Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, NĂM A, CỦA P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

                 

BIỂU LỘ VINH QUANG TRƯỚC KHI BƯỚC VÀO CUỘC TỬ NẠN

h3_resizeVâng, kính thưa quý vị, hôm nay chúng ta bước vào tuần II Mùa Chay, chúng ta thấy gì? Thưa, trình thuật Lời Chúa cho chúng ta thấy “vinh quang của Đức Kitô”. Điều gì làm cho chúng ta nhận ra vinh quang của Người? Thưa, đó là sự ”Biến Hình“ trên núi Tabore.

Vâng, để tỏ lộ uy quyền của một Ngôi Vị Thiên Chúa và Sứ Vụ Kitô của Người, sau khi Người đã chiến thắng cám dỗ. Việc chiến thắng cám dỗ của Chúa Giêsu minh chứng Người sẽ đánh bại thần chết, bởi vì, dù là Thiên Chúa Ngôi Hai, nhưng, Người đã chấp nhận, tự nguyện mang bản tính phàm nhân, là chấp nhận mang thân phận hữu hình của nhân thế để đi vào nhân thế. Vì vậy, dù là mang nhân tính, nhưng, Người vẫn kết hiệp Thần Tính của Người là Thiên Chúa, nên chi, dù satan cám dỗ ba lần, Người vẫn dùng Lời “quyền năng” để đáp trả.

Nếu, khi chúng ta bị cám dỗ, chúng ta noi gương Chúa Giêsu, kết hiệp chặt chẽ vào Người, có nghĩa là biết tháp nhập nhân tính của chúng ta vào Thiên Tính của Chúa Giêsu, thì chúng ta sẽ chiến thắng satan. Satan là hình vi gian dối, sự lừa bịp, xảo trá, bất chính, đen tối. Tất cả những thứ đó không thể chiến thắng chân lý, tình yêu, công chính và ánh sáng được, vì Chúa Giêsu là chân lý, tình yêu, công chính và ánh sáng.

Hôm nay, Tin Mừng thuật lại sự kiện “Biến Hình” của Chúa Giêsu là để củng cố “niềm tin” cho các môn đệ của Người và cho chúng ta. Khi bước vào hoang địa chịu satan cám dỗ, Chúa Giêsu không đem theo môn đệ, nhưng, sau khi chiến thắng cám dỗ bởi satan, thì Người đem theo môn đệ và “Biểu lộ” Thần tính của Người trước mặt các ông.

Như vậy, chúng ta thấy điểm nổi bật ở đây là:

  • Sự lướt thắng cám dỗ trong hoang địa và Biểu lộ Thần tính trên núi Tabore.

Trùng khớp với:

  • Cuộc Tử nạn trên Thập giá và vinh quang Phục Sinh.

Chúng ta thấy hai điểm “trùng khớp” huyền diệu đến ngỡ ngàng , vì “lướt thắng cám dỗ” của Chúa Giêsu đống nghĩa với “Tử nạn trên Thánh giá”, chúng ta thấy, về (câu chữ và ý nghĩa thế gian) có vẻ như trái nghịch. Bởi vì, chiến thắng phải dẫn đến sự sống, tại sao ở đây ”chiến thắng cám dỗ” lại được so sánh với cuộc tử nạn. Thưa, cuộc Tử nạn trên Thập giá của Chúa Giêsu chính là một sự “chiến thắng”, bởi vì, “Qua Thập Gía đến Vinh Quang”. Nếu như, không có cuộc Tử Nạn trên Thập giá, thì chắc chắn không có Phục Sinh. Vì, Phục Sinh là “hệ quả” của “cái chết”. Không ai có thể “không chết” mà “phục sinh”. Như vậy, muốn được phục sinh, thì phải “bị chết”, vâng, đó là hợp lý.

Từ đó suy ra, “Cuộc Tử Nạn  trên Thập giá” của Chúa Giêsu, đồng nghĩa với “sự chiến thắng cám dỗ” của Người” trong hoang địa. Vì “chiến thắng cám dỗ“ là “chết“ đi cho tham vọng, dục vọng, ham muốn trần thế vinh hoa, chỉ sống cho Thiên Chúa và Lời Chúa. Vì, nhịn chay bốn mươi đêm ngày, là “chết“ đi theo nghĩa “thân xác”, nhịn ăn cơm bánh, là nhịn sự sống thân xác, để sống cho Thần Khí là Lời Hằng Sống. Nhịn ăn trong thời gian nhất định, là chấp nhận “chết“ đi cho thân xác, có nghĩa là hy sinh, dẫn đến Hy Tế Thập Gía muôn đời. Như vậy, việc chay tịnh (trai tịnh) mới có giá trị của nó. Vì vậy, được gọi là hãm mình.

Từ đó dẫn đến,  Mầu Nhiệm “Biểu lộ Thần Tính“ trên núi Tabor và Vinh Quang  “Phục Sinh”

Như vậy, “chiến thắng cám dỗ” đồng nghĩa với “Tử Nạn trên thập Gía”, vì “Chiến thắng cám dỗ” là chết cho thân xác. Như “cái chết“ cho thân xác là khi “lướt thắng cám dỗ”, đó là  một “cuộc Tử Nạn trên Thập giá“. Như vậy, hai “mầu nhiệm“ bổ túc cho nhau sự  “lướt thắng cám dỗ” của Chúa Giêsu trong hoang địa là một  cuộc “Tử nạn“ trên Thập giá.

Chúng ta thấy, ý nghĩa giữa “lướt thắng cám dỗ” dẫn đến mầu nhiệm Biến Hình trên núi Tabore, ở mức độ nhẹ hơn, cấp thấp hơn, còn, mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh ở cấp cao hơn.

Theo đó, mầu nhiệm Biến Hình trên núi Tabore của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy người là Thiên Thúa và là Người thật, Người thật là ”Con Đức Chúa Trời”, vì Lời Chúa Cha phán trong đám mây rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy nghe Lời Người“ (c 5).

Vâng, từ sáng thế đến lúc ấy, chưa có nhân vật nào được Thiên Chúa tuyên phán như vậy. Một Lời tuyên phán rõ ràng từ Thiên Chúa đối với Chúa Giêsu, hơn muôn vạn lời giới thiệu của Gioan Tẩy giả: “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh để xóa tội trần gian…”.

Vâng, từ đó “Con đường Thập giá“ là “Con đường chay tịnh”, vì vậy, Mùa Chay là Mùa “tử nạn“ trên thập giá, từ ngày Chúa Giêsu “chịu cám dỗ” và  ”chiến thắng cám dỗ”. Như vậy, việc bị cám dỗ không đáng sợ, mà là đáng sợ là ”sa chước cám dỗ”.

Như vậy, khởi đi từ Bài đọc I hôm nay (St 12, 1-4a), Thiên Chúa gọi và tuyển chọn Ápraham, một con người ”có đức tin”. Đức Kitô là hình bóng củaTổ Phụ Ápraham, tổ phụ của  “lòng tin“. Thiên Chúa kêu gọi gìn giữ, và chúc phúc cho ông. Nhưng, Đức Kitô thì phải hơn hẳn, bởi Người là ”Con Thiên Chúa”. Người không thể chết như phàm nhân, bởi Người đã “sống“ bằng LỜI của Thiên Chúa.

Theo đó, việc Biểu lộ Thần Tính hôm nay trên núi Tabore của Chúa Giêsu, là biểu lộ sự chiến thắng tử thần của Đức Kitô, mà theo Bài đọc II, thánh Phaolo cho chúng ta biết trong thư (2Tm 1, 8b – 10). Một dấu chỉ “tiên trưng” của sự Phục Sinh.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biểu lộ uy quyền Thiên Tính, hầu củng cố niềm tin cho chúng con, xin thương ban ơn giúp sức cho những ai khao khát kiếm tim Chúa được no thỏa vì ánh sáng đức tin, và những ai còn ngồi trong bóng tối sự chết, xin cho họ được ánh sáng vinh quang của Người chiếu soi, hầu trở nên con cái sự sáng, thoát khỏi tối tăm của satan. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./ Amen.

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

Lc 1,39-45

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG, NĂM C, CỦA LM GIUSE ĐỖ VĂN THUỴ

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG NĂM C Cuộc Thăm Viếng của Đức Maria (Lc 1,39-45) …