Home / Suy Niệm Lời Chúa / SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT I TN – LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA,NĂM C, CỦA TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT I TN – LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA,NĂM C, CỦA TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

  ĐỨC GIÊSU CŨNG CHỊU PHÉP RỬA

(Lc 3, 15- 16 ;21 -22)

chuagiesuchiupheprua

Vâng , Tin Mừng thật ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa “ chuyển tiếp” từ sứ vụ của Gioan Tẩy Gỉa đến sứ vụ của Đấng Cứu Thế. Điều nầy được khởi đi từ Bài đọc I hôm nay (Is 40, 1-5 ; 9 -11), cho chúng ta hiểu rõ hơn về “ Sự kiện Chúa Giêsu chịu phép rửa”.

Như vậy, thánh Gioan Tẩy Gỉa cũng như Đấng Cứu Thế được Isaia loan báo từ ngàn xưa để mở đường cho “Chương Trình Cứu Độ” cúa Thiên Chúa. Chúa Giêsu chịu phép rửa không phải như “ tội nhân” mà là để được mặc nhiên “sai đi”, phép rửa mà Chúa Giêsu chịu là “ dấu ấn” cho sự vậng phục Thiên Chúa, để được nhận lãnh Thần Khí, tức Chúa Thánh Thần là “ nguồn Thánh Hóa” và ban bình an cho thụ nhân. Nói cách khác , phép rửa mà Chúa Giêsu chịu là sự “ tấn phong” sứ vụ Thiên Sai cách hữu hình.

Vâng, phần III của Tin Mừng Luca từ câu (14 – 19) sẽ minh chứng và nói rõ về “Sứ vụ” Cứu Thế của Người. Đặc biệt ở câu (18-19) “ Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi…”

Rõ ràng, hình ảnh Isaia là hình bóng Đấng Cứu Thế, ngôn sứ Isaia là vị ngôn sứ có trước Đấng Cứu Thế gần bốn ngàn năm, nhưng là vị ngôn sứ nói về Đấng Cứu Thế nhiều nhất và rõ nhất.

Như vậy, chúng ta thấy “ sứ vụ Cứu Thế” của Chúa Giêsu được chuẩn nhận cụ thể từ Ba Ngôi Thiên Chúa. Dù khi xuống thế làm Người, Chúa Giêsu đã mặc phần “ Nhân Tính”, nghĩa là Người vâng phục hoàn toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong mầu nhiệm Cứu Chuộc, nhưng khi xảy ra những sự kiện quan trọng, thì chính Ba Ngôi cùng hiện diện.

Vì thế, phép rửa mà Chúa Giêsu chịu không phải là “phép rửa” để tha tội tổ tông, mà là “sự tấn phong”, hay là nói lên phần Nhân Tính của Người qua sứ vụ “ vâng phục” Thiên Chúa, một sự vâng phục tuyệt đối cho đến chết và chết trên Thập Gía. Nói lên nghĩa cử yêu thương chân thành và trung tín,của Đấng làm Người mang ơn Cứu Độ đến với nhân loại.

Sự hạ mình vâng phục của một sứ mạng Thiên Sai, chứ không phải để được tha tội. Vì nguyên lý Đấng Cứu Thế là một Ngôi Vị Thiên Chúa hằng hữu.

Theo đó, Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, nhưng là :” Thần Khí Chúa ngự trên Người”, và có Tiếng Chuẩn nhận từ Chúa Cha. Từ đó, tạo nên một Bí Tích cho ơn Cứu Độ của người tín hữu được lãnh nhận.

Như vậy, Bí Tích Rửa Tội chính là sự tái sinh cách huyền nhiệm nhờ Đấng Phục Sinh, người đã thiết lập, hầu tái tạo sự sống nguyên tuyền cho nhân loại. vì thế, Chúa Giêsu chịu phép rửa là cho chúng ta, vì chúng ta, để mở đầu một cuộc sống mới, cuộc sống đích thực là được làm “con Thiên Chúa”, cũng chính vì điều nầy, mà Chúa Giêsu phải chịu treo lên , vì Người xưng mình là : “ Con Thiên Chúa”, và quả thật, Người là Con Thiên Chúa.

Vì thế, Chúa Giêsu thiết lập “Phép Rửa” qua chính sự vâng phục của người, đồng thời Thánh Hóa phép rửa cho chúng ta, vì “ Ai không tái sinh bởi Nước và Thánh Thần thì không có sự sống đời đời”.

Đó là “ chìa khóa” đầu tiên cho ơn Cứu Độ, dấu chỉ niềm tin vào Đấng Cứu Độ Giêsu- Kitô chính là “ phép rửa” của người tín hữu. Vì, muốn có sự sống, mặc nhiên phải “ tin “ vào Đấng ban sự sống, là Đức Giêsu – Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

Chúng ta thấy Lời nguyện lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa như sau :

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, khi Đức Ki-tô chịu phép rửa tại sông Gio-đan, và Thánh Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Người là Con chí ái, xin cho chúng con là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần, hằng bền vững thi hành ý Chúa. Chúng con cầu xin , nhờ Đức Giêsu Ki-tô, Chúa chúng con . Amen

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa bởi tay Gio-an tại sông Gio-đan, có thánh Thần ngự xuống và tiếng phán bởi Chúa Cha, là bằng chứng xác thực về sự vâng phục Thiên Chúa, hầu treo gương cho chúng con biết sống khiêm hạ. Xin cho chúng con trung tín bước theo, hầu xứng đáng trở nên đoàn nghĩa tử của Người. Amen

( Lễ Chúa Giêsu 06/01, nhưng năm nay là 13/01)

11/01/2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Xem thêm

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

PHÂN ĐỊNH TRONG ĐỜI THƯỜNG – PHẦN 1

  Làm sao biết được ý Chúa?  Đó là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ …