Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật III Thường Niên, năm C, của PhêrôTrần Đình Phan Tiến

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật III Thường Niên, năm C, của PhêrôTrần Đình Phan Tiến

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN ( C ) 2022

(Lc 1, 1- 4 ; 4 , 14 -21)

   HÔM NAY ĐÃ ỨNG NGHIỆM LỜI KINH THÁNH QUÝ VỊ VỪA NGHE

Lc 1, 1- 4 ; 4 , 14 -21aThưa quý vị và các bạn,Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Chúa Nhật thứ 3 Mùa Thường Niên 2022, dường như có cái gì đó “lấn cấn” ở phần chương 1, từ câu 1 đến câu 4. Vì thế, phần 2 từ câu 14 đến câu 21 của chương 4 cho chúng ta suy niệm rõ ràng hơn. Bởi vì, phần khởi đầu sứ vụ Rao Giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su tại Miề Ga-li-lê,nằm ở Phần III lớn : ĐỨC GIÊ-SU RAO GIẢNG TẠI MIỀN GA-LI-LÊ.

Miền Ga-li-lê là miền mà Chúa Giê-su bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Ga-li-lê, tiếng tăm Người đồn ra các miền lân cận. Miền Ga-li-lê rất rộng lớn bao gồm Ca-na- an, miền Ty-rô, Ham-mon, Cô-rô, Ca-pha-na-um, Kan- na, Mac- đan, Ti-be-ri-a, Na-gia-ret (nơi sinh trưởng của Chúa Giê-su), En –Đô, Na-im, Ma-git, Get- ran, Bet-sai-đa, Tha-nach, Gi-nê, Đô-thanh, Sa-ma-ri-a, (xứ Sa-ma-ri-a). Theo đó, chúng ta thấy, xứ Sa-ma-ri-a, thường bị kỳ thị, phân biệt là dân ngoại, nhưng lại có vị trí địa lý thuận lợi nằm gần Na-za-ret, quê hương của Chúa Giê-su. Như vậy, nếu gọi Giê-ru-sa-lem là Hà Nội, thì Sa-ma-ri-a giống như Huế , Na-za-ret như Phan Thiết và Ga-li-lê như tổng giáo phận Sài Gòn, Việt Nam vậy. Vì vậy, Sa-ma-ri-a là địa danh không thể “bỏ rơi” trong cuộc đời sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Người Do-thai kỳ thị người Sa-ma-ri-a, nhưng, Chúa Giê-su thì không. Người đến để đem ơn cứu độ cho hết thảy mọi dân tộc, gọi là ơn cứu độ phổ quát.

Hình dáng Nước Do-thai nằm giữa Địa Trung Hải và Biển Chết, tuy được gọi là “Biển Chết”, nhưng, rớt xuống không chết, vì không chìm. Nhưng, được gọi là ”Biển Chết” , vì, nó nằm giữa đất liền , xung quanh chỉ một mình nó. Không có nguồn, không chảy ra đâu cả, nên gọi là ”chết”. Giê-ru-sa-lem nằm tiếp giáp với Biển Chết, thuộc miền Giu-đê là phía Nam, phía đông là sông Gio-đan, phái tây là Địa Trung Hải và Phía bắc là Ga-li-lê. Như vậy, nếu nói cho đúng, nếu Giê-ru-sa-lem là Sài Gòn, thì Sa-ma-ri-a là miền trung,như Phan Thiết, và Ga-li-lê như  là Hà Nội.

Dân tộc Dothai là một dân tộc bị nô lệ, sau thời lưu đày tại Babylon, rồi đến Ba tư, Hy –lạp, sau cùng là người Rôma. Từ đó, chúng ta thấy, lịch sử dân tộc Dothai là một lịch sử khao khát, “sự tự do”, mà sự tự do đích thực chính là Thiên Chúa. Vì vậy, người Dothai, khao khát “ơn cứu chuộc”, biết là dường bao. Nhưng, ơn cứu chuộc của Thiên Chúa theo nghĩa siêu nhiên, không theo nghĩa tự nhiên. Vì thế, Đấng Cứu Thế là ”GIÊ-SU”, nghĩa là Đấng “Giải Thoát”, Người đến để CỨU dân Người thoát khỏi cảnh “tù ngục” của satan, chứ không phải giải phóng theo kiểu thế gian, có vũ trang, vũ lực. Vì, Thiên Chúa quyền năng viên mãn nghĩa là Toàn Năng, Toàn Giác, không như phàm nhân.Chúng ta thấy có vị vua trần gian nào tồn tại, dù vũ trang, vũ lực. Vì, thế trần sẽ qua đi, nhưng Thiên Chúa thì vạn đại. Từ đó, cho thấy dân tộc Dothai luôn bảo thủ, cố chấp, họ đòi hỏi, Đấng Cứu Thế theo ý họ. Nhưng, họ cố “bưng tai , bịt mắt” và như thế, chính họ tạo ra “Cuộc Tử Nạn” của Chúa Giê-su. Người chấp nhận một “cái chết” đau thương trên Thập giá, để trở nên gía chuộc muôn người TIN vào Người.

Theo đó, tình yêu là công lý và công lý là tình yêu bởi Thiên Chúa duy nhất và hằng hữu là như vậy. Thiên Chúa là TÌNH, nhưng là LÝ, và LÝ, nhưng là TÌNH là như vậy.Theo đó, Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Thường Niên năm (C) hôm nay, theo thánh Luca  chương 4 , từ câu 14 đến 21 cho chúng ta thấy một câu quan trọng là câu 18. Như vậy, câu 18 – 19 cho chúng ta biết sứ mạng Cứu Thế của Chúa Giê-su quá cụ thể bởi ngôn sứ Isaia đã loan báo 700 năm trước.

(Isaia 42, 6-7):” Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,

Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố

cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt,

trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa.”

Theo đó, (Lc 4, 18 -19).

Như vậy, có bốn đối tượng được Tin Mừng hướng đến đó là:

  • Người nghèo được đón nhận Tin Mừng.
  • Kẻ bị giam cầm được phóng thích.
  • Người mù biết họ sáng mắt.
  • Người bị áp bức được tự do.

Theo đó, bốn đối tượng trên tượng trưng cho người bị nô lệ, bị tù túng, nhưng, theo nghĩa Tin Mừng. Vì, GIÊ-SU là ĐẤNG GIẢI THOÁT. Nhưng, người Dothai căn cứ vào lời Isaia ma 2nghi4 theo nghĩa đen rằng Đấng Cứu Thế đến sẽ binh hùng tướng mạnh, nhưng, không, chính Người trở nên hy tế để gánh tội trần gian. Và, chính dân tộc của Người trở thành kẻ sát tế, như xưa Ápraham toan sát tế Isaac con mình, nhưng, chính Thiên Chúa đã can gián. Sự can gián đó, Người đã gánh chịu, Người là Con Một Duy Nhất của Thiên Chúa.

Vì, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi…”, có nghĩa là ngày Đấng Cứu Thế chịu phép Rửa tại sông Gio-đan , rõ ràng ngày ấy là ngày Người được trở nên KI-TÔ, nghĩa là Người được xức dầu tấn phong, trở nên Đấng Cứu Thế. Để làm chi ?

Thưa , để loan Tin Mừng cho người nghèo khó, tất cả những ai không có Lời Chúa đều là kẻ nghèo hèn,

giải thoát kẻ bị giam cầm, nghĩa là họ nhận được ơn tha thứ, ân xá,

mở mắt người mù, con mắt thể lý, con mắt tâm linh,

những ngượi nô lệ, bị  áp bức được tự do.

Vâng, sự tự do theo nghĩa tâm linh là con cái Thiên Chúa, con cái sự sáng, vì  không có tự do nào bằng ánh sáng và không có ánh sáng nào bằng ánh sáng của Lời Chúa.

Và như vậy, chính là ”hôm nay” chứ không phải hôm qua, hay ngày mai mà người ta mới được nghe Tin Mừng, và Tin Mừng ấy, “HÔM NAY” đã ứng nghiệm.

Lạy Chúa Giê-su, Người là ánh sáng thế gian, ánh sáng của Lời Chúa, ánh sáng ấy giải thoát mọi quyền lực tối tăm. Xin cho nhân loại ngày càng nhận ra ánh sáng của Lời Chúa mà noi theo, hầu họ đến được bến bờ cứu độ là chính Chúa ./. Amen

21/01/2022

Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN