CN Lễ Hiển Linh
Ánh Sao Lạ
(Mt 2,1-12)
Một cuộc thăm dò trên tuần báo Newsweek ngày 5 tháng 12 năm 2004, với câu hỏi :
“ Thế giới hôm nay sẽ trở nên tốt hay xấu hơn nếu không có Chúa Giêsu”
và được kết quả như sau:
– 61% cho rằng thế giới hôm nay sẽ xấu xa và tan tác hơn nếu như không có Chúa
Giêsu.
– 47% nói rằng sẽ có nhiều cuộc chiến tương tàn hơn, nếu như Chúa Giêsu không tồn
tại trên thế giới này.
– 63% nói rằng sẽ có ít lòng nhân ái hơn,
– 58% cho rằng sẽ có ít lòng khoan dung hơn nếu như không có Chúa Giêsu.
– 59% cho biết hạnh phúc cá nhân sẽ bị mất đi và
– 38% tin rằng sẽ có nhiều sự chia rẽ về tôn giáo nếu như thế giới này không có Chúa
Giêsu.
– 26% cho rằng thế giới cũng giống như vậy nếu có hay không có Chúa Giêsu.
Tại sao lại có những kết quả trái ngược như thế?
Trở lại lịch sử, chúng ta thấy: ngay khi Chúa Giêsu mới giáng sinh thì đã có ba nhóm người tiêu biểu cho ba thái độ của nhân loại đối với Chúa Giêsu trong suốt dòng lịch sử. Ba thái độ đó là:
1.Con người và phản ứng của Hêrôđê
Hêrôđê có một cá tính kinh khủng, ông đa nghi một cách điên khùng, ông là người luôn luôn ngờ vực, càng về già ông càng đa nghi đến độ có kẻ đã gọi ông là “ông già sát nhân”. Ông nghi ai là đối thủ tranh chấp quyền hành thì người ấy liền bị loại trừ ngay. Ông đã giết vợ là Marianne cùng mẹ nàng là Alexandra. Con cả là Antipater và hai con trai khác là Alexander và Aristobulus cũng bị ông sát hại luôn. Hoàng đế Rôma là Augustus đã cay đắng nói rằng: “Làm con heo của Hêrôđê còn an toàn hơn làm con trai ông ta” (câu nói bằng tiếng Hy Lạp dí dỏm hơn, vì tiếng Hy Lạp hus là con heo và huios là con trai). Bản chất man rợ của Hêrôđê còn được thấy rõ hơn trong những việc chuẩn bị của ông trước khi qua đời. Khi được bảy mươi tuổi biết mình sắp chết, ông rút về thành Giêrikhô, thành xinh đẹp nhất của ông, rồi truyền lệnh bắt một số người nổi danh nhất trong thành Giêrusalem, vu khống rồi hạ ngục. Ông truyền lệnh phải giết hết những người ấy khi ông lâm chung, vì ông biết rằng khi ông chết chẳng ai thèm than khóc, nên nhất định phải làm sao cho có nước mắt đổ ra lúc ông chết.
Chính vì ganh ghét và thù địch, Hêrôđê sợ Hài Nhi sẽ can thiệp vào quyền thế và ảnh hưởng của mình, nên đã quyết tâm tiêu diệt Hài Nhi. Ngày nay cũng vậy, vẫn còn nhiều người quyết tâm tiêu diệt Chúa Giêsu, vì họ chỉ thấy Ngài là người xen vào đời sống họ, không cho họ làm theo điều mình thích nên họ muốn giết Ngài. Người nào chỉ ước ao làm theo ý thích của riêng mình thì không bao giờ cần Chúa Giêsu và luôn tìm cách loại trừ Ngài.
2.Phản ứng của các tư tế và các Kinh Sư
Họ hoàn toàn dửng dưng, đối với họ chẳng có chuyện gì thay đổi. Họ chỉ quan tâm đến lễ nghi tế tự trong đền thờ và những thảo luận về luật lệ, đến nỗi họ hoàn toàn không để ý gì đến Chúa Giêsu. Ngài chẳng có nghĩa gì đối với họ. Ngày nay vẫn còn những người chỉ quan tâm đến việc riêng của mình đến nỗi Chúa Giêsu trở thành vô nghĩa, không đáng quan tâm.
3.Con người và phản ứng của các nhà đạo sĩ
Danh hiệu của những người này là Magi, một chữ rất khó dịch. Theo Herodotus (1,101,132), Magi nguyên là một chi phái Mêđi. Người Mêđi là một phần dân thuộc đế quốc Ba Tư. Họ cố gắng lật đổ người Ba Tư đem chính quyền về cho người Mêđi. Mưu toan thất bại, từ đó người Magi từ bỏ mọi tham vọng quyền hành và trở nên chi phái tư tế. Các Magi đối với dân Ba Tư cũng giống như các thầy Lêvi đối với dân Israel. Họ trở thành thầy dạy và giáo dục cho các vua Ba Tư. Tại Ba Tư không được dâng lễ vật nếu không có một Magi hiện diện, họ là người của sự thánh thiện và khôn ngoan. Những người Magi này rất giỏi về triết học, y khoa và khoa học tự nhiên.
Với thái độ thành tâm thờ phượng, họ ao ước được đặt nơi chân Chúa Giêsu những tặng phẩm cao quý nhất. Khi một người đã nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu thì họ sẽ đắm chìm trong sự kinh ngạc, yêu mến và ca tụng Ngài.[1]
Quả thế, các đạo sĩ đã gặp Chúa vì họ đã lên đường. Dù không biết đến lời tiên tri, không biết đến lời hứa, không thuộc Thánh Kinh, nhưng khi thấy ngôi sao lạ, họ đã lên đường ngay tức khắc. Lên đường nói lên thái độ ngoan ngoãn tuân theo ơn Chúa soi sáng. Lên đường nói lên thái độ dấn thân. Lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm. Lên đường là chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Các đạo sĩ lên đường và đã gặp Chúa vì lòng họ khao khát. Khao khát chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao, vì thế cả một bầu trời bao la, chỉ một ánh sao lạ xuất hiện, họ đã nhận ra. Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm. Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho được.
Các đạo sĩ đã gặp Chúa vì tâm hồn họ đơn sơ thành thực. Đi tìm Chúa chứ không tìm bản thân. Đi tìm Chúa để thỏa lòng khao khát chân lý chứ không để thỏa mãn những tham vọng đen tối. Đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra ý Chúa, dù ý Chúa chỉ nhẹ nhàng qua một ánh sao. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra chính Chúa, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám.[2]
Nhìn vào các đạo sĩ, nếu chúng ta khao khát và quyết tâm tìm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ gặp được Chúa trong cuộc đời chúng ta. Amen.
CN Lễ Hiển Linh: Ánh Sao Lạ (Mt 2,1-12)
Một cuộc thăm dò trên tuần báo Newsweek ngày 5 tháng 12 năm 2004, với câu hỏi :
“ Thế giới hôm nay sẽ trở nên tốt hay xấu hơn nếu không có Chúa Giêsu”
và được kết quả như sau:
– 61% cho rằng thế giới hôm nay sẽ xấu xa và tan tác hơn nếu như không có Chúa
Giêsu.
– 47% nói rằng sẽ có nhiều cuộc chiến tương tàn hơn, nếu như Chúa Giêsu không tồn
tại trên thế giới này.
– 63% nói rằng sẽ có ít lòng nhân ái hơn,
– 58% cho rằng sẽ có ít lòng khoan dung hơn nếu như không có Chúa Giêsu.
– 59% cho biết hạnh phúc cá nhân sẽ bị mất đi và
– 38% tin rằng sẽ có nhiều sự chia rẽ về tôn giáo nếu như thế giới này không có Chúa
Giêsu.
– 26% cho rằng thế giới cũng giống như vậy nếu có hay không có Chúa Giêsu.[3]
Tại sao lại có những kết quả trái ngược như thế?
Trở lại lịch sử, chúng ta thấy: Ngay khi Chúa Giêsu mới giáng sinh thì đã có ba nhóm người tiêu biểu cho ba thái độ của nhân loại đối với Chúa Giêsu trong suốt dòng lịch sử. Ba thái độ đó là:
1.Con người và phản ứng của Hêrôđê
Hêrôđê có một cá tính kinh khủng, ông đa nghi một cách điên khùng, ông là người luôn luôn ngờ vực, càng về già ông càng đa nghi đến độ có kẻ đã gọi ông là “ông già sát nhân”. Ông nghi ai là đối thủ tranh chấp quyền hành thì người ấy liền bị loại trừ ngay.
Ông đã giết vợ là Marianne cùng mẹ nàng là Alexandra.
Con cả là Antipater và hai con trai khác là Alexander và Aristobulus cũng bị ông sát hại luôn.
Hoàng đế Rôma là Augustus đã cay đắng nói rằng:
“Làm con heo của Hêrôđê còn an toàn hơn làm con trai ông ta”
Bản chất man rợ của Hêrôđê còn được thấy rõ hơn trong những việc chuẩn bị của ông trước khi qua đời.
Khi được bảy mươi tuổi biết mình sắp chết, ông rút về thành Giêrikhô, thành xinh đẹp nhất của ông, rồi truyền lệnh bắt một số người nổi danh nhất trong thành Giêrusalem, vu khống rồi hạ ngục.
Ông truyền lệnh phải giết hết những người ấy khi ông lâm chung, vì ông biết rằng khi ông chết chẳng ai thèm than khóc, nên nhất định phải làm sao cho có nước mắt đổ ra lúc ông chết.
Chính vì ganh ghét và thù địch, Hêrôđê sợ Hài Nhi sẽ can thiệp vào quyền thế và ảnh hưởng của mình, nên đã quyết tâm tiêu diệt Hài Nhi.
Ngày nay cũng vậy, vẫn còn nhiều người quyết tâm tiêu diệt Chúa Giêsu,
vì họ chỉ thấy Ngài là người xen vào đời sống họ,
không cho họ làm theo điều mình thích nên họ muốn giết Ngài.
Người nào chỉ ước ao làm theo ý thích của riêng mình thì không bao giờ cần Chúa Giêsu và luôn tìm cách loại trừ Ngài.
2.Phản ứng của các tư tế và các Kinh Sư
Họ hoàn toàn dửng dưng, đối với họ chẳng có chuyện gì thay đổi.
Họ chỉ quan tâm đến lễ nghi tế tự trong đền thờ và những thảo luận về luật lệ,
đến nỗi họ hoàn toàn không để ý gì đến Chúa Giêsu. Ngài chẳng có nghĩa gì đối với họ. Ngày nay vẫn còn những người chỉ quan tâm đến việc riêng của mình đến nỗi Chúa Giêsu trở thành vô nghĩa, không đáng quan tâm.
3.Con người và phản ứng của các nhà đạo sĩ
Danh hiệu của những người này là Magi, một chữ rất khó dịch. Theo Herodotus (1,101,132), Magi nguyên là một chi phái Mêđi.
Người Mêđi là một phần dân thuộc đế quốc Ba Tư.
Họ cố gắng lật đổ người Ba Tư đem chính quyền về cho người Mêđi.
Mưu toan thất bại, từ đó người Magi từ bỏ mọi tham vọng quyền hành và trở nên chi phái tư tế.
Các Magi đối với dân Ba Tư cũng giống như các thầy Lêvi đối với dân Israel.
Họ trở thành thầy dạy và giáo dục cho các vua Ba Tư.
Tại Ba Tư không được dâng lễ vật nếu không có một Magi hiện diện,
họ là người của sự thánh thiện và khôn ngoan.
Những người Magi này rất giỏi về triết học, y khoa và khoa học tự nhiên.
Với thái độ thành tâm thờ phượng,
họ ao ước được đặt nơi chân Chúa Giêsu những tặng phẩm cao quý nhất.
Khi một người đã nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu thì họ sẽ đắm chìm trong sự kinh ngạc, yêu mến và ca tụng Ngài.[4]
Quả thế, các đạo sĩ đã gặp Chúa vì họ đã lên đường.
Lên đường nói lên thái độ ngoan ngoãn tuân theo ơn Chúa soi sáng.
Lên đường nói lên thái độ dấn thân.
Lên đường nói lên lòng cương quyết đi tìm.
Lên đường là chấp nhận gian khổ để đạt được điều mơ ước.
Các đạo sĩ lên đường và đã gặp Chúa vì lòng họ khao khát.
Khao khát chân lý nên đêm đêm họ không ngừng quan sát bầu trời tìm kiếm ánh sao, vì thế cả một bầu trời bao la, chỉ một ánh sao lạ xuất hiện, họ đã nhận ra.
Khao khát chân lý nên khi Chúa vừa tỏ mình qua dấu hiệu ngôi sao, họ đã vội vã theo sát dấu ánh sao đi tìm.
Khao khát gặp Chúa nên khi ánh sao vụt biến mất, họ đã không nản lòng, quyết tâm dò hỏi cho được.
Các đạo sĩ đã gặp Chúa vì tâm hồn họ đơn sơ thành thực.
Đi tìm Chúa chứ không tìm bản thân.
Đi tìm Chúa để thỏa lòng khao khát chân lý
chứ không để thỏa mãn những tham vọng đen tối.
Đi tìm Chúa để thờ lạy Chúa chứ không vì lợi lộc cá nhân.
Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra ý Chúa, dù ý Chúa chỉ nhẹ nhàng qua một ánh sao. Với tâm hồn đơn sơ, họ đã nhận ra chính Chúa, dù Chúa có ẩn thân dưới hình dáng một em bé yếu ớt nghèo nàn, trong khung cảnh rất tồi tàn của chuồng bò hôi hám.[5]
Nhìn vào các đạo sĩ, nếu chúng ta khao khát và quyết tâm tìm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ gặp được Chúa trong cuộc đời chúng ta. Amen.
[1] William Barclay
[2] TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Lễ Hiển Linh
[3] Báo Công Giáo và dân tộc, số 1487-1488, trg. 53
[4] William Barclay
[5] TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Lễ Hiển Linh