Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN, NĂM C, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN, NĂM C, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

(Lc 1, 1-4; 4, 14 -21)

SỨ VỤ THIÊN SAI

h5_resizeVâng, thưa quý vị, khởi đầu sứ vụ thiên sai, tức cuộc đời rao giảng công khai của Chúa Giêsu tại Nazaret, được loan báo trước từ ngàn xưa. Chính Chúa Giêsu xác định điều ấy. Người nói sau khi đã đọc đoan Thánh Kinh trong hội đường: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. (c 21).

Vâng, Sứ Vụ Thiên Sai chỉ có duy nhất nơi Đức Kitô, vì Kitô là Đấng được xức dầu tấn phong. Từ thời Isaia đã loan báo Đấng Cứu Độ muôn dân, là Đấng được xức dầu tấn phong. Tiên Tri Isaia là vị tiên tri loan báo nhiều nhất về Đấng Cứu Thế. Vì vậy, tất cả những ai được tháp nhập vào Đức Kitô đều được nhận lãnh tước hiệu là Kitô hữu, là người được tiếp nhận sự xức dầu tấn phong bởi chính một Đấng Kitô duy nhất. Nhưng, theo lời thánh Phao-lô nói: “Có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần”.

Bài đọc II hôm nay (1Cr 12, 12-30) cũng nói về ý nghĩa trên.

Nhưng, sứ vụ thiên sai thừa tác được dành cho một số người đáp lại cách đặc biệt sứ vụ Kitô, tức Đấng được xức dầu tấn phong để đi rao giảng Tin Mừng. Nhưng, rõ ràng Tin Mừng được rao giảng cho ai?! Nếu như không phải là đối tượng Tin Mừng. Vậy đối tượng Tin Mừng là ai? Há chẳng phải là người nghèo hèn, tù tội, mù đui, bị áp bức:

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi,

vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,

để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.

Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,

 cho người mù biết họ được sáng mắt,

trả lại tự do cho người bị áp bức,

công bố một năm hồng ân của Chúa” (c 18 -19)

Nhưng, những “đối tượng của Tin Mừng” nói trên được hiểu theo nghĩa Tin Mừng, chứ không hiểu theo nghĩa đen.

Theo đó, tất cả những ai được kêu gọi ”bước theo” Đức Kitô là Đấng Thiên sai duy nhất, thì họ cũng trở nên là Đấng Thiên Sai thừa tác để tiếp nối sứ mạng của Đức Kitô. Mặc nhiên, có những người được trực tiếp rao giảng trên tòa giảng, đó là hàng giáo sĩ. Còn những người rao giảng bằng những phương tiện truyền thông, truyền hình. Và, còn lại đa số là những người rao giảng bằng đời sống.

Theo đó, sứ vụ thiên sai thừa tác và sứ vụ thiên sai cộng đồng đều phải được tháp nhập vào Đức Kitô. Ngoài ra, đều là giả hiệu.

Trở lại Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy, khởi đầu sứ vụ rao giảng của Người, Đức Kitô trở về Nazaret, nơi Người sinh trưởng, tức quê hương của Người. Đức Kitô đã xuất hiện ở giữa họ, nhưng, đáng tiếc họ không tiếp nhận Người.

Đọc đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta mặc lấy thái độ nào?

  • Của người Dothai?
  • Của người môn đệ Đức Kitô?
  • Của người ngoại giáo?

Chúng ta mang sứ vụ thiên sai của Đức Kitô, nhưng chúng ta có mang lấy tâm tình thiên sai của Người không? Chúng ta rao giảng vì chúng ta hay vì Đức Kitô và Nước Trời?

Năm Hồng Ân là năm gì? Năm Thánh, hay những năm Thánh, như năm nay ”Năm Lòng Chúa Thương Xót”. Năm hồng ân của Chúa là mỗi năm trong chương trình cứu độ của Người từ ngày Đấng Cứu Thế đến. Chúng ta thấy, các Đức Giáo hoàng luôn kế tiếp mở ra những “Năm Thánh”, năm “Hồng Ân” của Chúa.

Như vậy, nếu mù, điếc, câm, què, bị tù tội, áp bức, có nghĩa là thân thể con người bị thế lực satan ràng buộc, nhưng nếu không có ơn cứu độ giải thoát, làm sao chúng ta được cứu?! Theo đó, Tin Mừng là Lời Chúa, sẽ cứu chữa những bệnh tật phần hồn của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, Ngôi Lời đã đến thế gian, hầu giải thoát con người khỏi thế lực thần dữ là satan. Xin cho con người biết mở lòng ra để đón nhận ơn cứu độ, là lắng nghe và thực thi Lời Chúa, hầu đón nhận ơn giải thoát và bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con./. Amen

24/01/2016

P.Trần Đình Phan Tiến

 

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN