Có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Êlia có đến đem hắn xuống không”.

Sau đó, Đức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi trút hơi thở. Sự lạ lại xảy ra: Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới.Và rồi chính viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Ngài tắt thở như vậy cũng phải công nhận Tử Tôi Giêsu là Con Thiên Chúa. Thế là hoàn tất “chuyến khổ”. Những người không muốn tin thì cho đó là nỗi thất bại ê chề của Đức Kitô, nhưng họ hoàn toàn lầm tưởng. Đối với những người tin Ngài thì đó là Hồng Phúc, và sẽ được Ngài ban Ơn Cứu Độ.

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, cả Giáo Hội cùng chịu Đại Tang, đó là ngàyThế Giới Tang!

Lạy Thiên Chúa nhân từ, con chân thành sám hối và xin lỗi Chúa, xin Ngài thương xót và tha thứ. Xin cảm tạ Cha đã ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại. Phàm nhântro bụi nhưng thật diễm phúc vì được tận hưởngLòng Thương Xót vô biên nhờ cái chết cứu độ của Đức Kitô. Xin giúp con can đảm sống xứng đáng với Ơn Cứu Độ, kiên trì đi trọn hành trình đau khổ và làm chứng nhân của Lòng Thương Xót của Ngài, để mai đây con cũng được cùng phục sinh với Đức Giêsu Kitô. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấngcứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN