Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM C, CỦA LM GIUSE NGUYỄN VĂN NAM

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH, NĂM C, CỦA LM GIUSE NGUYỄN VĂN NAM

Chúa nhật Chúa Chiên Lành

 (Cv 13, 14.43-52; Kh 7, 9.14-17; Ga 10, 27-30)

“Này anh Simon, anh có mến Thầykhông?”

indexTin mừng Gioan Ga 10, 27-30:

Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi; Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi. Cha Tôi, Đấng đã ban chúng cho Tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một”.

Suy niệm:

Chúa Giêsu diễn tả sự liên hệ của Ngài với chúng ta như mục tử với đàn chiên. Người mục tử tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đàn chiên và đàn chiên được sống dồi dào. Thời xưa, dân Do Thái là dân du mục, nghề chăn chiên là một nghề chính của dân Do Thái. Hình ảnh người mục tử và đàn chiên rất thân quen và gần gũi với người Do Thái và là chủ đề lớn trong Thánh Kinh.

  1. Đức Giêsu Kitô là mục tử nhân lành:

Đức Giêsu tự khẳng định mình là Mục Tử tốt lành: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên” (Ga 10, 11).

Người mục tử nhân lành chăm sóc đàn chiên, hướng dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi, đến nơi có suối nước mát để đàn chiên được sống và sống dồi dào, nhất là được sự sống đời đời.

Người Mục tử Nhân Lành biết từng con chiên trong tương quan hiệp thông yêu mến: “Tôi biết các chiên của tôi, và các chiên của tôi biết tôi”. Biết trong tương quan yêu mến để đáp ứng một tâm tư nguyện vọng của con chiên.

Người Mục tử Nhân Lành hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên, giữ gìn bảo vệ đàn chiên chống lại sói dữ, kẻ thù… “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên” (Ga 10, 11). Người mục tử tốt lành không sống cho mình, mà sống cho Chúa và cho đàn chiên.

Người mục tử nhân lành muốn quy tụ mọi người trong một đàn chiên duy nhất, muốn cứu độ tất cả mọi người không loại trừ ai: “Tôi còn có những chiên khác, không thuộc đàn chiên này, tôi phải đưa chúng về, chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và chỉ có một đàn chiên và một mục tử!” (Ga 10, 16). Đoàn chiên duy nhất mà Chúa Giêsu muốn nói đến, đó chính là Giáo Hội của Chúa.

  1. Con chiên ngoan hiền:

Người ta thường đồng hóa người tín hữu là con chiên trong một họ đạo, trong giáo hội, trong địa phận. Bản chất của con chiên là hiền lành, dễ thương, hữu ích cho mọi người: thịt chiên rất ngon, lông chiên làm áo ấm rất quý và rất mắc.

Con chiên hiền lành là con chiên biết lắng nghe và tuân theo tiếng của chủ chăn: “Chiên tôi thì nghe tiếng tôi”. Cụ thể lắng nghe là tiếp xúc với lời Chúa, suy niệm lời Chúa, thực hành lời Chúa trong cuộc sống thường ngày. Tuân theo ý Chúa qua việc tuân giữ các điều răn, vâng lời các vị chủ chăn.

Con chiên hiền lành là đi theo chủ chăn, sống theo sự hướng dẫn của chủ chăn. Người chủ chăn đi trước và đàn chiên theo sau; “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Đức Giêsu Kitô phục sinh là vị lãnh đạo tối cao hướng dẫn đoàn chiên Chúa đến sự sống vĩnh cửu.

Đức Giêsu Kitô là Mục Tử Nhân Lành đã hy sinh tất cả cho đàn chiên. Kitô hữu là con chiên của Chúa. Chúng ta tự vấn lương tâm và tự hỏi: tôi có phải là con chiên ngoan hiền của Chúa hay không?

  1. Ngày Chúa nhật Chúa Chiên Lành là ngày toàn thể Giáo hội cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục tu sĩ, xin nêu lên một vài suy nghĩ gợi ý để chúng ta ý thức hơn về đời sống tu trì trong Giáo hội.

– Giáo hội Việt Nam có 26 giáo phận:

  • Khoảng 7.000.000 người Công giáo.
  • Một Hồng Y và 42 Giám mục.
  • gần 4.000 linh mục.
  • 15.000 tu sĩ nam nữ.
  • 1,264 Đại chủng sinh đang học ở Đại chủng viện.
  • 106 chủng sinh đã học xong.
  • 1.765 Chủng sinh dự tu.
  • 1.895 giáo xứ có linh mục.
  • 625 giáo xứ không có linh mục.
  • Dân số Việt nam 85.000.000 người.

– 1 linh mục phải phục vụ 2.200 tín hữu.

– 1 linh mục phải phục vụ 32.000 người lương và giáo.

– Thời nào cũng thiếu linh mục, tu sĩ.

Ngày nay ơn gọi trong Giáo hội càng ngày càng giảm sút. Cần phải cầu nguyện để xin Chúa cho có nhiều người hy sinh, quảng đại đi tu để phục vụ Chúa và mọi người.

Gia đình phải là vườn ươm vun trồng ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Ơn gọi Linh mục, Tu sĩ phát xuất từ những gia đình đạo đức và thánh thiện. Cha mẹ phait là Mục tưt tốt lành. Hy sinh tất cả cho con cái, giáo dục con mình thánh người đạo đức, ngoan hiền… nhất là cha mẹ phải nêu gương sáng cho con cái: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

Như Đức Kitô, vị Mục Tử tốt lành, ước mong những người làm cha, làm mẹ là những mục tử tốt lành để đen an vui hạnh phúc cho gia đình và cho mọi người trong xã hội.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nam

Xem thêm

MARY & ELISABETH

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM MINH ANH

TẶNG TRAO “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi?”. Trong “Bước Tới …