Home / Suy Niệm Lời Chúa / Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng – C, của P.Trần Đình Phan Tiến

Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng – C, của P.Trần Đình Phan Tiến

(Lc 3, 10 -18)

NIỀM VUI ĐANG ĐẾN GẦN

Thưa quý vị, thưa các bạn, Chúa nhật thứ III Mùa Vọng mang sắc thái tươi vui, làm cho có thể như nhìn thấy sự hé lộ một tia sáng “cứu độ” nơi Thiên Chúa, chúng ta thấy có cảm giác nhẹ nhàng, không còn sự nặng trĩu của màu tím, từ tháng các linh hồn, kéo sang Mùa Vọng, dù đây mới là tuần thứ ba, nhưng ảnh hưởng của cả tháng các linh hồn.

Vâng, một chút nhận định về màu sắc, để có chuyện mà nói, có chữ mà ghi, vì Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật vui, thì phải có tiếng cười, phải không ạ?!

Vâng, chúng ta luôn vui trong Thiên Chúa, trong Thánh Ân của Ngài. Vì, Thiên Chúa là Chủ Đề của niềm vui.

Khởi đi từ Bài đọc I hôm nay (Xp 3, 14 -18a), (… như chúng ta biết Tiên Tri Xôphônia là một vị tiên tri không lớn, thực thi sứ vụ tại miền Nam Nước Giu-đa, trước thời kỳ canh tân tôn giáo do vua Gio-sia (khoảng năm 640-625). Ông sống trong một môi trường tôn giáo suy đồi: dân Do-thái thờ tinh tú, thờ thần Men-côm (I, 4-5). Môi trường xã hội tràn đầy bất công và rối loạn biến thành bọn tiên tri giả. (3, 1-4). Do đó, ông cố gắng chống lại môi trường (3, 12-13), tiên đoán những tai họa Do-thái sẽ phải chịu (1, 2-2, 3). Nhưng cuối cùng vẫn còn hy vọng (3, 9-20).

Đoạn (Xp 3, 14 -18a) hôm nay cho chúng thấy ý nghĩa, Thiên Chúa cứu dân Dothai, cất khỏi sự áp bức của thù địch, ban lại cho họ niềm vui, dân Dothai sẽ quy hồi, núi Si-on sẽ hoan ca và Thiên Chúa sẽ là Vua ngự trị giữa họ. Vâng, đó là niềm vui  thật sự, vì không có vị vua nào nhân từ hơn Thiên Chúa.

Bài đọc II hôm nay (Pl 4, 4-7) thánh Phao-lô khuyên chúng ta hãy vui lên, ngài nhấn mạnh” Hãy vui lên “ anh em, vì Thiên Chúa đã gần đến và bình an của Chúa vượt trên mọi sự hiểu biết của chúng ta.

Thánh Vịnh hôm nay (Is 12, 3-4: 4bcd: 5-6) nói về Thiên Chúa là tình yêu, chúng ta sẽ có một Đấng cứu thế chăn dắt và thương yêu chúng ta.

Tiếp đến chủ đề chính của Tin Mừng hôm nay (Lc 3, 10 -18), thánh Gio-an Tiền Hô cho chúng ta biết niềm vui đích thực là việc chia sẻ, sự bác ái Kitô giáo là một niềm vui đích thực, nếu không Lễ Giáng Sinh sẽ chỉ là một lễ hội đơn thuần, hay là những đình đám rẻ tiền, chứ không phải là niềm vui của ngày Chúa đến trong thế gian vì nhân loại. Nhưng, cũng không phải là dịp để mong chờ những món quà vật chất, mà là chúng ta biết trao tặng “ơn cứu độ” của Chúa Giêsu cho tha nhân.

Tin Mừng hôm nay là đoạn tiếp dẫn tuần trước nằm trong sứ vụ loan báo dọn đường cho “Đấng Cứu Thế” sắp đến của thánh Gioan Tiền Hô. Sự kêu gọi của ngài làm cho dân Dothai thức tỉnh và đáp lại lời rao giảng của ngài bằng cách hỏi lại rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?“ (c 11). Gioan trả lời:  “Ai có hai áo hãy cho người không có. Ai có cơm ăn cũng làm như vậy”.

Như vậy, niềm vui ơn cứu độ đồng nghĩa với sự chia sẻ. Vì chính Thiên Chúa đã chia sẻ chính Ngài cho nhân loại là ban Đấng Cứu Độ.

Phần thứ hai của Tin Mừng là phần cho thấy Gioan Tiền Hô không mạo nhận Đấng Cứu Thế, phép rửa của ông chỉ là nước và sự sám hối. Còn phép Rửa của Đấng Cứu Thế là Nước và Thần Khí. Có nghĩa là Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ biến đổi tận tâm hồn những ai bước theo Chúa Giêsu. Như vậy, há chẳng phải là niềm vui đích thực hay sao?! Trên đời có nhiều thứ niềm vui. Nhưng, niềm vui có Thiên Chúa trong tâm hồn mới thật sự là niềm vui đích thực.

Niềm vui từ Thiên Chúa khác với niềm vui trần gian, chúng ta thấy, niềm vui trần gian có rất nhiều thứ, nhưng niềm vui trần gian là niềm vui “hưởng thụ”, càng được hưởng thụ nhiều thì càng vui, ngược lại, nếu ít được hưởng thụ thì buồn. Nhưng, niềm vui từ Thiên Chúa thì khác, niềm vui từ Thiên Chúa là “niềm vui hy sinh”, càng hy sinh nhiều thì đó là “niềm vui đích thực”. Vì  “Niềm vui đích thực” là niềm vui cho đi, người Kitô hữu không phải là không có hưởng thụ, nhưng sự “hưởng thụ” của người Kitô hữu là sự “cho đi” tất cả , để đổi lại “tình yêu” của Thiên Chúa. Theo đó, động lực tạo nên niềm vui. Nhưng, động lực cho niềm vui của người Kitô hữu là Thiên Chúa.

Như vậy, sự cho đi của người Công giáo có một ý nghĩa xác đáng chính là quy về Thiên Chúa. Không phải mang của cải, tiền bạc cho nghười khác một cách vô lý thì gọi là bác ái. Mà là, cho đi vì Thiên Chúa, chứ không phải cho đi vì “háo danh”. Cho đi một cách kín đáo, để chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn trả công cho.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trong thế gian để ban cho nhân loại một tình yêu “cho đi”, tự hiến, xín cho con người biết nhận ra “ánh sáng” kỳ diệu là Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã cho đi chính mình cách trọn vẹn, cụ thể theo Thánh Ý của Chúa Cha, Đấng Tạo Thành nhân loại, và sự Thánh Hóa của Chúa Thánh Thần, Đấng biến đổi sự “hy sinh” thành niềm vui đích thực cho nhân loại./. Amen.

13/12/2015

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

20-1-2025 10-55-07 AM

Lời Chúa – Thứ Hai Tuần II Thường Niên Năm C | 20/01/2025

Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN