Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ GIÁNG SINH, CỦA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ GIÁNG SINH, CỦA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

TRỜI và ĐẤT

( Lc 2, 1- 14)

chgsVâng, thưa quý vị, thưa các bạn, “Trời và Đất” dường như không ai không biết, nhưng, chắc chắn không ai có thể biết đúng và biết đủ. Bởi vì, Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì trí khôn của phàm nhân ( là đất) cũng không thể hiểu được những mầu nhiệm của Trời cao.

Vâng, cũng từ sự thật đó, chân lý đó, con người chống lại “Trời cao”. Cụ thể, khi một “con người” nào đó được sinh ra, gọi là “nhân sinh”, khi kiếp nhân sinh tưởng mình là “cái rốn” của vũ trụ, thì ngông cuồng, ngạo mạn, tưởng mình là “nhất”. từ cổ chí kim là vậy, dù cuối cùng cũng phải trả nợ “Adong” , là cái chết. tại sao vậy ? Thưa quý vị. Bởi vì, khi phàm nhân chối bỏ thực tại của mình là kiếp bụi tro, là đất hèn mà thôi. Dù là ai, nhưng khi chối bỏ “chân lý” là “Trời cao” thì con người ấy sẽ chuốc lấy thảm bại.

Bởi vì, sự sống con người thế nhân, không phải chỉ có “đất” thấp, mà còn phải có “Trời cao” nữa. Chân lý đó, thực tại đó, nếu chối bỏ, thì mặc nhiên, không có sự sống, sự sống con người thực tại , dù rằng từ đất thấp, tất cả mọi sinh vật, động, thực vật đều do bởi mặt đất. Từ đó, con người ta dễ chối bỏ thực tại từ trời cao, đó là sự siêu nhiên, vô hình. Nhưng, thử hỏi xem, nếu cây cỏ được trồng và mọc lên từ mặt đất, nhưng, nếu không có không khí, không có ánh sáng, không có nước mưa, không có thời gian tuần hoàn, làm sao mọi sinh vật đưới bầu trời có thể tồn tại sự sống hữu hình.

Rõ ràng, sự sống tự nhiên bởi sự sống siêu nhiên mà ra, vì không nhà cách mạng nào, không cá nhân lãnh tụ nào đem lại sự sống hữu hình và vô hình cho nhân thế được. Vâng, đó là chân lý, ngược với chân lý là ngụy biện.

Vâng , thưa quý vị, chân lý là nguyên lý của sự thật, là nguồn đích thật, vĩnh hằng, tự có và hằng hữu. Mặc nhiên, phải được phát xuất từ Trời cao, vì thế : “HÔM NAY ĐÂY, MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ SẼ ĐƯỢC SINH RA CHO ANH EM TRONG THÀNH VUA ĐAVÍT, NGƯỜI LÀ ĐẤNG KITÔ, ĐỨC CHÚA.” ( C 11).

Vâng, chỉ có Thiên Chúa và Thiên Chúa mới làm được điều đó, vì không một ai từ đưới đất mà có thể ”CỨU ĐỘ” nhân loại bởi án phạt “A-dong”. Như vậy, Lễ Giáng Sinh là lễ mừng ngày “Nhập Thế” của Thiên Chúa làm Người, Tin Mừng thánh Luca hôm nay (Lc 2, 1- 14) có thể được chia làm 3 phần, là Đoạn Tin Mừng trình thuật lại Mầu Nhiệm Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ GIÊSU- KITÔ.

  • Phần thứ I : Từ câu 1- 5 . Nói về gốc tích, thân thế, xuất thân , dòng tộc, nguyên quán cha mẹ của Đấng được sinh ra. Chúng ta thấy, Thiên Chúa quá đỗi khiêm tốn, quá đỗi hạ mình … từ Trời xuống thế. Thời gian và nguyên nhân khai sinh.
  • Phần thứ II : từ câu 5 -8 . Nói về hoàn cảnh, nơi chốn ra đời, tức Giáng Sinh của Đấng Cứu Độ,
  • Phần thứ III : từ câu 9 – 14 . Nói về hiện tượng lạ, tức mầu nhiệm xảy ra, minh chứng đây là “ việc của Trời cao”  không phải việc của đất thấp:  Vì, rõ ràng, có muôn thiên sứ tung hô :

 

             “ Vinh Danh Thiên Chúa  trên Trời .

   Bình An dưới thế cho loài người Chúa thương” ( Lc 2, 14)

Như vậy, là quá rõ, Thiên Chúa đã yêu thương loài người nên mới hạ mình sinh xuống làm Người cho loài người. Vì thế, Mầu Nhiệm Giáng Sinh được nhắc lại hằng năm, gọi là Lễ Giáng Sinh, theo đó, Lễ Giáng Sinh không phải là một “Lễ Hội” thông thường, hay bình thường, mà là một mầu nhiệm, “Mầu Nhiệm Giáng Sinh”. Vậy, Mầu Nhiệm Giáng Sinh là một mầu nhiệm “xuống thế làm Người” của Thiên Chúa Nhập Thể, và từ ngữ duy nhất đó là : “GIÁNG SINH”. Có nghĩa là : “Từ trên sinh xuống”. Người ta, dù ganh tỵ, hay bái phục, tôn thờ hay bất kính, thì cũng không thể thay đổi được.

Có biết bao nhà lãnh tụ vô thần, cũng chỉ thời gian, làm cho người dân khuynh đảo, muốn xóa bỏ lễ Giáng Sinh, nhưng, không thành công, bởi vì đây không phải là sinh nhật thông thường của một cá nhân lãnh tụ nào, mà là một “MẦU NHIỆM”. Vì, Lễ Giáng Sinh là một mầu nhiệm đến từ Trời cao, của “MỘT ĐẤNG CỨU ĐỘ”, Trước đây, có một số nơi, một số người, một vài giáo xứ gọi lễ “Giáng Sinh” là Lễ “Sinh Nhật”, điều ấy hoàn toàn không đúng, đừng nhầm lẫn rằng khi gọi lễ Giáng Sinh là lễ Sinh Nhật. Vì, ngoài Mầu Nhiệm Thiên Chúa Giáng Sinh, thì không có ai được gọi như thế , dù là Đức Mẹ. Như Lễ Sinh Nhận Đức Trinh Nữ Maria.

Khi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh, thì Người bước vào dòng lịch sử nhân loại, được trở nên phàm nhân trong thân phận một trẻ thơ. Thiên Chúa bước vào trần gian, bằng một kiếp nghèo khó, dưỡng phụ Giuse cùng Đức Mẹ được chọn  không mang một danh phận giàu có, nhưng hoàn toàn không có một gia sản vật chất cao sang. Người chấp nhận thân phận từ một nỗi cơ cực dưới mức của một phàm nhân. Từ Trời cao, nhưng Người đã hạ mình rốt ráo, hơn cả phàm nhân, chịu lụy bởi nhà cầm quyền, âm thầm trong cơ chế cai trị của con người. Khép mình trong mọi khuôn khổ, lệ thuộc từ nền chính trị, đến hoàn cảnh gia đình. Để chấp nhận sinh ra làm Người, có nghĩa là Người không chối từ bất cứ những gì thuộc “đất thấp”. Chúng ta cứ nhớ câu Thánh Kinh : “ Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì trí khôn Ta cũng vượt trên trí khôn của các ngươi bấy nhiêu” . Và như vậy, Thiên Chúa chính là sự hiện hữu của Trời cao, trời cao hơn đất là một minh chứng cụ thể, mà phàm nhân không thể chối cãi, hầu làm rõ nét Thiên Chúa đã Giáng Sinh vì nhân thế .

Trong một nỗi cơ hàn, không có một tài sản thế trần, vâng, không có một thứ tiện nghi trần thế, điều nầy là hoàn toàn phù hợp, bởi vì, Thiên Chúa thuộc về siêu nhiên, vĩnh cửu, ở giữa thế nhân Người không lệ thuộc về trần gian từ lúc bước vào trần gian đến khi bước ra khỏi thế trần.

Bởi vì, ngôn sứ Isaia đã được loan báo trong (Is 9, 1-6) chính những Lời trong Thánh Kinh là những “tiện nghi” khoác lên mình Đấng Cứu Thế trong Đêm Cực Thánh Giáng Sinh : “Kìa, có một con trẻ sinh ra vì chúng ta , trẻ sinh cho ta đấy !

Vương quyền phủ trên vai,

Danh Ngài kêu rất oai :

Đấng tuyệt luân, Đấng Trung gian

Chúa quyền lực, Vua bình an

Là Chúa muôn đời” (c 6)

Vâng, Đêm Cực Thánh là Đêm không phải ăn tiệc linh đình, nhậu say bí tỉ, chờ đến dịp lễ giáng sinh để mưu cầu những lợi ích thấp hèn, mà là Đêm để suy niệm một Mầu Nhiệm từ Trời cao, mà chính Thiên Chúa đã hạ mình xuống, vì sự phàm hèn của “đất”, mà Đấng từ Trời đã trao chính thân mình.

Như vậy, Mầu Nhiệm từ trời cao là một mầu nhiệm không thể chối cãi, dù nhân loại hững hờ đến khờ khạo, lú lẫn đến đến thờ ơ đi nữa, thì : Trời cao hơn đất thế nào, tình Đêm Giáng Sinh tình Chúa cũng cao như vậy./.

Lạy Chúa Giêsu Hàì Đồng, Đêm Cực Thánh nầy Chúa đã Giáng Sinh, dù nhân thế hững hờ hay say sưa vì “men rượu” , Nhưng, xin cho con say “men tình Chúa”, hầu biết tôn thờ một Mầu Nhiệm từ Trời cao, mà Chúa đã “hạ mình xuống thế” bởi phép Chúa Thánh Thần ./. Amen

Xin cho mọi trẻ thơ trên khắp thế gian được cảm nghiệm tình Chúa quá cao vời như Trời cao, hầu nhận ra không có “món quà” nào cao hơn tình Chúa. Mong thay !

Đêm Giáng Sinh 2016

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …