Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy niệm Tin mừng Chúa nhật III Mùa Vọng, năm A, của LM Giuse Nguyễn Đức Trí

Suy niệm Tin mừng Chúa nhật III Mùa Vọng, năm A, của LM Giuse Nguyễn Đức Trí

Chúa Nhật III Mùa Vọng A

THUẬT  LẠI

1.Is 35,1-6a.10 2.Gc 5,7-10 3.Mt 11,2-11

12-12-2019 7-43-13 PMVẫn còn băn khoăn về Đấng đến sau. Gioan Tẩy Giả dù ở trong tù ông vẫn tìm hiểu sự thật về Đấng Cứu Thế.Tin Mừng Chúa Nhật thứ ba mùa vọng hôm nay phác họa cho ta sống hai thao thức của ngôn sứ dọn đường: thuật lại niềm vui mắt thấy trong sự khiếm tốn hạ mình.                    

1.Thuật lại niềm vui  mắt thấy

Ơn cứu độ được ngôn sứ Iasia loan báo trong bài đọc thứ nhất diễn tả: vừa là tình thương, vừa là niềm vui của dân lưu đày, đang thao thức được Thiên Chúa giải thoát đưa về quê hương của họ. Trong thư thánh Giacôbê khuyên mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi ngày Chúa quang lâm. Diễn từ Tin mừng hôm nay kể lại: Gioan Tẩy Giả cũng đang thao thức về căn tính Đấng Messia. Dù ông bị giam cầm, Gioan vẫn muốn giới thiệu Chúa Giêsu cho các học trò của mình tin theo. Ông không sợ mất ảnh hưởng khi Đấng Cứu Thế xuất hiện ở vùng đất ông đã từng hoạt động. Các môn đệ Gioan đển hỏi Chúa Giêsu về căn tính của Đấng Messia. Chúa Giêsu muốn họ tự tìm ra câu trả lời về Đấng phải đến. Mùa vọng người kitô hữu được mời gọi chờ đợi và tìm cách gặp gỡ Chúa: nhưng thực tế khi gặp thử thách chúng ta dễ mất niềm tin vào Chúa. Nếu biết thao thức chờ đợi Chúa chúng ta sẽ đón nhận Tin Mừng.

2.Thuật lại cao trọng trong khiêm hạ

Tin Mừng kể lại: không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đề cao vai trò sứ mạng của Gioan Tiền Hô. Chính vì ông can đảm làm chứng cho Đấng đến sau và mong muốn dân chúng đón nhận Tin Mừng và tin vào Đấng Messia. Thường khi bị cản trở làm chứng, người ta dễ có khuynh hướng tự bào chữa mình để vượt thoát khỏi bế tắc của chướng ngại, hoặc co cụm trầm cảm bất mãn với số phận, thậm chí chúng ta dễ sinh ra hoài nghi: Tại sao Chúa để tôi khổ thế này? Có một nhóm các bạn trẻ từ nhiều quốc gia đang bàn thảo về cách làm cho Tin Mừng của Chúa được lan rộng. Họ nói về sự tuyên truyền, về tài liệu và tất cả những cách phổ biến Tin mừng trong thế kỷ XX này.Một cô gái Phi châu nói: “Khi muốn truyền đạo cho một làng của chúng tôi, chúng tôi không cho họ sách vở. Chúng tôi gửi một gia đình Kitô giáo đến sống trong làng. Và họ sẽ làm cho mọi người thành Kitô hữu”. Theo bạn, gia đình người kitô hữu trong câu chuyện trên, đã sống đạo như thế nào mà mọi người sống chung quanh tin theo và trở thành kitô hữu của Chúa?  Amen.

Lm Giuse Nguyễn Đức Trí

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …