Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH, NĂM B, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II PHỤC SINH, NĂM B, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

 

(Ga 20, 19-31)

NẾU KHÔNG CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT,

THÌ CŨNG KHÔNG CÓ ƠN THỨ THA!

Thưa quý vị, thưa các bạn! Lời Chúa Chúa Nhật II Phục Sinh cho chúng ta nhiều ý nghĩa, phần đầu từ câu 19 – 23, cho chúng ta một bằng chứng phục sinh từ chính Chúa Giêsu. Trong lúc các môn đệ hoang mang, lo lắng, thì Chúa Giêsu ngự giữa các ông, điều đầu tiên  Chúa Giêsu đem đến cho các ông là gì? Thưa , đó là sự “Bình An”. Vâng, đây là “món quà” vô cùng quý giá, mà trước khi Phục Sinh, ngày thứ Năm Tuần Chịu Nạn, Đức Kitô cũng để lại “món quà“ nầy, món quà vô cùng quý giá, chỉ có nơi Thiên Chúa. Có bình an, thì không có sợ hãi, có bình an, thì không có sự dữ. Nói cách khác, có bình an, thì có tất cả. Vâng, lời chúc Bình An của Chúa Giêsu còn mang một giá trị cao siêu hơn, giá trị Thần học hơn, đó là: Ở đâu có bình an của Chúa Giêsu thì ở đó có ân sủng của Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là: Ở đâu có Chúa Giêsu thỉ ở đó có bình an. Điều đó quan trọng và có ý nghĩa đến độ được Giáo Hội Công giáo đón nhận và truyền tụng, gọi là Tông Truyền cho đến muôn đời, là lời chúc Bình An của các Đức Giám mục: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em“, đúng như Lời Chúa Giêsu nói hôm nay:  “Bình an cho anh em” (Ga 20, 19 b).

Lời chúc bình an của Chúa có hai ý nghĩa căn bản nói trên. Một là: Ơn bình an của Chúa Giêsu hiện diện cùng với Người. Nghĩa là Chúa Giêsu ở đâu, thì ơn bình an của Người ở đó. Hai là: Gía trị của ơn bình an qua Lời chúc của Chúa Giêsu mang một  “tâm tình tha thiết”, mà được đổi lấy bởi mầu nhiệm làm Người của Người trước và sau khi Phục Sinh.

Qua ơn Bình An của Người, chúng ta được đón nhận dấu chỉ gì? Thưa, đó là “dấu chỉ” Tha thứ, và ban “Thánh Thần“. Không có Thánh Thần, thì cũng không có ơn “Bình An” đích thực, không có ơn “Bình an“ đích thực thì không có ơn tha thứ. Không có ơn tha thứ, thì cũng không có “Lòng xót thương“ không có “Lòng xót thương“, thì cũng không có Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa thì cũng không có sự sống vĩnh cửu. Khống có sự sống vĩnh cửu, thì cũng không có sự sống hiện hữu. Vì, Thiên Chúa là Chân Lý và Tình Yêu đích thực. Nếu không có chân lý, thì không có tình yêu đích thực. Vì tình yêu đích thực chính là “chân lý” của Thiên Chúa.

Vâng, “Lòng Thương Xót“ của Thiên Chúa không phải là một “miếng bánh“ bố thí, mà là một tình yêu đích thực, vì tình yêu đích thực phát xuất từ chân lý.

Rõ ràng, câu 20, Người lại cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn Người. Các ông vui mừng vì được xem thấy Chúa.

Điều nầy, minh chứng mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô, đồng thời, các môn đệ đã được chứng kiến nhiệm tích của Thầy Chí Thánh, chỉ còn sót một người và người “tự vẫn“ vì “bán Thầy”, còn lại được chứng kiến nhiệm tích Thánh Thể.

Nhận lấy Thánh Thần và Nhiệm Tích tha tội (c 22 -23)

Nhận lấy Thánh Thần là một “ân sủng cao cả”, mà Đấng Phục Sinh đã ban tặng. Chúng ta thấy, Mầu Nhiệm làm Người của Đức Giêsu – Kitô, Tử Nạn và Phục Sinh mới có quyền ban Thánh Thần. Điều nầy, chính Chúa Giêsu đã nói trước khi Người lên đường chịu Tử Nạn, và nay, Người đã thực thi. Như vậy, qua đó chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thiết lập ba Bí Tích: Thánh Thể , Chức linh mục, Hòa giải trong ngày Tiệc Ly. Nay, là Bí Tích Thêm Sức và Tha tội.

Như vậy, ban thánh Thần và ơn tha tội là hai Bí Tích, nhưng là một, bởi vì Thánh Thần là ân ban tẩy rửa, làm cho nên mới, vì vậy, Thánh Thần được ban cho kẻ nhận được ơn “Bình An“ của Đức Giêsu – Kitô.

Người được đón nhận Thánh Thần trước tiên là các môn đệ, tức những người được quyền tha tội. Nhưng, những người được đón nhận Thánh Thần trước tiên là những người được “đón nhận“ ơn bình an của Chúa Giêsu. Theo đó, ơn “Bình An”, hay là Lời Chúc Bình An của Chúa Giêsu có sức tha tội, có hiệu lực tha tội. Từ đó, suy ra lời ”chúc bình an” của Giáo Hội qua vị Giám mục đồng thời cũng là một “sự“ tha tội, và việc ban Bí Tích Thêm Sức, cũng là một sự “thổi hơi” vào những thụ nhân, là những người được nhận lãnh “Thánh Thần“.

Chúa Giêsu ban bình an của Người là do bởi Chúa Cha (c 21).

Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ và cho chúng ta, là sự bình an từ Chúa Cha: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (c 21).

Vâng, Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, Đấng Messia, Đấng đến từ Thiên Chúa là Cha. Đấng từ Thiên Chúa mà đến, Đấng Ngự đến nhân Danh Chúa.

Như vậy, Chúa Nhật thứ II Phục Sinh là Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Xót Thương, một sự Kính Thờ sự thật là Chân Lý, Tình yêu bởi Thiên Chúa. Bác Ái đích thực là thứ tình yêu thuộc chân lý, chứ không thuộc sự cảm tính chóng qua, nhất thời.

Phần thứ II:  Phần tuyên xưng Đức Tin của Tô-ma (c 28)

Thánh Tôma thường được gán cho là kẻ kém tin, hay kẻ cứng lòng. Nhưng, thật ra chính thánh Tôma là người làm chứng về đức tin cách xác thực, nghĩa là “Tin có cơ sở”. Đức Tin của Tôma là Đức Tin không thể hồ nghi, một đức tin xác đáng, một đức tin bền vững và cứng cõi, mạnh mẽ, không thể bị lay chuyển, hay được truyền đạt, mà là một đức tin trực tiếp. Nhưng, thánh Tô-ma đã đạt được một đức tin đòi hỏi sự tường tận, sự đụng chạm trực tiếp vào Chúa. Nhưng, Chúa Giêsu chỉ đáp ứng cho một mình Tô-ma, bởi vì chính ông đã “làm chứng” cho kẻ cứng tin.

Ở câu 25, ông là người đòi chứng cứ, nhưng ở câu 28, ông là người tuyên xưng mạnh mẽ. Một đức tin mà chỉ có nơi Tô-ma.

Dù vậy, Chúa Giêsu vẫn không khen Tô-ma, bởi vì, nguyên tắc của ông không phù hợp với  “nguyên tắc“ của Đức Tin. Vì, Chúa Giêsu nói: “Phúc cho kẻ không thấy mà tin“ (c 29). Vì đức tin của Tô-ma là đức tin nhìn thấy. Còn đức tin của kẻ không thấy, mới là Đức Tin của kẻ “Tin“.

Thiên Chúa yêu thương nhân loại, nhưng Thiên Chúa không “xu” theo nhân loại. Vì Thiên Chúa xót thương nhân loại, chứ Thiên Chúa không “mắc nợ” nhân loại.

Đức Tin là quà tặng nhưng không bởi thiên Chúa, chứ đức tin, không phải là  “điều kiện“ để Thiên Chúa làm theo phàm nhân.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xót thương nhân loại từ tình yêu chân thật, vì Chúa là chân lý cho chúng con noi theo. Vì vậy, bác ái Kitô giáo là bác ái đích thực từ chân lý là tình yêu. Một chân lý vĩnh cửu mà Chúa đã đổ Máu Châu Báu để cứu chuộc kẻ tội lỗi. Xin thương ban cho con người mọi thời biết đón nhận và “TIN“ vào tình Chúa yêu thương họ, hầu đáng được hưởng nhờ ơn cứu độ của Người ./. Amen.

12/04/2015

P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …