GIEO GÌ GẶT NẤY!
Người Việt Nam có câu tục ngữ “Gieo gió, gặt bão”. Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, “gió” thì nhẹ hơn bão. Vì gió là một luồng không khí “nhẹ“ hơn, bão là một luồng khí quyển nặng hơn. Vì vậy, “bão“ có thể nói là: “kết quả thu được từ gió”. Vâng, nói đến bão thì thật khủng khiếp, vì những khu vực có bão đi qua đều để lại hậu quả của nó, tùy theo mức độ nhiều ít, nhưng một cơn bão, bao giờ cũng to lớn hơn một cơn gió.
Vâng, người xưa đã đúc kết được câu tục ngữ khá thâm thúy, mang ý nghĩa triết lý cao siêu. Vâng, “gieo gì, gặt nấy”, thì nhẹ hơn là “gieo gió, gặt bão”, vâng, cùng một chân lý, cùng một ý nghĩa, nhưng, “gieo gì gặt nấy”, mang ý nghĩa ”đơn giản“ hơn, vì: “gieo lúa, thì gặt lúa” không ai gieo lúa mà gặt “cỏ” bao giờ. Nhưng, việc gặt tức “thu hoặch” bao giờ cũng nhiều hơn gấp bội, vì vậy, “bão“ là “sự thu hoặch của gió”.
Người gieo “hạt giống“ Lời Chúa cũng vậy, một hạt gieo xuống, nhưng, khi thu hoặc một bông lúa thì cả mấy trăm hạt. Theo đó, việc làm dù thiện hay ác đều gặt lấy nhân quả của việc ấy.
Hôm nay đây, một lần nữa, Chúa Giêsu nhắc nhớ cho chúng ta một chân lý ấy. Vâng, người ta gọi: “Tám mối phúc thật“ hay “Hiến Chương Nước Trời“, đều không nằm ngoài ý nghĩa nêu trên.
Vâng, kính thưa quý vị. chẳng ai muốn “Nghèo”, chẳng ai muốn “khóc“, chẳng ai muốn “đói, khát”, chẳng ai muốn bị “bách hại”. Thiên Chúa càng không muốn điều ấy, tức sự dữ, sự xấu xảy ra cho nhân thế. Nhưng, vốn sự dữ đã xâm nhập thế gian, sự dữ đã tàn phá thế gian, sự dữ muốn hủy diệt thế gian, vì vậy, sự dữ vẫn “được phép” xảy ra. Khi sự dữ xảy ra như vậy, thì Chúa Giêsu không giáo huấn chúng ta “chống lại“ sự dữ một cách tiêu cực, mà là Người dạy chúng ta ”chấp nhận“ sự dữ như một “phương thuốc“ tất yếu của nó. Vì sao thưa quý vị? Thưa, vì, trước hết, chúng ta không đủ sức chống lại cái ác. Vì, theo giáo huấn của Chúa Giêsu cũng phù hợp với chân lý tự nhiên nêu trên. Từ đó, nảy sinh hai hướng tích cực như sau:
- Một là: Thiên Chúa là Ông Chủ công bằng và nhân ái.
- Hai là: sự thu hoạch bao giờ cũng nhiều hơn lúc gieo trồng.
Theo đó, chúng ta thấy Tám Mối Phúc Thật là một dẫn chứng của Chúa Giêsu về chân lý nêu trên , vì,
“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (c 3)
Vâng, ngay mối phúc thứ nhất, chúng ta thấy được một sự “lời lãi” của Nước Trời. Nhưng, cần nhớ rằng “tâm hồn“ chứ không phải “thể xác“. Vì, một người “nghèo khó“ về tâm hồn, có nghĩa là người ấy biết “bao dung“, biết “thi ân“, biết “cho đi” và cho đi chính mình. Tâm hồn nghèo khó là một tâm hồn quảng đại. Tâm hồn “nghèo khó“ là tâm hồn khiêm nhường, một tâm hồn “tự cao“ mặc nhiên không phải là tâm hồn nghèo khó.
Tâm hồn nghèo khó là một tâm hồn ẩn chứa bên trong một tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói đến “tâm hồn“ là Người muốn nói “thế giới nội tâm“. Vì, một con người diện mạo bảnh bao, nhưng có “lòng bác ái“, tức sự “cho đi”, thì tâm hồn ấy biết chia sẻ, là “làm nghèo“ bớt sự tư hữu của họ, mặc nhiên, hơn một người ăn mặc “rách rưới“, nhưng không có “tâm hồn“ biết cho đi, như vậy, tâm hồn ấy trở nên “làm giàu“ cho chính bản thân họ. mặc nhiên, người ấy không thể có được Nước Trời.
Vậy, từ đó suy ra ”Nước Trời“ không phải là “địa lý“, mà là nới có Thiên Chúa ngự trị. Vì, Thiên Chúa không thích ngự trị trên những đám mây, tầng mây, mà là Thiên Chúa thich ngự trị trong tâm hồn nhân thế. Tại sao vậy? Thưa, quý vị, nếu Thiên Chúa thích ngự trị trong, trên những đám mây, thì Thiên Chúa không tạo dựng loài người làm chi cho “mệt“, vì, khi con người sa ngã, thì Thiên Chúa phải cứu độ. (Ai đọc kinh Phụng Vụ sẽ biết).
Như vậy, Nước Trời không phải là một lãnh địa để cho “nhân thế“ định cư. Vậy, Nước Trời là nơi có Thiên Chúa. Một tâm hồn nghèo khó là tâm hồn biết đón nhận Thiên Chúa, tâm hồn nghèo khó là tâm hồn biết “tiết chế“ dục vọng, biết dẹp bỏ, bớt “tham, sân, si”, nói tóm lại, “tâm hồn nghèo khó“ là “tâm hồn biết tu“.
Vậy, “tu“ là một phương pháp tập cho có được “tâm hồn nghèo khó”, chúng ta thấy tất cả các thánh là những người có “tâm hồn nghèo khó”, mặc nhiên, đúng như Lời Chúa Giêsu nói: “Nước Trời là của họ“.
Thánh nữ Teresa Hài Đồng chẳng hạn, người trở nên nhỏ bé, có nghĩa là “tâm hồn nghèo khó”, vậy “tâm hồn nghèo khó là “tâm hồn“ biết cho đi. Mặc nhiên, đối nghịch với “tâm hồn ích kỷ”.
Chắc chắn rằng, không ai có thể cho những gì mình không có, nhưng, Thiên Chúa không bao giờ “vô lý“ vì Ngài là CHÂN LÝ mà, không những là Chân Lý, mà còn là TÌNH YÊU nữa. Vì thế, không ai “nghèo” đến nỗi không có gì, thì trong khi ấy, họ vẫn có một “TÂM HỒN“, Tâm Hồn của Thiên Chúa, Tâm Hồn cho Thiên Chúa và Tâm Hồn thuộc về Thiên Chúa. Vâng, lúc bấy giờ, mặc nhiên, “Nước Trời“ là của họ.
Vâng, “gieo gì, gặt nấy“ tuy là chân lý, nhưng, thật gần gũi với nhân thế. Nếu, chúng ta biết đón nhân Thiên Chúa, mặc nhiên, Người không thể bỏ rơi chúng ta. Như vậy, tâm hồn nào biết đón nhận Thiên Chúa, thì tâm hồn ấy nhận được sự khôn ngoan.
Ngày 20/01/2017, Đất Nước Hoa Kỳ đón nhận một Tân Thổng Thống thứ 45, trong bài Diễn Văn nhậm chức, câu đầu tiên ông Donal Trump nói không phải thưa “đảng” của ông ấy, mà thưa ông Chánh Án Roberts, theo đó, nói lên được rằng, Nước Mỹ tôn trọng “công lý“. Đồng thời, ông Trump xin ơn “khôn ngoan“ từ Thiên Chúa, để dẫn dắt Đất Nước Hoa Kỳ phồn vinh, thịnh vượng. Ông ta nói: “Nước Mỹ trên hết“, nhưng, được đặt dưới sự “bảo trợ” của Thiên Chúa.
Chúng ta sẽ thấy, Thiên Chúa không bao giờ ghét bỏ những ai “Tôn Vinh“ Người.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, Cha đã ban Ngôi Lời của Cha cho nhân loại là Đức Giêsu – Kitô, Đấng xuống thế làm Người để truyền rao chân lý của Cha. Xin cho nhân loại biết đón nhận chân lý duy nhất ấy mà noi theo, hầu đến đước bến bề ơn cứu độ của Cha.Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con./. Amen.
P.Trần Đình Phan Tiến