CN 4A TN
TÁM MỐI PHÚC
(Mt 5,1-12)
I.TÀI LIỆU GỢI Ý
Chúa công bố 8 mối phúc (Mt 5,3-12; Lc 6,17-20) Núi Phúc Thật, tháng 6 năm 28.
1.Tám Mối Phúc
1.1.Hiến Chương Nước Trời
Bài giảng trên núi như đã biết, Matthêu có mô hình cẩn thận trong Tin Mừng của ông. Khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Matthêu cho biết Chúa Giêsu biết giờ đã điểm để Người ra đi hoạt động. Khi Chúa Giêsu bị cám dỗ, Matthêu cho biết Chúa chủ ý lựa chọn phương pháp để hoạt động, từ bỏ những phương pháp trái với Ý Thiên Chúa. Khi ra tay làm việc lớn, người ta cần những người trợ lực, giúp đỡ, bộ tham mưu. Vì thế, Matthêu tiếp tục cho biết Chúa Giêsu chọn người làm việc. Để những người trợ lực làm việc có hiệu quả, họ phải được huấn luyện, vì thế giờ đây, trong bài giảng trên núi, Matthêu cho biết Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ một thông điệp mà các ông phải chuyển tải cho mọi người.
Trong Tin Mừng Luca, bài giảng trên núi rõ ràng hơn: bài giảng theo ngay sau việc chọn các môn đệ (Lc 6,13 v.v.). Vì thế có học giả lớn gọi bài giảng trên núi là ‘bài giảng truyền chức’. Cũng giống như một viên chức trẻ trước khi thừa hành, công việc được dạy bảo, 12 môn đệ cũng được dạy bảo trước khi ra đi rao giảng. Cũng vì lẽ đó, những học giả khác gọi bài giảng trên núi là ‘bản tóm tắt đạo lý của Chúa Kitô’, là ‘Hiến Chương Nước Trời’, là ‘Bản Tuyên Ngôn của Đại Vương’. Tất cả đều đồng ý rằng bài Giảng Trên Núi là điểm chính yếu của lời giảng dạy của Chúa Giêsu cho đội ngũ những kẻ được chọn.[1]
1.2.Bài giảng trên núi là những lời Chúa Chúa nói ở nhiều nơi chớ không phải một lần
Tóm tắt đức tin Thường chúng ta hiểu là bài giảng trên núi là những lời Chúa nói một lần, một dịp, nhưng không đúng. Đúng hơn bài giảng trên núi là toát yếu những lời Chúa nói trong nhiều dịp, nhiều lần khác nhau. Nên
1.2.1. Ai nghe lần đầu sẽ thấm mệt trước khi đọc hết, không thể đọc một lần
Ai nghe lần đầu sẽ thấm mệt trước khi đọc hết, không thể đọc một lần. Phải ngồi mà đọc nhẩn nha và suy nghĩ; hay nghe đọc toàn thể lần đầu tiên. Có thể đọc theo sự nhanh chậm tùy mình để làm quen với ngôn từ trong bài giảng. Nhưng nghe lần đầu tiên sẽ ngỡ ngàng với những ánh sáng choáng váng.
1.2.2. Có những đoạn không liên hệ với nhau
Có những đoạn xuất hiện mà không báo trước, không liên hệ với những gì nói trước cũng như sau đó. Như Mt 5,31-32 và 7,7-11 hoàn toàn khác hẳn văn bản.[2]
1.2.3. Matthêu thu thập những giảng dạy của Chúa vào những đề tài lớn, còn Luca lại lấy đề tài lớn bàn giải rải rác đây đó
Điểm quan trọng nhất là Mt và Lc cùng ghi lại bài giảng trên núi. Matthêu có 107 câu; trong đó 29 thấy trong Luca (6, 20-49), 47 câu không giống Luca; 34 câu thấy rải rắc trong Luca. Như giống nhau về muối trong Matthêu 5,13 và Luca 14,34-35; giống nhau về đèn Matthêu 5,15 và Luca 8,16; về một chấm một phết trong Mátthêu 5,18 và Luca 16,17. Như về vật nhỏ mọn Mt 7, 1-5 và Lc 6,37-42; xin sẽ được Mt 7,7-12 và Lc 11,9-13. Nhìn bảng sau đây sẽ thấy: Mt 5,13 = Lc 14,34-35; Mt 5,15 = Lc 8,16; Mt 5,18 = Lc 16,17 Mt 7, 1-5 = Lc 6,37-42; Mt 7, 7-12 = Lc 11,9-13. Như đã biết, Matthêu cốt yếu là tin mừng giáo huấn. Đặc tính của Matthêu là thu thập những giảng dạy của Chúa vào những đề tài lớn, nên Matthêu thu thập vào một khuôn, còn Luca lại lấy đề tài lớn bàn giải rải rác đây đó.[3]
1.2.3.Bài Giảng Trên Núi là tóm tắt những lời Chúa dạy các môn đệ
Bài Giảng trên núi không phải là một bài giảng riêng Chúa nói trong một dịp cố định. Đó là tóm tắt những lời Chúa dạy các môn đệ. Có thể đề nghị như sau: sau khi Chúa Giêsu đã chọn 12 ông, Người đem các ông vào nơi yên tĩnh trong vòng một tuần hay lâu hơn để dạy dỗ các ông. Và bài giảng trên núi là rải rác những lời dạy dỗ đó. Cụ thể lời giới thiệu của Matthêu dài dòng khó hiểu ‘thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng’.
1.3.Trong lời vắn vỏi này có ba đầu mối chỉ ý nghĩa thực sự của Bài Giảng
1.3.1. Người ngồi giảng
Khi Pháp Sư Do Thái dạy dỗ chính thức, ông thường ngồi và làm. Ta vẫn còn dùng từ ngữ ghế giáo sư; Đức Giáo Hoàng phán từ tòa từ ghế của Ngài. Thường Pháp Sư cũng dạy dỗ khi ông đứng hay đi tản bộ; nhưng khi chính thức dạy, ông phải ngồi ghế, vì thế, khi Chúa Giêsu ngồi mà dạy các môn đệ là dấu lời dạy dỗ của Người là cốt lõi và chính thức.
1.3.2. Người mở miệng
Mở miệng không phải là lời hoa mỹ. Hy Ngữ, hoa mỹ có hai ý nghĩa:
– a. Đó là lời trang trọng, trọng đại, nghiêm chỉnh. Đó là lối nói về một sấm truyền, một lời giới thiệu tự nhiên đối với lời nói quan trọng.
– b. Đó là lời nói từ tận đáy lòng. Đó là lời nói từ tận đáy lòng không giấu diếm. Dùng lời nói này cho bài giảng trên núi, cho thấy không phải là lời dạy dỗ tùy dịp. Nhưng đó là lời dạy dỗ trang trọng có thông điệp cốt lõi. Đó là sự thổ lộ tâm tình của Chúa đối với những người tiếp tục công việc của mình.
1.3.3.Dạy dỗ họ nói rằng
Ngôn ngữ Hy Lạp ở đây chỉ nghĩa là Chúa thường nói, quen nói, lặp đi lặp lại. Bài giảng trên núi gồm nhiều ý nghĩa hơn chúng ta tưởng. Trong lời mở đầu, Matthêu muốn chúng ta hiểu rằng đây là:
– a. Lời giảng chính thức của Chúa.
– b. Lời tâm sự của Chúa đối với các môn đệ.
– c. Lời tóm tắt những lời Chúa dạy các môn đệ thân tín của Người.
Bài giảng trên núi không là gì khác ngoài trí nhớ tập trung hàng giờ giữa lòng với lòng của môn đệ với Thầy mình. Khi học hiểu bài giảng trên núi, ta sẽ đưa ra đề tài mỗi phúc, rồi cuối ta sẽ nói phúc đó ra sao theo Anh Ngữ thời nay.[4]
3.Tám Mối Phúc
3.1. Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,3)
Trước khi học hỏi, hai sự kiện phổ quát phải lưu ý:
3.1.1.Có thể thấy là mỗi phúc đều có cùng một hình thức
Phúc nào cũng được in nghiêng. In nghiêng như vậy bên Hy Ngữ hay Do Thái đều có ý nói là không có tiếng tương đương bên tiếng Anh. Phải thêm are vào Anh Ngữ để có ý nghĩa. Nghĩa là trong các phúc, các câu không có động từ. Vì Chúa nói bằng tiếng Aramaic là tiếng Do Thái nói (spoken). Thay vì nói ‘ai có tâm hồn nghèo khó thì nguời đó là người có phúc…’ thì người Do Thái nói ‘thật phúc người’. Cách phát biểu này (asherè, tiếng Do Thái) thường thấy trong Cựu Ước, như ‘phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân’ (Tv 1,1). Đây là hình thức Chúa nói về tám phúc. Tám Mối phúc không phải là những lời xác quyết mà là những lời ngạc nhiên. ‘Ôi thật hạnh phúc người nghèo khó trong tinh thần’. Điều này thật quan trọng, vì các phúc không phải là những lời hy vọng, cầu chúc mà là lời nói đã thấy những phúc, tuy mờ mờ. Tám Mối phúc không phải là những lời cầu chúc mà là những lời chúc mừng nói lên các phúc đã có rồi, ở đây và bây giờ; không phải sẽ được mà là đã được. Trước mặt các phúc, người Kitô hữu tỏ vẻ buồn sầu là không thể được.[5]
3.1.2. Lời phúc thay là một lời đặc biệt
Tiếng Hy Lạp là makarios. Makarios là tiếng, cách riêng, diễn tả về các thần thánh. Theo Kitô giáo thì đó là tiếng chỉ niềm vui thần thiêng. Ý nghĩa của makarios được thấy tốt nhất trong cách dùng đặc biệt sau đây. Người Hy Lạp luôn luôn gọi Cyprus là hè makaria (tĩnh tự giống cái), có nghĩa là đảo hạnh phúc. Nói thế, vì người Hy Lạp tin rằng Cyprus đẹp, giầu, phì nhiêu đến nỗi con người không cần đâu khác để được hạnh phúc. Khí hậu của đảo làm cây cối, hoa trái, quặng mỏ và các thứ thiên nhiên sung mãn đến nỗi chứa hạnh phúc tràn đầy. Vì thế makarios diễn tả niềm vui thanh thản, không thể bị khuấy động, độc lập khỏi mọi thăng trầm của đời sống. Anh Ngữ hạnh phúc (happiness) còn có rễ là hap có nghĩa cơ may (chance). Nghĩa là hạnh phúc còn lệ thuộc vào cơ may và thay đổi của cuộc sống. Tám Mối Phúc của người Kitô hữu là phúc hoàn toàn độc lập khỏi những thay đổi lên xuống trong đời sống. Chúa Giêsu nói không ai có thể cất niềm vui khỏi các con (Ga 16,22). Không sầu muộn, mất mát, đau đớn, đắng cay có thể lấy đi hạnh phúc của người Kitô hữu. Thế gian có nỗi vui của nó, nhưng nỗi vui của thế gian có thể mất. Mất may mắn, sức khỏe, thất bại, không đạt ham muốn… phúc của người Kitô giáo thì không gì làm mất được.[6]
3.1.3.Phúc cho ai nghèo khó
Nghèo khó. Ngôn ngữ Hy Lạp có hai từ chỉ về nghèo khó, penès và ptòchos. Penès chỉ nghèo của người phải làm để sống. Người nghèo theo nghĩa này là người dùng tay chân để có những của cần thiết để sống. Đó là công nhân, không có dư, không giầu, không mạt rệp. Ptòchos chỉ nghèo mạt rệp. Ptòchos do gốc là ptòssein có nghĩa là mạt rệp. Penès chỉ người không có dư, còn ptòchos chỉ người không có bất cứ gì. Nghèo khó dùng trong tám mối phúc là ptòchos, có nghĩa là người nghèo không có bất cứ gì, người nghèo mạt rệp. Theo ngôn ngữ Do Thái Aramaic thì nghèo khó trong tám phúc tiến triển theo ba bước:
- Đầu tiên chỉ có nghĩa là nghèo.
- Vì nghèo nên không có ảnh hưởng hay quyền lực hay trợ giúp hay danh giá.
- Vì không có ảnh hưởng nên bị khinh khi, bị chèn ép hà hiếp.
3.1.4.Con người đặt toàn tin cậy vào Thiên Chúa
Sau cùng vì không nguồn mạch từ loài người, con người đặt toàn tin cậy vào Thiên Chúa. Vì thế nghèo khó, theo ngôn ngữ Do Thái ở đây, chỉ người hèn hạ tầm thường, không giúp đỡ, đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Thiên Chúa. Thánh Vịnh diễn tả ‘kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn’ (34,7); ‘Ngài cứu kẻ nghèo hèn khỏi tay người mạnh thế, và cứu kẻ túng thiếu nghèo hèn khỏi tay quân bóc lột’ (35,10); ‘… người túng thiếu không mãi bị bỏ quên, kẻ nghèo khổ chẳng tuyệt vọng bao giờ’ (9, 18); ‘… bởi vì Ngài nhân hậu đối với kẻ khó nghèo’ (68, 11); coi thêm Tv 72,4; 107,41; 132,15. Giờ đây hãy đặt hai ngôn ngữ Hy Lạp và Aramaic với nhau ta sẽ có ‘người không có gì cả và kẻ tầm thường túng thiếu, đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Thiên Chúa’, ta được: phúc cho người biết mình không có gì, không có ai giúp đỡ, đặt hết tin tưởng nơi Chúa. Phải cẩn thận hiểu rằng phúc này không nói nghèo vật chất là có phúc. Nghèo nàn không phải là một phúc. Chúa Giêsu không bao giờ nói người sống trong lều rách, không đủ ăn, không đủ mặc… là phúc. Cái nghèo vật chất là đích Tin Mừng phải loại trừ.
3.1.5.Cái nghèo có phúc là cái nghèo tinh thần
Tại sao nghèo tinh thần lại được Nước Trời? Trong Kinh Lạy Cha ta có hai lời xin liền nhau: Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Đó là định nghĩa về Nước Trời: một xã hội trong đó Ý Thiên Chúa được trọn vẹn cũng như trên trời. Có nghĩa là chỉ những ai vâng theo Ý Chúa mới là công dân Nước Trời, mà chỉ tuân theo Ý Chúa khi hiểu sự túng thiếu bất lực hoàn toàn của mình và đặt tin cậy trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Vâng lời luôn luôn xây dựng trên sự tin cậy. Nghèo khó tinh thần được hưởng Nước Trời vì nghèo khó tinh thần hiểu sự bất lực nghèo túng mạt rệp của mình, và vì thế đặt tin cậy trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Vì thế phúc thứ nhất có thể là: “phúc thay người hiểu sự bất lực trọn vẹn của mình, người đặt tin cậy hoàn toàn nơi Thiên Chúa. Vì như thế, người đó dâng cho Thiên Chúa sự vâng lời hoàn hảo làm họ thành công dân Nước Trời”.[7]
3.2.Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an (Mt 5,4)
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Sầu khổ ở đây tiếng Hy Lạp dùng lời có ý nghĩa mạnh nhất của sầu khổ. Đó là sầu khổ vì có người chết, cái chết của người thương mến. Đó là sự sầu khổ của Giacóp khi biết tin Gioxép con ông chết (St 37,34). Đó là sự sầu khổ không thể giấu kín; sự sầu khổ không những thấu tim mà còn tràn ra nước mắt. Có thể nói cách khác: Phúc thay người sầu khổ như sầu khổ vì có người chết.
Phúc này có thể hiểu ba cách:
3.2.1.Theo nghĩa đen: phúc thay người mà cay đắng nhất cuộc đời có thể đem lại
Người Ả Rập có châm ngôn ‘toàn thể ánh nắng mặt trời làm nên sa mạc’. Phần đất mà nắng mặt trời luôn luôn chiếu sẽ sớm thành nơi khô cằn, cây cối không thể mọc.
Sầu khổ có thể đem lại cho ta hai điều:
– đem lại, như không gì khác có thể đem lại, là lòng tử tế nhất từ bạn bè;
– đem lại, như không gì khác có thể đem lại, là sự an ủi khích lệ của Thiên Chúa.
Nhiều người, trong giờ sầu khổ, đã khám phá ra điều người đồng loại và Thiên Chúa chưa hề làm cho họ. Khi mọi sự an toàn, dễ dàng sống, nhưng khi sầu khổ người ta bị đem xuống tận đáy sâu cuộc đời; và nếu chấp nhận, người ta sẽ có sức mạnh mới, vẻ đẹp lại xâm nhập tâm hồn. “Tôi đi một dặm Thỏa mãn, Nàng nói suốt đoạn đường, Nhưng khi nàng ắng im, tôi thấy không gì khôn ngoan hơn. Tôi đi một dặm Sầu khổ, Nàng chẳng hé một câu, Nhưng với Khổ cùng đi, tôi học được bao điều”.[8]
3.2.2. Có người hiểu phúc này là: phúc cho người sầu khổ tột điểm vì những sầu muộn và đau khổ của thế giới này
Khi nghĩ tới phúc thứ nhất ta thấy rất đúng là thanh thoát khỏi sự vật, nhưng không bao giờ đúng nếu thanh thoát khỏi con người. Thế giới này sẽ thành nghèo hơn, nếu không có những người quan tâm đến những sầu muộn và đau khổ của người khác. Lord Shaftesbury có lẽ đã hoạt động cho đàn ông đàn bà và trẻ con hơn bất cứ nhà cải cách xã hội nào. Khi còn trẻ tại Harrow, ngày kia đang đi, ông gặp đám táng của một người nghèo. Quan tài là chiếc hòm nghèo ọp ẹp, đó là chiếc xe cút kít. Chiếc xe được những người say xỉn vừa đẩy vừa nghêu ngao. Đang khi họ đẩy lên đồi thì quan tài rớt khỏi xe vỡ toang. Có người cho đây là chuyện buồn cười, có người ghê sợ ngoảnh mặt, có người nhún vai bỏ đi như chẳng có gì liên quan tới mình. Thế nhưng cậu Shaftesbury cảm động, tự nhủ ‘khi lớn lên, tôi sẽ tận hiến cuộc đời để những cảnh như thế không xảy ra’. Và Shaftesbury đã tận hiến đời ông cho công cuộc quan tâm đến người khác. Kitô giáo là tôn giáo quan tâm đến người khác. Đây là phúc cho người quan tâm đến người khác, quan tâm đến sầu khổ và những cần thiếu của người khác.[9]
3.2.3.Ý nghĩa chính, là phúc cho người sầu khổ hết sức vì tội mình
Không hồ nghi, những quan niệm đó đều có trong phúc này. Nhưng ý nghĩa chính, là phúc cho người sầu khổ hết sức vì tội mình vì những bất xứng của mình. Như đã biết lời đầu tiên trong thông điệp của Chúa là ‘hãy ăn năn sám hối’. Không ai có thể sám hối nếu người ấy không phàn nàn vì tội mình. Điều thực sự làm thay đổi con người là khi bất thần người ấy mở mắt nhìn thấy tội mình. Con cái có thể sống theo ý thích của mình, không bao giờ thấy hậu quả của tội, cho đến khi thấy trong ánh mắt cha, mẹ cho biết tội là gì. Đó là điều Thập Giá làm cho ta. Một trong những chức năng lớn của Thập Giá là mở mắt con người thấy tội ghê sợ thế nào. Và khi thấy tội ghê sợ làm sao, người ta chỉ còn sầu khổ vì tội mình. Kitô giáo bắt đầu bằng ý thức về tội. Phúc thay người hết sức lo buồn vì tội lỗi mình, lo buồn đến vỡ tim vì tội mình đã làm cho Thiên Chúa và Chúa Giêsu như thế, phúc thay người nhìn lên Thập Giá mà đau buồn vì tội lỗi tàn phá đến như vậy. Người đó sẽ được yên ủi, người đó là người tội phạm, người có trái tim tan vỡ hối hận mà Thiên Chúa không khinh chê (Tv 51.17). Con đường đến niềm vui vì được tha thứ là con đường qua sầu đau hết mình vì trái tim tan vỡ. Ý nghĩa thực sự của phúc thứ hai là: phúc thay người có trái tim tan vỡ vì những đau khổ của thế giới và vì tội riêng mình.[10]
3.3.Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp (Mt 5,5)
3.3.1.Hiền lành là nhân đức đứng giữa, giữa hai thái cực, thái quá hay bất cập
Với thế giới ngày nay, từ ‘hiền lành’ khó có thể là từ đáng mến. Ngày nay nó có nghĩa là người không xương, người nô lệ, không tinh thần. Nhưng trong ngôn ngữ Hy Lạp, hiền lành (praus) lại là một từ đạo đức vĩ đại. Aristote ca ngợi đức tính này hết mình. Ông đưa ra phương pháp để định nghĩa các nhân đức. Ông nói, nhân đức đứng giữa, giữa hai thái cực, thái quá hay bất cập. Thí dụ đức quảng đại đứng giữa phung phí thái quá và bủn xỉn từng đồng. Về hiền lành, ông nói, hiền lành đứng giữa tức giận thái quá và chẳng bao giờ giận. Vì thế có thể nói phúc này là: Phúc thay người luôn luôn giận đúng lúc và không bao giờ giận không đúng lúc. Vậy đâu là giận đúng lúc và đâu là giận không đúng lúc? Ta có thể đáp: không bao giờ đúng khi giận vì những sỉ nhục làm cho mình, và luôn giận vì những sỉ nhục làm cho người. Giận cách ích kỷ là tội, giận cách không ích kỷ là một trong những động lực luân lý lớn trong thế giới.[11]
3.3.2.Phúc thay người hoàn toàn điều khiển được mình
Nhưng hiền lành cũng có nghĩa như là con vật được thuần thục. Con vật được thuần thục, nghe theo sự điều khiển. Vì thế, phúc này cũng có thể được nói là: phúc thay người mà mọi bản năng, mọi đam mê được điều khiển. Phúc thay người hoàn toàn điều khiển được mình. Nhưng hoàn toàn điều khiển được mình là điều quá sức con người. Vì thế đúng hơn phải nói: phúc thay người được Thiên Chúa điều khiển. Vì chỉ khi được Thiên Chúa điều khiển, con người mới nói được là hoàn toàn điều khiển được mình. Nhưng cũng có thể nói phúc này theo cách khác: người Hy Lạp quen đặt sự tương phản gọi là praotès mà Bản Chính thức gọi là hiền từ với hupsèlokardia có nghĩa là kiêu kỳ.[12]
3.3.3.Trong tính hiền từ (praotess) có sự khiêm nhượng thật, xóa bỏ mọi kiêu căng
– Trong tính hiền từ (praotess) có sự khiêm nhượng thật, xóa bỏ mọi kiêu căng
Không khiêm nhượng, con người không thể học hỏi vì bước đầu tiên của học hỏi là hiểu biết sự dốt nát của mình. Quintilian, giáo sư và là nhà hùng biện lớn Rôma nói về một số học giả của ông ‘không hồ nghi, họ là những học giả tuyệt vời, nếu họ đã không thâm tín về tri thức của họ’. Không ai có thể dạy một người điều người đó đã biết. Không có khiêm nhượng sẽ không có tình yêu vì chính khởi đầu của tình yêu là ý thức mình không xứng. Không có khiêm nhượng sẽ không có tôn giáo thật vì tôn giáo thật, khởi đầu bằng sự hiểu rằng mình yếu đuối và cần đến Thiên Chúa. Con người chỉ trưởng thành thật, khi ý thức rằng mình là thụ tạo và Thiên Chúa là Tạo hóa, và không có Thiên Chúa, mình không thể làm được gì.
– Hiền từ (praotès) diễn tả sự khiêm nhượng, chấp nhận sự cần thiết phải học hỏi, phải được tha thứ
Hiền từ diễn tả thái độ xứng hợp duy nhất đối với Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta lại có thể nói phúc này là: phúc thay người khiêm nhượng nhận biết sự dốt nát của mình, sự yếu đuối của mình và sự cần thiếu của mình. Chúa Giêsu nói sự hiền lành này được hưởng đất nước. Lịch sử cho biết những người có ơn tự điều khiển, những người điều khiển được dục vọng, bản năng, là những người vĩ đại. Sách Dân Số nói về Môsê, vị lãnh đạo lớn nhất, vị ban luật lớn nhất thế giới chưa từng thấy: ‘ông Môsê là người hiền lành nhất đời’ (12,3). Môsê không phải là người bụ sữa, người không xương; ông có thể nổi giận như sấm sét, nhưng cơn giận có điều khiển, chỉ giận khi đúng lúc. Sách Châm Ngôn nói: ‘người chậm giận thì hơn trang hào kiệt, người tự chủ hơn kẻ chiếm được thành’ (16,32). Chính vì thiếu đức tính này mà Đại Đế Alexander thất bại. Trong cơn đồi bại say xưa, không tự kiềm chế, đã phóng gươm giết chết người bạn chí thiết. Không ai có thể hướng dẫn người khác nếu không tự chế được chính mình. Không ai có thể phục vụ người khác nếu chính mình không suy phục. Không ai có thể điều khiển được người khác, nếu không tự điều khiển được mình. Người để Thiên Chúa điều khiển hoàn toàn, sẽ được hiền từ làm họ thừa hưởng đất. Quả thật praus có ý nghĩa hơn meek bên Anh ngữ. Rõ ràng không một tiếng nào có thể dịch hết được lời praus tiếng Hy Lạp, mặc dầu lời dịu hiền (gentle) có lẽ gần ý nghĩa hơn. Phúc thứ ba, do đó có thể được giải thích: phúc thay người luôn luôn giận đúng lúc và không bao giờ giận không đúng lúc; người mà mọi bản năng, dục vọng được điều khiển vì chính người ấy lại được Thiên Chúa điều khiển; người có lòng khiêm nhượng để hiểu sự dốt nát của mình, yếu đuối của mình, vì người như thế là vua giữa mọi người.
3.4.Phúc thay ai khát khao nên người công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng (Mt 5,6)
3.4.1.Ta phải khát khao sự công chính tới mức nào
Phúc thay ai khát khao nên người công chính vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng Lời nói không hiện hữu đơn độc; chúng xuất hiện do so sánh hậu cảnh với ý nghĩ; và ý nghĩa của lời nói tùy thuộc vào vốn liếng của người nói. Điều này cách riêng đúng cho phúc này. Phúc này có nghĩa khác đối với những ai nghe lần đầu tiên, có nghĩa khác đối với chúng ta ngày nay. Cụ thể, ngày nay rất ít người biết đói khát thực sự là gì. Ngày xưa lại khác hẳn. Thời đó, công nhật một ngày là ba xu thì khó có ai mà mập phì. Tại Palestin, người thợ chỉ ăn thịt một tuần một lần, người lao công không xa khỏi ranh giới đói. Vấn đề khát còn hơn nữa. Phần nhiều người khó tìm được nước sạch để uống… vì thế, người đói trong phúc này không phải là người đói có thể đỡ đói với bữa ăn buổi sáng; cái khát cũng vậy. Đó không phải là cái khát có thể giải khát bằng một ly cà phê. Đói khát trong phúc này là cái đói không ăn sẽ chết, cái khát không uống sẽ chết. Vậy thì ta phải khát khao sự công chính bao nhiêu? Có đói như không ăn sẽ chết, khát không uống sẽ chết?
3.4.2.Nên phúc này phải dịch: phúc thay ai đói khát toàn thể sự công chính
Hầu hết người ta tự nhiên thấy ước ao sự công chính, nhưng đó là sự ước ao, mơ hồ chứ không phải là đói cồn đói cào, khát khô cổ. Hầu hết người ta chịu điều mà Robert Louis Stevenson gọi là ‘bệnh không thiếu’. Rõ ràng thế giới sẽ khác hẳn nếu ta ao ước sự công chính hơn bất cứ gì khác. Hiểu như thế, ta mới thấy phúc này đòi hỏi quá nhiều, đáng sợ. Không những đòi hỏi nhất, nhưng cũng yên ủi nhất. Vì như thế, không có nghĩa là phải chiếm hữu được sự công chính mà chỉ cần khao khát hết lòng. Nếu đòi phải chiếm được thì chẳng có ai có phúc này. H.G.Wells nói ‘một người có thể là hát dở nhất nhưng vẫn đam mê ca nhạc’. Louis Stevenson đã nói ngay cả những người chìm đắm tới đáy sâu thẳm, như ‘trong ổ điếm hay trên đoạn đầu đài’ vẫn bám chặt chút gì là nhân đức. Sir Norman Birkett, nhà luật sư và quan án thời danh, nói đến những phạm nhân ông có dịp tiếp xúc qua nghề nghiệp, về điều không thể giập tắt trong con người. Đó là sự tốt lành, ‘một thợ săn bất dịch luôn theo sát gót họ’. Tội tệ nhất nơi con người là ‘đã bị kết án vì một thứ cao thượng nào đó’. Điều ngạc nhiên thật sự nơi con người không phải bởi nó là một tội nhân, mà bởi cho dầu trong tội con người vẫn bị sự tốt lành ám ảnh, cho dầu chìm ngập trong bùn lầy, họ vẫn không quên những vì sao cao cả. Đavít luôn luôn muốn xây Đền Thờ cho Thiên Chúa, nhưng không bao giờ thực hiện được, vậy mà Thiên Chúa lại phán với ông ‘ngươi định tâm để xây một ngôi nhà để kính danh Ta; ngươi định tâm như thế là tốt’ (1V 8,18). Vì lòng thương xót, Thiên Chúa phán xét ta, không chỉ những gì ta đã đạt được mà cả những mơ ước của ta. Cả khi không bao giờ đạt tới sự tốt lành, cả khi ngày tàn mà ta vẫn còn đói khát, ta vẫn không bị loại khỏi phúc đức. Còn điểm nữa chỉ có trong ngôn ngữ Hy Lạp. Văn phạm Hy Lạp thì đói khát được sở hữu chủ theo sau. Bên Anh Ngữ dịch sở hữu chủ là ‘của’ (of). Bên Hy Ngữ lại gọi là sở hữu một phần. Hy Lạp không nói tôi đói bánh, tôi khát nước, mà nói tôi đói một chút, một phần bánh, tôi khát một chút nước, không phải cả chiếc bánh, cả nước trong bình… trong phúc này, hầu hết lại bất thường, là sự công chính lại là đối tượng trực tiếp, chứ không ở sở hữu. Trường hợp này ý nghĩa lại không phải một phần, một phần bánh, một phần nước mà là toàn cái bánh, toàn chum nước. Nên phúc này phải dịch: phúc thay ai đói khát toàn thể sự công chính. Thực tế thì ít ai làm được vậy. Có người tốt nhiều phương diện, nhưng vẫn còn khuyết điểm; ngược lại có người xấu, nhưng vẫn được vài điểm tốt. Đúng hơn, phúc này phải dịch: phúc thay ai khao khát toàn thể sự công chính như người đói cần ăn và người khát cần uống để sống còn.[13]
3.5.Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương (Mt 5,7)
Đây là lời nói vĩ đại. Đó là nguyên tắc có suốt trong Tin Mừng. Tân Ước nhấn mạnh rằng muốn được tha thứ thì phải tha thứ. Giacôbê nói ‘vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót’ (Gc 2,13). ‘Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình’ (Mt 18,35). Kinh Lạy Cha kết bằng hai câu để giải nghĩa và nhấn mạnh đến lời xin ‘như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’. Vì nếu ta tha thứ, Cha anh em cũng tha. Nhưng nếu anh em không tha, Cha anh em cũng sẽ không tha (Mt 6 12,14,15). Chỉ người thương xót mới nhận được thương xót. Đó là lời dạy thường xuyên trong Tân Ước. Nhưng còn hơn thế nữa. Hy Ngữ xót thương là eleèmòn. Nhưng như đã biết, ngôn ngữ Hy Lạp trong Tân Ước là dịch từ nguồn gốc tiếng Do Thái và Aramaic. Mà tiếng Do Thái, thương xót là chesedh và đây là chữ không dễ dịch. Chữ này không chỉ có nghĩa thông thường là thương xót, thiện cảm với người khác khi họ hoạn nạn. Nó còn có nghĩa là bén nhậy như dưới da của họ, đi guốc trong bụng họ, để có thể hiểu như họ, nghĩ như họ, cảm như họ. Rõ ràng là ý nghĩa này sâu đậm hơn là chỉ thương xót bình thường, vì nó đòi trí khôn và tấm lòng phải cố gắng hơn. Mối thiện cảm không ở bên ngoài bình thường, nhưng ở bên trong, đó là đồng hóa với người lâm nạn. Thiện cảm (sympathy), tiếng Hy Lạp, gồm hai từ: syn có nghĩa là cùng nhau và paschein có nghĩa là cảm nghiệm hay cùng chịu. Vì thế thiện cảm (sympathy) có nghĩa là cảm nghiệm cùng người khác. Đây chính là điều nhiều người, cả đến cố gắng, cũng không muốn. Phần lớn người ta quan tâm đến những cảm nghiệm của mình hơn là những cảm nghiệm của người. Khi thương cảm đến ai, người ta thường thương cảm bề ngoài, hời hợt mà thôi, thiếu sự cố gắng để cảm và hiểu tận căn.[14]
Nếu thương xót với sự cố gắng để đồng hóa với người, đời sống xã hội sẽ khác biệt biết bao.
3.5.1.Thương xót thật sẽ giải thoát ta khỏi thương xót sai lầm
Một sai lầm to lớn đã xẩy ra trong Kinh Thánh. Đó là khi Chúa thăm viếng chị em Ladarô thại Bêtania (Lc 10,38-42). Lúc Chúa thăm viếng, là lúc Thập Giá đã cận kề với Người. Tất cả Chúa chỉ muốn có chút thời giờ để nghỉ ngơi. Thế nhưng Matta không hiểu, lại xoắn xuýt thường tình, cho dầu có coi Chúa như thượng khách với bữa cơm thịnh soạn… để được vậy, Matta phải lăng xăng chạy đây chạy đó với nồi niêu xoang chảo… Matta tỏ ra qúi mến, nhưng không đúng cách, nên thay vì yên ủi thì lại làm Chúa xót xa hơn… [15]
3.5.2.Thương xót đúng cách sẽ tha thứ và làm cho sự khoan dung nên dễ dàng hơn
Một nguyên tắc trong cuộc sống người ta hay quên, là luôn có lý do trong việc làm, mà nếu ta hiểu biết, sẽ dễ thông cảm và tha thứ. Một người có thể nóng tính, lỗ mãng, có thể họ vừa gặp một việc làm họ khó chịu, có tin buồn trong gia đình… quả thật, như châm ngôn Pháp nói ‘hiểu biết hết, sẽ tha thứ hết’, nhưng không thể hiểu biết hết nếu không cố gắng tìm hiểu như người, cảm nghiệm như người…[16]
3.5.3.Thiên Chúa đến với ta như một con người
Phân tách sau cùng thì đó không phải là điều Thiên Chúa làm nơi Chúa Giêsu? Nơi Chúa Giêsu, theo nghĩa đen hoàn toàn, Thiên Chúa đã nhậy bén cảm thấy như con người, đi guốc trong lòng mọi người. Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu, hiểu cuộc sống là thế nào. Nữ hoàng Victoria là bạn thân của vợ chồng ông bà Tulloch hiệu trưởng trường Thánh Andrew. Hoàng đế Albert chết để lại Victoria một mình. Cùng thời, hiệu trưởng Tulloch cũng chết để lại bà Tulloch một mình. Không báo trước, nữ hoàng Victoria đến thăm bà Tulloch, trong khi bà Tulloch đang nằm nghỉ trên ghế bành trong phòng. Khi biết nữ hoàng đến thăm, bà Tulloch cố gắng chỗi dạy khỏi ghế bành, thì nữ hoàng đã vội đỡ bà Tulloch nằm xuống, nói ‘bạn ơi, không sao; hôm nay tôi đến với bạn, không như bà hoàng mà như một người vừa mất chồng đến với người vừa mất chồng’. Đấy là điều Thiên Chúa làm. Người đến với ta không như một Thiên Chúa xa vời, lạnh lùng, cách biệt, uy nghi, nhưng như một con người. Gương mẫu tối cao của thương xót, chesedh là Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. Chỉ những ai tỏ ra thương xót mới nhận được thương xót. Điều này rất thật trong lãnh vực đời sống con người. Nếu ta tách biệt, xa vời, vô tư với những gì của người, người cũng sẽ tách biệt, xa vời, vô cảm đối với ta. Nếu ta săn sóc người, người cũng sẽ săn sóc ta. Điều đó cũng đúng nơi Thiên Chúa, vì ai tỏ ra thương xót, người đó sẽ nên như Thiên Chúa. Vì thế Phúc này có thể dịch: phúc thay người đi guốc trong bụng người khác, hiểu cách nhìn, cách suy nghĩ, cách cảm như người khác, vì người đó sẽ nhận được những điều đó do người khác và biết đó là những điều Thiên Chúa làm nơi Chúa Giêsu.[17]
3.6.Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5,8)
Đây là phúc đòi mọi người khi đọc phải ngưng để suy nghĩ và tự kiểm thảo. Trong sạch, Hy Ngữ là Katharos. Katharos có nhiều cách dùng, mỗi cách đều thêm vào cuộc đời Kitô giáo một ý nghĩa.
1.Nguồn gốc chỉ có nghĩa là sạch như quần áo, vải vóc sạch.
2.Dùng cho ngô bắp sạch khỏi trấu. Cũng dùng cho quân đội sạch khỏi những phần tử miễn cưỡng, xấu, không muốn chiến đấu, để còn lại là đội quân tinh ròng, tinh nhuệ, hữu hiệu.[18]
3.Thường dùng kèm với tĩnh từ khác là akèratos. Akèratos có thể dùng cho sữa, rượu không pha nước, hay cho kim khí không dỉ ghét. Vì thế ý nghĩa căn bản của katharos là không pha trộn, không khác đi. Vì thế phúc này là phúc đòi hỏi nhiều, và có thể được dịch: phúc thay ai có những động lực luôn tinh tuyền vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Quả rất thật thỉnh thoảng ta có những động lực tinh tuyền, không pha trộn. Nếu ta có làm việc nghĩa cách đại lượng, vẫn có thể tự đáy lòng còn có sự thỏa mãn, hài lòng vì việc nghĩa đã làm; nếu làm việc nghĩa mà phải hy sinh, ta vẫn không thoát cảm tưởng rằng sẽ được khen như người anh hùng. Cả đến người giảng thuyết, thành thật nhất, cũng thấy sự thỏa lòng vì bài giảng hay. John Bunyan đã chẳng nói ‘ma quỉ đã nói với tôi như thế khi tôi từ tòa giảng đi xuống’, khi có người khen ông giảng hay hôm đó? Phúc này đòi ta phải tự kiểm cẩn thận. Động lực việc làm nghĩa của ta có phải là vì phục vụ hay vì lương bổng? Động lực không phải vì mình hay chỉ để khoe khoang? Có làm vì Chúa Kitô hay vì uy danh uy thế? Đi nhà thờ là vì để gặp Thiên Chúa hay vì thói quen? Cả đến cầu nguyện, đọc Kinh Thánh có vì động lực tinh tuyền?.. Tự kiểm thận trọng, ta mới thấy mắc cỡ… Chúa Giêsu nói tiếp, chỉ có tâm hồn trong sạch mới nhìn thấy Thiên Chúa. Một trong những sự kiện ở đời là ta chỉ có thể nhìn thấy những gì ta có khả năng. Thật không những lãnh vực thể lý mà cả những giác quan khác. Người bình thường ra ngoài đường nhìn lên trời thì chỉ thấy muôn vàn chấm sao chen chúc; anh chỉ thấy những gì anh có thể. Nhưng cũng hoàn cảnh đó, nhà thiên văn lại thấy khác hẳn, có thể gọi tên từng sao nữa. Cũng hoàn cảnh đó, người thủy thủ lại thấy khác, các ngôi sao dẫn ông giữa biển cả mênh mông không đường lối, về bến cảng bằng yên. Người bộ hành bình thường có thể đi trong các đường xá đồng quê, chỉ thấy cỏ cây bên đường. Người thực vật học lại khác, có thể phân biệt cỏ cây đó, còn có thể gọi tên chúng… đưa hai người vào phòng đầy tranh ảnh xưa, người không phải nhà hội họa sẽ mù tịt, trong khi người hội họa có thể phân biệt về tác giả, trường phái của bức họa. Người đầu óc đầy rác rưởi có thể thấy mọi sự trong mọi dịp là xấu xa, đáng cười cợt. Trong mọi lãnh vực cuộc đời, người ta chỉ thấy những gì theo khả năng họ có. Vì thế, Chúa Giêsu nói chỉ có người có tâm hồn trong sạch sẽ nhìn thấy Thiên Chúa. Có một cảnh cáo ở đây. Đó là nhờ ơn thánh Chúa chúng ta có thể giữ được lòng trong sạch, trong khi vì lòng dục, làm lòng ta ra dơ; và nhờ đó chúng ta có thể xem thấy Thiên Chúa hay không. Vì thế phúc thứ sáu có thể dịch: phúc thay ai có những động lực tuyệt đối trong sạch vì có ngày họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.[19]
3.7.Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5,9)
Đầu tiên hãy học hỏi cho biết ý nghĩa của phúc này.
3.7.1.Hòa Bình là mọi sự đều làm tốt nhất cho con người
Trước hết là danh từ hòa bình. Hòa Bình, Hy Ngữ là eirènè, Do Thái ngữ là shalom. Ngôn ngữ Do Thái, thì Shalom không hề chỉ có nghĩa tiêu cực, nghĩa là không có vấn đề, không có chiến tranh… mà còn có nghĩa tích cực, đó là mọi sự đều làm tốt nhất cho con người. Bên Phương Đông, khi người ta nói Shalom, cũng là một tiếng, người ta không chỉ cầu chúc người kia không có vấn đề, mà họ còn cầu chúc cho người kia mọi sự tốt lành. Trong Kinh Thánh, bằng an cũng có nghĩa như thế: không chỉ không có vấn đề, mà còn mọi sự được tốt lành.[20]
3.7.2.Hòa bình theo Kinh Thánh không phải là tránh vấn đề, mà là trực diện vấn đề để giải quyết
Nên chú ý là phúc này nói người xây dựng hòa bình, không nhất thiết là người yêu hòa bình. Rất nhiều khi người ta yêu hòa bình cách sai lầm, thay vì cổ võ hòa bình lại gây nên rắc rối. Như khi gặp hoàn cảnh đe dọa nguy hiểm, thay vì phải cất lên tiếng nói tranh đấu, thì lại bảo là vì hòa bình, không dám lên tiếng. Nhiều người tuyên bố mình yêu chuộng hòa bình, trong khi thực tế họ đang gây ra những vấn đề cho tương lai vì không lên tiếng. Hòa bình theo Kinh Thánh không phải là tránh vấn đề, mà là trực diện vấn đề để giải quyết. Điều phúc này đòi hỏi không phải là sự
chấp nhận thụ động vì sợ sệt mà là sự đối diện giải quyết tích cực để tạo sự hòa bình.[21]
3.7.3.Phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ làm công việc giống Thiên Chúa
Ai xây dựng hòa bình sẽ được gọi là những con cái Thiên Chúa. Bên Hy Ngữ, theo nghĩa đen, dịch: những người xây dựng hòa bình sẽ được gọi là những con trai, huioi của Thiên Chúa. Đây là cách nói tiêu biểu của người Do Thái. Tiếng Do Thái không có nhiều tĩnh tự nên khi muốn diễn tả điều gì, người Do Thái thường không dùng tĩnh từ mà dùng cụm từ con của (son of…) kèm với danh tự trừu tượng. Vì thế, thay vì nói người hòa bình thì họ nói con người của hòa bình. Phúc này nói: phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Có nghĩa là: phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ làm công việc giống Thiên Chúa. Người xây dựng hòa bình thì làm chính công việc Thiên Chúa hòa bình làm (Rm 15,33; 2Cor 13,11; 1Tx 5,23; Dt 13,20). [22]
3.7.4.Mối Phúc này nhắm ba hướng
– 1.Vì shalom có nghĩa mọi sự làm người ta tốt nhất, nên phúc này có nghĩa: phúc cho ai làm cho thế giới này tốt hơn để con người sống. Abraham Lincoln có lần đã nói ‘ngày kia tôi sẽ chết, nhưng tôi muốn người ta nói về tôi rằng tôi luôn nhổ đi một cỏ dại, để trồng vào một bông hoa, bất cứ đâu tôi nghĩ hoa có thể mọc’.
– 2.Hầu hết những học giả của Giáo Hội xưa hiểu ý nghĩa của phúc này theo nghĩa tinh thần: phúc cho ai xây dựng hòa bình trong lòng mình, trong linh hồn mình. Nơi mỗi người đều có sự xung khắc giữa điều thiện và điều ác; ta luôn bị giằng co giữa hai hướng chẳng khác nội chiến. Quả thật hạnh phúc cho ai có sự bình an trong tâm hồn, trót trái tim được Thiên Chúa ngự trị.
– 3.Sự bằng an các pháp Sư Do Thái thích nói đến, và như hầu chắc Chúa Giêsu cũng nghĩ đến khi nói về phúc này. Pháp Sư Do Thái cho rằng công việc cao quí nhất người ta có thể làm là thiết lập mối liên hệ đúng giữa người với người. Có những người thường gây gỗ, bất bình với người này người nọ, cãi cọ. Đó là những người gây bất hòa. Họ thường có trong bất cứ xã hội nào, giáo hội nào. Ngược lại cũng có những người xây dựng hòa bình. Họ thường xây cầu giữa những thung lũng, thuyên chữa những vết thương… người gây chia rẽ làm công việc của ma quỉ; người xây dựng hòa bình làm công việc của Thiên Chúa. Vì thế phúc này có thể dịch: phúc thay ai gầy dựng hòa bình giữa người với người vì họ làm công việc như Thiên Chúa. [23]
3.8.Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,10-12)
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao Một trong những đức tính đặc biệt của Chúa Giêsu là chính trực. Người không bao giờ để những ai theo Người không biết những gì sẽ xẩy ra. Người nói rõ là khi theo Người, Người sẽ ‘không làm cuộc sống của họ dễ dãi mà chỉ làm cho họ lớn lên, vĩ đại lên’.
Chúng ta thật khó hiểu những đau khổ các Kitô hữu thời xưa đã chịu. Mỗi khía cạnh cuộc sống của họ đều bị đổ vỡ
3.8.1.Việc làm: người Kitô đích thực, không bao giờ do dự chọn sự trung thành
Như người thợ nề. Nghề này coi như vô sự. Nhưng không, nếu anh có hợp đồng phải xây một đền thờ dành cho bụt thần? Hay người thợ may phải may áo sống cho các tư tế ngoại đạo? Vào thời khó kiếm được việc làm hoàn toàn vô tư không dính líu đến tôn giáo. Giáo Hội nằm ngay nơi bổn phận của con người. Sau hơn 100 năm sau, một người đến với Tertullian với những vấn đề tương tự. Anh kể với Tertullian về những khó khăn trong nghề. Cuối chuyện, anh kết ‘tôi phải làm sao? tôi phải sống?’ Tertullian đáp ‘anh phải sống?’. Nếu phải chọn giữa việc làm và lòng trung thành với Chúa, người Kitô thật, không bao giờ do dự chọn sự trung thành.
3.8.2.Đời sống xã hội: phải sẵn sàng cô độc để sống như người Kitô hữu
Thời xưa hầu hết các lễ lạy đều cử hành trong đền thờ có những của lễ hy sinh là cả con vật đốt trên bàn thờ. Có thể chỉ vài chiếc lông trán con vật bị đốt như biểu tượng. Một phần thịt con vật thuộc các tư tế, một phần thuộc người dâng của lễ. Với phần con vật đó, về nhà, họ chia sẻ với bà con bạn bè. Một trong các thần thông thường nhất là Serapis. Giấy mời tới chung vui viết ‘xin mời anh đến dự tiệc với tôi từ bàn kính Chúa Serapis’. Người Kitô hữu có thể tham dự những lễ lạy tại đền thờ người ngoại? Cả đến những bữa cơm thường tại gia đình bình thường cũng bắt đầu bằng uống rượu dâng thần linh. Người Kitô hữu có thể tham dự những nghi thức như thế không? Câu trả lời đã rõ. Nhưng như vậy là từ bỏ đồng loại. Người ta phải sẵn sàng cô độc để sống như người Kitô hữu.[24]
3.8.3.Đời sống gia đình: người Kitô hữu còn thường chịu những hình khổ ghê gớm
Tệ nhất là những gì xẩy ra trong gia đình. Hay xẩy ra là vài phần tử trong gia đình trở lại Kitô hữu còn những người khác thì không. Con trai, con gái chẳng hạn; vợ hay chồng chẳng hạn. Kitô giáo thường đem lại không phải hòa bình mà là chia rẽ. Con cái có thể yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ, vợ với chồng và ngược lại, anh em với nhau… hơn nữa người Kitô hữu còn thường chịu những hình khổ ghê gớm. Toàn thế giới đều biết về những vụ người Kitô hữu bị quăng vào chuồng sư tử hay thiêu cháy trên cột giảo đài. Nhưng như thế còn đỡ. Nêrô truyền trói người Kitô hữu vào cột đốt cháy như đuốc sống trong vườn của ông; khâu họ trong da thú rồi ném cho chó săn xâu xé cho đến chết. Người Kitô hữu bị hành hình trên các dàn, bị kìm, kẹp, nấu chì sôi sục đổ trên thân thể họ, ép những đĩa đồng sắt vào những phần bén nhạy trên thân thể; bị móc mắt, cắt các phần thân thể rồi chiên trước mắt; chân tay bị đốt trong khi nước lạnh đổ vào để kéo dài hình khổ. Không vui gì khi nghĩ đến những hình khổ đó, nhưng tất cả đang sẵn sàng dành cho những ai theo Chúa, cho những ai quyết đi theo Người.[25]
3.9.Chúng ta có thể hỏi tại sao chính quyền Rôma bắt bớ người Kitô hữu như thế
Hai lý do:
3.9.1.Dèm pha vu khống. Những vu khống này người Do Thái phải trách nhiệm không ít.
– Người Kitô hữu bị cáo là ăn thịt người. Lời nói trong Bữa Tiệc Ly ‘đây là Mình Thầy’, ‘đây là Máu Thầy’ bị người ta tráo thành chuyện người Kitô hữu giết trẻ con và ăn.
– Người Kitô hữu bị cáo là thực hiện những việc vô luân, và những cuộc hội họp của họ bị cáo là những cuộc trác táng nhục dục. Những cuộc họp hàng tuần, gọi là Agapè, lễ Tình Yêu, đã bị hiểu lầm. Người Kitô hữu khi gặp nhau thường chào nhau bằng nụ hôn bình an, nụ hôn này đã nên cớ cho vu cáo.
– Người Kitô giáo còn bị cáo là gây nên các vụ cháy. Quả thật người Kitô hữu nói đến tận thế, mặc cho nó những hình ảnh ngọn lửa. Những kẻ vu khống nói rằng người Kitô hữu mưu toan làm loạn. – Người Kitô hữu bị cáo là gây chia rẽ các gia đình. Quả thật có điều đó, như đã nói, nhưng kẻ thù đã cáo với những ý đồ xấu xa.[26]
3.9.2.Nhưng nền tảng chính cho việc bắt bớ, cụ thể, là thuộc chính trị
Hãy nhớ Rôma là đế quốc rất rộng, suốt từ Đế Quốc Anh đến mãi sông Euphrates, từ Đức Quốc đến Bắc Phi. Làm sao giữ được khối dân khổng lồ như vậy? Nguyên tắc để giữ hợp nhất ở đâu? Đầu tiên là lòng tôn sùng nữ thần Rôma, tinh thần Rôma. Lòng tôn sùng này, dân chúng các tỉnh bang vui lòng thực hành vì chính quyền trung tâm Rôma đem lại bình an, trật tự và công bằng cho họ. Đường xá không có trộm cướp, biển khơi không có hải tặc, những bạo chúa địa phương bị bãi bỏ. Tỉnh bang rất sẵn sàng dâng lễ hy sinh cho tinh thần Đế Quốc. Nhưng sự tôn thờ Rôma còn đi xa hơn nữa. Một người được nhân cách hóa thành Đế Quốc, đó là Hoàng Đế, và như thế Hoàng Đế được coi như vị thần, danh dự dành cho Hoàng Đế, đền đài dựng nên dâng kính Hoàng Đế. Đầu tiên chính quyền Rôma không chấp nhận lòng sùng kính này và làm mọi cách để không khuyến khích. Hoàng Đế Claudius nói ông phản đối lòng tôn kính linh thiêng dành cho bất cứ nhân vật loài người nào. Nhưng rồi cùng với thời gian, chính quyền Rôma thấy trong lòng sùng kính này yếu tố có thể đoàn kết toàn dân rộng lớn trong Đế Quốc, yếu tố mọi người qui tụ với nhau. Vì thế, sau cùng, lòng tôn sùng Hoàng Đế không còn tùy ý nữa mà trở nên bắt buộc. Hằng năm mỗi công dân phải đi đốt một nhúm nhũ hương dâng kính Xêda trong khi nói ‘Xêda là Chúa’. Và đó là điều người Kitô hữu từ chối. Với họ chỉ có Chúa Giêsu là Chúa. Có thể thấy ngay lòng tôn sùng Xêda đã vượt qua lòng trung thành chính trị. Cụ thể thì sau mỗi việc tôn kính Xêda, người dân được phát một chứng chỉ gọi là libellus nói lên rằng anh đã làm việc tôn thờ Xêda. Người Kitô hữu không vâng theo.[27]
3.9.3.Đối diện với lựa chọn Xêda hay Chúa Giêsu, họ phải nhận Chúa Giêsu
Hậu quả là cho dầu họ là người tốt, là một công dân tuyệt hảo, anh bị coi là người vi phạm luật. Trong vương quốc Rôma mênh mông không có chỗ cho người bất tuân, và đó cũng là một cộng đồng Kitô hữu tỏ ra đối với giới chức Rôma. Một thi sĩ đã nói ‘một nhóm người hổn hển vây quanh Giêsu đã gây nên tội ác’. Chỉ có một tội là người Kitô hữu đặt Chúa Giêsu trên Xêda. Chính vì lòng trung thành với Chúa Giêsu mà họ đã chết từng ngàn, và bị khổ hình vì lòng trung thành với Chúa. Khi thấy tại sao hình khổ phát sinh, ta thấy vinh quang của người tử đạo. Ra như điều khác thường được nói về phúc của người bị bắt bớ, nhưng với người có mắt nhìn trên những điều hiện tại, có trí để hiểu sự lớn lao của vấn đề, thì đó là vinh quang của các vị tử đạo.
– Chịu bắt bớ là dịp tỏ ra lòng trung thành với Chúa Giêsu
Một trong những vị tử đạo thời danh là thánh Pôlicáp giám mục có tuổi ở Smyrna. Lũ đông điệu ngài đến tòa án Rôma. Chánh án truyền cho ngài phải dâng lễ toàn thiêu kính Xêda hay chết. ‘Vị giám mục 86 tuổi dõng dạt đáp – tôi đã phục vụ Chúa Giêsu, Người đã không làm gì sai cho tôi, sao tôi có thể phạm thượng với Vua, vị đã cứu thoát tôi?’. Chúng điệu ngài đến giảo đài, ngài cầu xin ‘lạy Chúa, Thiên Chúa quyền năng, Cha của người con Người luôn hài lòng và hằng được chúc phúc, nhờ Người mà chúng cơn nhận biết Cha… con cám ơn Cha vì đã thương cho con được xứng đáng trong ngày này, giờ này’. Đây là dịp tối cao để tỏ ra lòng trung thành với Chúa Giêsu.
Trong thế chiến thứ nhất, Rupert Brooke, nhà thơ, là một trong những người đã chết khi còn quá trẻ. Trước khi ra trận, anh viết: “giờ đây xin cảm ơn Thiên Chúa Đấng đã cho chúng ta được xứng đáng với giờ này”. Rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ có dịp thực sự hy sinh vì Chúa Giêsu. Khi nào có dịp, thế giới sẽ thấy lòng trung thành của ta.
– Chịu bắt bớ vì Chúa Giêsu
Chịu bắt bớ vì Chúa Giêsu là, như chính Chúa Giêsu đã nói, đi cùng đường với các tiên tri, các thánh và các vị tử đạo đã đi. Chịu đau khổ vì điều lành thì được chia sẻ những thành công lớn. Người chịu khổ vì đức tin có thể quay đầu lại và nói ‘Anh em, chúng ta đang đi trên đường các thánh đã đi’.[28]
– Chịu bắt bớ là chia sẻ những dịp lớn lao
Luôn luôn có hứng thú khi được dự vào những dịp lớn lao, những dịp đáng nhớ, những biến cố quyết định. Càng được rung động khi được tham dự vào những biến cố, dầu nhỏ bé đến đâu. Đó là cảm xúc Sakespeare viết trong Henry the Fifth qua miệng Henry trước khi trận chiến ở Agincourt: ‘sống đến nay mà thấy tuổi già. Hằng năm, cứ ngày áp lễ, nhìn thấy bạn bè, liền nhớ mai là ngày Thánh Crispian’: vén cánh tay trỏ vết thương la lớn ‘đây là những vết thương bị ngày thánh Crispin’… hỡi những quí tộc Anh Quốc, vắng mặt ngày đó là đáng nguyền rủa, vì cuộc đời rẻ mạt mà đánh mất khi tiếng nói dóng lên đã cùng chúng ta chiến đấu trong ngày thánh Crispin’. Khi được gọi đến chịu đau khổ, vì Kitô giáo luôn luôn là lúc quyết liệt, đó là dịp lớn lao. Đó là trận chiến giữa Chúa Giêsu và thế gian, đó là vở kịch của định mệnh đời đời. Được dịp chia sẻ vào dịp như thế không phải là hình phạt mà là một vinh quang. Chúa Giêsu đã nói ‘hãy vui mừng và hân hoan vào dịp như thế’. Từ hân hoan, động từ Hy Ngữ là agalliasthai, kép bởi hai từ, có nghĩa là hãy nhảy mừng. Đó là niềm hân hoan vui mừng của người trèo núi khi đã đến đỉnh.
– Chịu bắt bớ là điều dễ hơn đối với người đi theo
Ngày nay ta được hưởng tự do vì có những người trong quá khứ đã mua tự do với mồ hôi nước mắt, cả đến máu của họ. Họ khiến tự do thành dễ dàng cho chúng ta; và cứ vững bền quyết chí làm chứng cho Chúa Giêsu, ta có thể làm cho con cháu làm chứng cho Chúa dễ hơn. Tại đập lớn Boulder, những người đã hy sinh tính mạng để làm cho miền đất trong vùng thành phì nhiêu, tên của họ đã được ghi trên bờ lớn với lời ‘những người này đã chết để miền sa mạc có thể mừng vui và nở những hoa hồng’. Người chiến đấu cho Chúa Giêsu luôn luôn làm mọi sự dễ dàng cho những người theo sau, những người sẽ được bớt phần tranh đấu.
– Hơn nữa, không ai phải chịu bắt bớ một mình
Nếu có phải vì những nguyên tắc của mình mà mất mát vật chất, mất bạn, bị vu khống, bị cô độc, cả cái chết của người yêu, họ sẽ không bao giờ cô đơn. Chúa Giêsu sẽ gần gũi họ hơn bất cứ khi nào khác. Sách Đanien nói về Shadrach, Meshach và Abednego thế nào. Cả ba người vì lòng trung thành với Thiên Chúa, bị ném xuống lò nung nóng gấp bảy lần, các ông đâu có cô đơn. Vua quan sát, thấy bốn người, mới hỏi ‘nào chúng ta đã không ném ba người xuống đó?’ Họ đáp ‘phải’. ‘Sao ta thấy bốn, lại thong dong đi đi lại lại giữa lò lửa mà không hề hắn gì, và người thứ bốn lại giống như con của các thần linh?’ (Đn 3,19- 25). Như Browning đã viết trong Christmas Eve and Easter Day: ‘tôi sinh ra ốm đau, nghèo khó, tầm thường, là nô lệ; không khổ sở nào có thể che khuất được những bàn tay nắm giữ hạt ngọc quí giá mà Xeda ghen tương; vì thế hai lần tôi đấu với thú dữ, ba lần thấy các con tôi chịu khổ hình; sau cùng tôi được tha ra; đôi lần tôi bị đốt, nhưng liền có Tay từ lửa trên đầu tôi, kéo hồn tôi tới Chúa Kitô, Đấng tôi thấy. Anh Sergius làm chứng, viết trên tường những điều này – mà tôi quên hết’. Khi phải chịu khổ vì đức tin, đó là đường đi theo Chúa Giêsu gần nhất. Chỉ còn một câu hỏi, là tại sao bắt bớ, là điều không thể tránh? Không thể tránh vì Giáo Hội là lương tâm của quốc gia và xã hội. Nơi đâu có điều tốt, giáo hội phải khen ngợi và cổ võ, nơi nào có điều xấu, Giáo Hội phải lên án; và tất nhiên người ta sẽ cố gắng dập tắt tiếng lương tâm của Giáo Hội. Không phải bổn phận của cá nhân người Kitô hữu phê bình, lên án điều xấu, nhưng vì mỗi hành động của anh là sự kết án thầm lặng những sai quấy của người không Kitô giáo, nên không thể thoát khỏi lòng ghét của họ. Hình như không phải cái chết chờ đợi chúng ta vì chúng ta trung thành với đức tin. Nhưng lăng nhục chờ đợi người bênh vực danh dự của người Kitô hữu. Chế nhạo chờ đợi người Kitô hữu yêu thương và tha thứ. Bắt bớ đang chờ đợi người Kitô hữu trong cơ xưởng nếu họ nhất mực chuyên chăm, làm việc một cách liêm chính. Chúa Giêsu vẫn còn cần các chứng nhân. Chúa vẫn còn cần những người sẵn sàng, không phải là cái chết, mà là sống cho Người. Tranh đấu và vinh quang đang chờ đợi người Kitô hữu.[29]
II.CHIA SẺ TIN MỪNG
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”
Trong một chương trình truyền hình Mỹ, người ta phỏng vấn một cụ già cao tuổi: “thưa cụ, chắc cụ có một bí quyết đặc biệt nào để được hạnh phúc”?
Cụ già trả lời như sau: “tôi chẳng có một bí quyết nào gọi là đặc biệt cả. Mỗi sáng, lúc thức dậy, tôi có hai điều lựa chọn, một là sống hạnh phúc, hai là sống bất hạnh. Ông nghĩ sao, tôi sẽ chọn điều nào? Dĩ nhiên, tôi phải chọn hạnh phúc.”
Kính thưa quí ông bà anh chị em, chắc chắn không phải chỉ có ông cụ già trong chương trình truyền hình Mỹ, nhưng tất cả chúng ta đang hiện diện nơi đây đều muốn được hạnh phúc, nhưng điều quan trọng : làm thế nào để có một hạnh phúc đích thực.
Quả thật, bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đã trả lời cho chúng ta: “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, Phúc cho ai hiền lành, …sầu khổ, … bị bách hại…”
Những điều mà Chúa Giêsu coi là mối phúc quả là nghịch lý, vì nó đi ngược lại với quan niệm thông thường của con người. Tuy nhiên chính sự nghịch lý này lại làm nổi bật giá trị của Nước Trời, chẳng thế mà Chúa Giêsu đã liên kết cái nghèo với Nước Trời.
“Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”, Người khẳng định Nước Trời là của những người ấy.
Phải chăng Chúa Giêsu không muốn cho con người thóat cảnh nghèo túng?
Phải chăng ChúaGiêsu không muốn cho cho con người được sung sướng giầu sang?
Ở đây Chúa Giêsu không hẳn chỉ nói tới cái nghèo mang tính vật chất theo nghĩa tự nhiên, mà là cái nghèo tinh thần của Nước Trời. Nếu đọc kỹ bản Hiến Chương Nước Trời thì tám mối phúc thật xét theo nội dung cũng chỉ là một mối phúc duy nhất. Theo đó mối phúc này đòi hỏi cần phải sống tinh thần nghèo khó, tinh thần khiêm nhường, tinh thần đơn sơ, tinh thần phó thác. Nếu không sống những điều này trước hết và trên hết thì làm sao con người có thể nghĩ đến việc sống hiền lành?
Làm sao con người có thể vui vẻ chấp nhận sự ưu sầu, khát khao sự công chính, mở lòng biết xót thương, giữ tâm hồn trong sạch và hòa hợp xây dựng tinh thần hiệp nhất, kiến tạo hòa bình ?
Chính vì vậy, “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó”không chỉ là mối phúc đầu tiên trong bảng liệt kê, nhưng còn là mối phúc quan trọng hơn cả. Mối phúc này gồm tóm tất cả các mối phúc khác.
Xưa có một người luôn bất mãn và nguyền rủa xã hội bất công: hầu hết những người giầu chẳng cần làm ăn gì mà của cải vẫn dư thừa, đổ đi không hết, còn người nghèo thì làm lụng đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi sôi nước mắt, mà vẫn phải chịu cảnh đói rách, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
Một hôm tình cờ ông gặp được Thần Tài ở ngòai chợ. Thấy ông,Thần Tài liền nói: Thượng Đế thấy ông từ lâu nay vẫn cứ phải sống cảnh nghèo khổ, nên thương tình sai ta đến gặp ngươi, để ban cho ngươi một món quà thật lớn, bù lại những ngày tháng đói rách. Ta sẽ đổ tiền vàng vào bị của ngươi, nhưng với điều kiện, nếu một trong những đồng vàng ấy rớt xuống đất thì tất cả sẽ thành sỏi đá hết.
Người nghèo vô cùng mừng rỡ mở bị ra và sung sướng nhìn Thần Tài đổ những đồng tiền vàng óng ánh vào bị. Không mấy chốc bị nặng chĩu, Thần Tài hỏi: đủ chưa ?
– Người nghèo đáp: xin cho thêm chút nữa.
– Thần Tài tiếp tục đổ cho tới khi đầy bị rồi hỏi: liệu ngưng được chưa?
– Người nghèo nói: thêm chút nữa.
Thần Tài lại đổ thêm chút nữa, bỗng dưng cái bị cũ bung ra, những đồng tiền vàng rơi tung tóe xuống đất và lập tức biến thành sỏi đá. Trong khi đó Vị Thần Tài biến mất, để lại người nghèo đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc bị mà lòng dạ xót xa!
Câu chuyện trên đây chắc hẳn làm cho chng ta phải suy nghĩ về lời giảng dạy của Chúa Giêsu: “phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”
Lm Giuse Đỗ Văn Thụy
[1] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg. 234
[2] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg. 234
[3] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.235
[4] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.235-236
[5] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.236-237
[6] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.237
[7] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.238
[8] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.239
[9] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.239
[10] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.240
[11] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.240
[12] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.241
[13] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.243
[14] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.244
[15] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.244-245
[16] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.245
[17] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.245
[18] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.246
[19] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.246-247
[20] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.247
[21] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.247
[22] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.248
[23] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.248
[24] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.249
[25] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.250
[26] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.250
[27] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.251
[28] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.252
[29] Giuse Phạm Văn Tuynh,OP. Theo Chúa Kitô, Quyển hai Tập một, trg.253-254