CHÚA GIÊSU MẶC KHẢI NƯỚC TRỜI
(Mt 11, 2 -11)
Thưa quý vị, thưa các bạn, ngay cả Gioan Tẩy Gỉa còn bán tín, bán nghi về Đấng Cứu Thế, vì ngay câu đầu tiên của Đoạn Tin Mừng hôm nay ( Mt 11, 2 – 3 ) cho thấy điều ấy. Và mặc nhiên, Chúa Giêsu đã trả lời cho môn đệ của Gioan là người đã “muốn biết” rõ về Chúa Gie6su . Chúa Giêsu đã thẳng thắn trích dẫn Kinh Thánh về Người (Is 35, 4), vì, không ai có thể làm được những điều kỳ diệu là : “ Người mù được xem thấy, kẻ què được đi, kẻ điếc được nghe, người câm nói được, người cùi được sạch, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng”, (Mt 11, 5)
Vâng, và câu quan trọng nhất là : “ phúc thay những ai không vấp ngã vì Tôi “ ( c 6)
Rõ ràng, Gioan Tiền Hô là sứ giả mở đường cho Đấng Cứu Thế cũng phải có tâm trạng bán tín , bán nghi, phương chi là dân chúng. Vâng, quả thật, nếu một Vị Cứu Thế đến trong thế gian mà theo “thiển ý” của thế gian, mà Người làm được những việc phi thương như vậy, ắt là “tiền muôn, bạc thước” chứ chẳng chơi. Nhưng, đằng nầy, nếu danh tiếng Ngài lẫy lừng, thì tại sao, Người không thể hiện quyền uy ấy mà “ tiêu diệt” bọn “ khốn nạn”, lại để chúng muốn làm gì thì làm. Vâng, như chúng ta biết, sứ mạng Tiền Hô, là sứ mạng ngôn sứ, mà sứ mạng ngôn sứ là “ tiếng nói ” của sự thật, của lương tri. Nhưng, thật ra, theo đó thì “sứ mạng Messia” của Chúa Giêsu không phải đến thế gian để tạo lập vương quyền và gia sản như phàm nhân. Vâng, điều nầy là mấu chốt của vấn đề về sứ mạng của Người.
Khởi đi từ bài đọc I hôm nay ( Is 35, 1 -10), cho chúng ta thấy một viễn cảnh thái bình, tức Nước Trời, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Đất khô cằn biến thành phì nhiêu, những tật bệnh, khiếm khuyết của con người được chữa lành, không còn những đau khổ bệnh tật. Mảnh đất phì nhiêu ấy, tượng trưng mảnh đất tâm hồn con người, nhờ Đấng Cứu Thế, chúng ta sẽ có được một mảnh đất tâm hồn “ phì nhiêu “ màu mỡ. theo đó, Nước Trời mà Chúa Giêsu thiết lập chính lá mảnh đất “tâm hồn “ nhân thế, nơi đó chính là “Nước Trời” khi và chỉ khi nó đón nhận Lời Chúa và sinh hoa trái.
Như vậy, khi Chúa Giêsu đến và trả lời cho môn đệ của Gioan Tiền Hô, thì chính Người cũng dùng chính lời Thánh Kinh ( Is 35, 5-6) để ứng dụng.
Ý muốn của Gioan Tiền Hô và những người đương thời lúc bấy giờ là, Đấng Cứu Thế phải là bậc Quân Vương theo kiểu trần gian. Có nghĩa là, phải dù lọng, võng xe, tiền bạc đầy nhà. Nhưng, Người không thiết lập vương quốc trần gian, chứng minh rằng, sự Tiền Hô của Gioan Tẩy giả, là tiếng kêu trong hoang địa: “Hãy dọn đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng để Người đi …” (Mt 3, 3) cũng chính là lời tiên tri Isaia đã loan báo.
Như vậy, “Nhiệm Cục Nước Trời” chính Chúa Giêsu thiết lập không phải là một vương quốc taị thế bởi quyền lực và thống trị bằng vương quyền và tài sản. mà là bằng hy sinh và tự hiến.
Chúa Giêsu không thống trị bằng quyền lực, nhưng bởi tình yêu, Người không thống trị bằng tiêu diệt, mà bằng kêu gọi sám hối. Sám hối là sự kêu gọi bằng “ lòng thương xót”, tha thứ.
Chúng ta thấy, sự trả lời cho “nghi vấn” của Gioan Tiền Hô, cùng tương tự như sự trả lời cho những môn đệ đầu tiên muốn đi theo Người : “Hãy đến mà xem… Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chổ tựa đầu” (Mt 8, 20)( Lc 9, 58)
Cũng vậy, phần hai : Phần Chúa Giêsu nói về Gioan Tiền Hô.
Gioan Tiền Hô, nhân vật số 01, là vị ngôn sứ đầu tiên của Tân Ứơc. Có thể nói, Gioan Tiền Hô là người Kitô hữu đích thực và là mẫu gương Kitô hữu, bởi vì ngài chu toàn ba chức năng cách xuất sắc đó là : Tư Tế – Ngôn Sứ và Vương Đế.
- Ngôn sứ : Thánh Gioan Tiền Hô là : Tiếng kêu trong hoang địa của Thiên Chúa: “ Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” ( Mt 11, 10).
Và như vậy, chính Chúa Giêsu xác nhận ngài là “Ngôn sứ” của Thiên Chúa.
- Tư Tế : Chính hôm nay, ngài đang sắp sửa là tư tế, vì sau đó, ngài sẽ là chứng nhân cho Đấng Cứu Thế. Ngài sẽ trở nên vị tư tế dâng chính mình ngài làm lễ vật, ngài sẽ bị chặt đầu, vì để bảo vệ chân lý.
Đứng ra ngăn cản vua Herodia, lấy em dâu của mình. Nên bị chặt đầu.
- Vương Đế : Cao trọng hơn mọi phàm nhân, căn cứ vào Lời Chúa Giêsu : “ Tôi nói thật cho anh em biết : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Gỉa.” ( c 11 a ).
Nhưng, cũng chính câu nầy, Chúa Giêsu đã mặc khải Nước Trời “ Tuy nhiên , kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.” ( c 11 b)
Vâng , thưa quý vị, nhân dịp nầy, Chúa Giêsu đã tiết lộ chân lý Nước Trời. Như vậy, Nước Trời thật cao trọng, đối với phàm nhân, thì những gì là hạ giới thì không thể so với Nước Trời. Từ đó, chúng ta thấy, chính Chúa đã hạ mình xuống thế làm Người , để trở nên phàm nhân, hầu “đổi “ chổ cho phàm nhân vào được Nước Trời. Theo đó, chúng ta thấy mầu nhiệm Nước Trời, thật là cao cả, với những gì thuộc hạ giới không thể so sánh được, dù là Gioan Tiền Hô.
Nên chi, mầu nhiệm Giáng Sinh cho chúng ta một sự mặc khải về tình yêu cao cả của Thiên Chúa qua Đức Giêsu – Kitô, sự “ trao đổi kỳ diệu”. Rõ ràng, nếu Chúa Giêsu không từ Trời xuống thế, thì không ai từ dưới đất mà lên trời được.
Bài đọc II hôm nay thánh Giacobe ( Gc 5 , 7 -10 ) cho chúng biết được sự đợi chờ, tính kiên nhẫn chờ đợi ngày “Chúa Quang Lâm “.
Lạy Chúa Giêsu , xin cho chúng con biết tín thác vào Chúa mọi giây, mọi lúc trong cuộc đời trần thế, hầu luôn tỉnh thức mong chờ ngày giờ Chúa đến. Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị muôn đời./. Amen
11/012/2016
P.Trần Đình Phan Tiến